Biểu đồ 2 : Tỷ lệ các thể loại báo chí chuyển tải thông tin BHYT tự nguyện
2.4. Hình thức chuyển tải thông tin về BHYT tự nguyện trên báo in
Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội, nhà báo là những chiến sỹ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng đó, đối tượng mà báo chí hướng tới đó là quảng đại quần chúng nhân dân đông đảo. Do vậy, để quá trình truyền thông này đạt hiệu quả như mong muốn thì nhà báo không thể chỉ cứ cung cấp thông tin mà mình có với thể loại mình hay viết mà không để ý đến liệu bài viết của mình có thu hút được công chúng hay không. Một tác phẩm báo chí hấp dẫn bạn đọc không chỉ bởi những thông tin, sự kiện được phản ánh trong nội dung mà còn bằng hình thức thể hiện, phương thức chuyển tải thông tin. Có thể thông tin hay nhưng được truyền tải dưới hình thức không phù hợp với tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng thì hiệu quả thông tin cũng đạt được rất thấp. Truyền thông là quá trình hai chiều, công chúng và nhà báo phải có sự hiểu biết, quan tâm đến nhau. Nhà báo cung cấp tác phẩm đến người đọc mong muốn họ tiếp nhận thông tin hữu ích với sự hứng thú nhiệt tình và công chúng cũng có những phản hồi lại để nhà báo ngày càng nâng cao chất lượng bài báo cả về hình thức và nội dung.
2.4.1 Cách thức tổ chức bài viết qua các chuyên mục
Đối với báo chí để thu hút, tăng hiệu quả truyền thông với công chúng ngoài việc đi sâu vào những vấn đề công chúng quan tâm thì hình thức thể hiện trong những chuyên trang, chuyên mục mang tính thường xuyên, liên tục cũng rất quan trọng. Khi người đọc tìm thấy nội dung hay trong chuyên trang chuyên mục thì những số báo sau nhất định họ sẽ tìm mua và đọc những nội dung trong trang mình quan tâm, yêu thích đầu tiên.
Qua khảo sát cả 3 tờ báo cho thấy các báo không mở chuyên mục dành riêng cho vấn đề BHYT, Báo Nhân Dân vấn đề BHYT tự nguyện thường
xuyên xuất hiện trong chuyên mục "Khoa học và đời sống". Cụ thể có các bài như: Tiến hành khởi kiện 345 đơn vị nợ BHXH, BHYT; Kiến nghị sửa đổi bổ sung một số nội dung của Luật BHYT; vì sao tỷ lệ người dân Kiên Giang mua BHYT thấp. Báo Tuổi trẻ các bài viết về vấn đề BHYT tự nguyện thường xuất hiện trong chuyên mục "Câu hỏi hôm nay" thường đăng tải các bài phỏng vấn như: "Từ 1/10, quẹt thẻ BHYT"; "Mở rộng đối tượng đăng ký khám bệnh ở tuyến trên".
2.4.2. Các thể loại báo chí được sử dụng chủ yếu để thông tin về vấn đề BHYT tự nguyện
Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và ổn định của các bài báo, là cách lựa chọn công cụ, phương tiện và hình thức trình bày tác phẩm báo chí để phù hợp với nội dung, thích ứng với từng tình huống sự kiện, và có thể chứa đựng nội dung hình thức bài báo cần trình bày. Trên thực tế, việc phân chia thể loại rất khó rạch ròi do tình trạng giao thoa, xu thế mờ ranh giới thể loại của báo chí hiện đại.
Qua khảo sát báo Nhân dân, Tuổi trẻ, Lao động cho thấy trong thời gian khảo sát năm 2013, thể loại tần suất cao nhất trong việc thông tin các vấn đề BHYT tự nguyện là bài phản ánh, tin, và phỏng vấn, dạng bài bình luận, xã luận được sử dụng không nhiều.
Bảng 2: Thống kê số lƣợng và tỷ lệ đƣợc 3 báo sử dụng Stt Thể loại Số lƣợng Tỷ lệ(%) 1 Phản ánh 36 53,7 2 Tin 20 29,8 3 Phỏng vấn 5 7,4 4 Bình luận 4 5,9 5 Xã luận 2 2,9 6 Tổng số 67 100%
Biểu đồ 2: Tỷ lệ các thể loại báo chí chuyển tải thông tin BHYT tự nguyện 0 0 10 20 30 40 50 60 Thể loại Tỷ lệ % Phản ánh Tin Phỏng vấn Bình luận Xã luận
Từ số liệu trên bảng thống kê cho thấy, các thể loại được các nhà báo lựa chọn nhiều nhất là thể loại bài phản ánh (36 bài), sau đó đến thể loại tin (20 tin), phỏng vấn, bình luận. Việc sử dụng các thể loại trên giữa các báo cũng có sự khác biệt rõ rệt.
* Thể loại tin: Kết quả khảo sát ở 3 báo đều cho thấy thể loại tin chiếm 29,8%, trong đó báo Nhân dân chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là báo Tuổi trẻ và cuối cùng là báo Lao động. Thể loại tin giúp việc phản ánh nhanh những sự kiện thời sự nóng hổi, có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu đối với công chúng.
Có nhiều dạng tin được sử dụng phổ biến như cấu trúc hình tam giác, hình tam giác ngược, hình chữ nhật, hình viên kim cương, đồng hồ cát… Trong số đó, ba báo có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều kiểu cấu trúc hình tam giác ngược, đặc biệt là báo Nhân dân. Kết cấu tin kiểu tam giác ngược giúp công chúng nhanh chóng nắm bắt được tin và có thể chuyển sang tin khác bất cứ khi nào họ muốn. Đối với người biên tập thì cấu trúc này giúp họ có thể cắt các đoạn tin trong trường hợp dung lượng của báo có hạn. Trong cấu trúc tin hình tam giác ngược, ý đầu tiên bao giờ cũng quan trọng nhất và tầm quan trọng của thông tin giảm dần.
Tin trên 3 báo đều chú trọng phần mở đầu của tin, nêu một cách cụ thể, ngắn gọn, súc tích nhất thông tin chính, thông tin cốt lõi. Hầu hết các tin đều thể hiện được 5 chữ W và 1H (Ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao và như thế nào).
Cách viết tin của 3 báo theo hướng thông tin chỉ dẫn, kịp thời, chính xác, đơn giản, dễ hiểu. Về nội dung, ưu thế nhanh, cô đọng, ngắn gọn, dễ tiếp nhận, tin cung cấp cho bạn đọc lượng thông tin mang tính bề nổi, chiều rộng về mọi mặt của đời sống nói chung và những vấn đề liên quan đến vấn đề BHYT tự nguyện. Ví dụ các tin về vấn đề BHYT tự nguyện thường xuất hiện như: Phối hợp tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT; Đề xuất giảm mức thanh toán BHYT khám chữa bệnh trái tuyến; Kiến nghị sửa đổi bổ sung một số nội dung của Luật BHYT; Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về BHYT, BHXH; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT; Phấn đấu thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân.
* Thể loại bài phản ánh
Thể loại bài phản ánh được sử dụng khá phổ biến và chiếm diện tích tương đối lớn trên các trang báo. Có thể nói rằng, không một tờ báo nào thiếu vắng thể loại này. Khi công chúng không còn thỏa mãn với những thông tin ngắn gọn của tin ngắn, các phóng viên đã viết tỉ mỉ hơn về một sự kiện hoặc cùng một tác phẩm những viết về nhiều sự kiện cùng dạng, phục vụ cho một chủ đề. Xét về ý nghĩa chính trị và vị trí của nó trên trang báo thì bài phản ánh là một trong những thể loại được sử dụng nhiều và giữ vị trí quan trọng trong công tác thông tin của các cơ quan báo chí. Xét về hình thức bài phản ánh có những nét giống với thể loại tường thuật, trong trường hợp khác lại có những yếu tố của ký sự, tiểu luận, tiểu phẩm. Nếu như tin ngắn chỉ thông báo về một sự kiện, hiện tượng thì bài phản ánh không chỉ thông báo mà còn phân tích và khái quát chúng. Trong tin ngắn thường nêu lên một sự kiện được phản ánh cô đọng hoặc chi tiết. Bài phản ánh lại được xây dựng trên một loạt sự kiện cùng dạng, trên tổng thể các dữ liệu được liên kết bởi một đề tài nhất định.
Tóm lại bài phản ánh là thể loại trong đó chủ đề thời sự được nghiên cứu, phân tích trên những tư liệu cụ thể lấy trong phạm vi hẹp. Về khối lượng bài phản ánh có thể từ 500 trăm đến vài ngàn từ, cũng có thể lớn hơn, điều này tùy thuộc vào số tư liệu cần sử dụng.
Qua khảo sát cho thấy, thể loại bài phản ánh được cả ba báo sử dụng nhiều nhất với (36 bài) chiếm 53,7%. Là một trong những thể loại được sử dụng nhiều và giữ vị trí quan trọng trong công tác thông tin của cơ quan báo chí. Nếu tin ngắn chỉ thông báo về sự kiện, hiện tượng một cách cô đọng, súc tích, ngắn gọn nhất thì bài phản ánh lại có ưu thế riêng không chỉ thông báo mà còn phân tích và khái quát. Bài phản ánh thường được xây dựng trên một loạt các sự kiện đồng nhất, trên tổng thể các dữ liệu được liên kết bởi một đề tài nhất định. Bài phản ánh cho phép người viết có thể dùng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các sự kiện, hiện tượng, vấn đề để có điều kiện làm sáng tỏ nội dung tác phẩm thông qua đó người đọc có thể nắm bắt được thông tin về cơ chế chính sách điều hành của Nhà nước về vấn đề BHYT tự nguyện, phản ánh về những kỳ họp bàn thảo và quyết định nhiều chính sách quan trọng liên quan đến vấn đề BHYT. Với các bài: Luật hóa việc tham gia BHYT; Chiếm đoạt tiền BHYT tự nguyện; Vì sao người dân chưa muốn tham gia BHYT tự nguyện; Vì sao tỷ lệ người dân Kiên Giang mua BHYT thấp; Khám chữa bệnh BHYT còn nhiều bất cập; Người nghèo bù đắp khám, chữa bệnh cho người giàu; Chi 180 tỷ đồng mua BHYT cho trẻ em và người nghèo; Khó kiểm soát lạm dụng Quỹ BHYT…
2.4.3. Ngôn ngữ thể hiện
Có thể khẳng định rằng báo Nhân dân, Tuổi trẻ, Lao động đã có những đóng góp rất lớn trong việc tham gia vào công tác thông tin về vấn đề BHYT tự nguyện. Những thông tin hữu ích đó đã giúp các độc giả có được nhiều tri thức về vấn đề BHYT tự nguyện, từ đó định hướng được đông đảo nhân dân hiểu và nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc tham gia BHYT tự
nguyện. Trong năm 2013, khi vấn đề BHYT tự nguyện trở nên ngày càng quan trọng đối với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân khi Quốc hội đang bàn và thảo luận thông qua Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật BHYT thì vấn đề BHYT tự nguyện trở nên bức thiết hơn lúc nào hết, có nhiều tin bài của 3 báo in khảo sát cùng tham gia đăng tải nhiều thông tin phản ánh, phân tích, giải thích, định hướng cho dư luận. Mỗi báo đều chọn cho riêng mình cách khai thác, phản ánh thông tin hiệu quả nhất. Để đạt được hiệu quả như vậy, ngoài việc bám sát nội dung của vấn đề, lựa chọn thể loại chuyển tải thích hợp thì vấn đề ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng.
Để đạt được tính hấp dẫn trong hoạt động báo chí, ngoài nội dung thông tin, báo chí cũng cần phải chú ý đến cách đặt tít sao cho có hiệu quả. Các thông tin mà độc giả đón nhận đầu tiên cũng là các tít báo. Nếu tít lôi cuốn thì độc giả sẽ tiếp tục đọc bài báo, nếu tít mất hấp dẫn, không chứa đựng thông tin thì họ sẽ sẵn sàng bỏ qua tờ báo mà không hề nuối tiếc. Vì vậy, tít báo phải luôn là yếu tố được chú trọng và quan tâm. Mỗi bài báo thường có tít chính, tít phụ. Mặc dù chúng có độ ưu tiên khác nhau nhưng tất cả đều đảm bảo các yếu tố: ngắn gọn, hay và ý nghĩa.
Lựa chọn từ ngữ cho tít là yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc thu hút độc giả. Vì số lượng đất trên trang báo không nhiều nên phải hạn chế số lượng từ. Dù chưa có quy định cụ thể nào về số lượng từ của tít báo nhưng báo chí hiện đại ngày nay thường không quá 10 từ, tít ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, phù hợp với nội dung bài viết. Điều quan trọng là tít phải có thông tin và hấp dẫn, tránh kiểu đặt tít rồi đặt vào bài nào cũng được. Theo kết quả khảo sát trên 3 báo in cho thấy, hầu hết các tít đều ít nhiều thể hiện được nội dung chính được đề cập của tin bài. Ví dụ: "Người dân chưa muốn tham gia BHYT tự nguyện"; "Vì sao người dân Kiên Giang mua BHYT tự nguyện thấp"; "Chiếm đoạt tiền BHYT tự nguyện"; “1 trẻ có 6 thẻ bảo hiểm”; BHYT đang lệch với chia sẻ từ “Nghèo cho giàu”...
Có thể nói rằng, trong công cuộc cạnh tranh trên thương trường báo chí ngày nay, đễ giữ vững thương hiệu, uy tín của tờ báo, để không bị giảm bớt số lượng độc giả thì các tờ báo phải luôn quan tâm đến việc đổi mới nội dung và hình thức để thu hút độc giả đến với tờ báo của mình nhiều nhất. Tít báo hấp dẫn hứa hẹn sẽ có một bài viết nhiều thông tin và sẽ là cơ sở để hút độc giả. Qua khảo sát 3 tờ báo, có thể thấy, các tít tin, bài phần lớn đều thể hiện rõ được nội dung của bài viết, không mang tính giật gân, câu khách rẻ tiền, song vẫn đáp ứng được yêu cầu về tính hấp dẫn của ngôn ngữ tít.
Về tin ngắn, tít tin thường là nội dung chủ chốt của thông tin. Ví dụ khi nói về việc dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT do Bộ Y tế đề xuất, mức thanh toán người bệnh tham gia BHYT khám, chữa bệnh trái tuyến sẽ giảm khoảng 10% so với hiện nay, tác giả lấy ngay nội dung chính đặt tít là “Đề xuất giảm mức thanh toán BHYT khám chữa bệnh trái tuyến”
hay khi nói về Bộ y tế và BHXH Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị xin ý kiến đối với dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT tác giả bài viết cũng lấy ngay nội dung chính để rút tít “Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật BHYT”. Khi thông tin về các hội nghị, hội thảo các báo cũng lấy ngay tên của Hội thảo để đặt tít như: “Phối hợp tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT”; “Tăng cường công tác tuyên truyền BHXH, BHYT”; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT”; Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về BHXH, BHYT”….
Các bài dài hơn các báo cũng lựa chọn cách đặt tít vừa phản ánh được nội dung chính đề cập trong bài vừa đảm bảo được sự hấp dẫn của thông tin từ tít. Ví dụ khi nói về việc tham gia BHYT của người dân hiện nay báo Nhân dân có bài “Phấn đấu thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân”, tác giả bài báo đã nêu lên được 2 vấn đề chính đó là việc tham gia BHYT của người dân hiện nay và nêu ra sự cần thiết phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chính sách, chế độ BHYT nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ,
đảng viên và người dân về vai trò, ý nghĩa và tính nhân văn của chính sách BHYT phấn đấu thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân.
Bên cạnh đặt tít vào thẳng vấn đề các báo cũng có nhiều tít đảm bảo thông tin và có tính hấp dẫn cao đối với người đọc như “Luật hóa việc tham gia BHYT”; “Quốc hội than trời về BHYT”; BHYT đang lệch với chia sẻ từ “nghèo cho giàu”…. Ngoài các tít chính, các phóng viên còn sử dụng tít phụ để thể hiện thông tin. Yếu tố mà tác giả để ý đến khi tiếp cận là tít phụ, nó chính là ý tóm gọn của nội dung từng phần trong bài viết.
Nói tóm lại, đặt đầu đề cho bài báo (tít báo) là việc làm có tính chất quyết định số phận của bài báo “Tít hấp dẫn làm cho ngay cả độc giả lười nhất cũng cảm thấy không cưỡng lại nổi…Số phận bài báo tùy thuộc rất nhiều vào tít” (Nhà báo Lô ích Éc –vu –ê/Loic Hervouet).
2.5. Đánh giá bƣớc đầu về hiệu quả thông tin BHYT tự nguyện
2.5.1. Những thành công và hạn chế trong việc thông tin về vấn đề BHYT tự nguyện
*Thành công của ba tờ báo trong việc thông tin về vấn đề BHYT tự nguyện
Trong những năm qua, các cơ quan báo chí đã có sự quan tâm tuyên truyền các vấn đề BHYT nói chung và luôn phát huy truyền thống giữ được