Những vấn đề đặt ra trong công tác thông tin tuyên truyền về BHYT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề bảo hiểm y tế tự nguyện trên báo in hiện nay (Trang 72)

Biểu đồ 2 : Tỷ lệ các thể loại báo chí chuyển tải thông tin BHYT tự nguyện

3.1. Những vấn đề đặt ra trong công tác thông tin tuyên truyền về BHYT

3.1. Những vấn đề đặt ra trong công tác thông tin tuyên truyền về BHYT tự nguyện tự nguyện

3.1.1 Thuận lợi

Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách quan trọng được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Trong vòng chưa đầy 15 năm, kể từ năm 1997 đến cuối năm 2012, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành nhiều văn kiện quan trọng như Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26/05/1997 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện chính sách BHXH; Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/09/2009 về Tăng cường sự lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH... và đặc biệt là Nghị quyết Nghị quyết 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật BHXH, Luật BHYT và gần đây, tiếp tục ban hành Luật BHXH sửa đổi, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Có thể nói, đến thời điểm này, mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về BHXH, BHYT và các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện các Luật đã tương đối đầy đủ, đồng bộ. Trên cơ sở đó, công tác tổ chức thực hiện các chính sách BHXH, BHYT có nhiều chuyển biến, số đối tượng tham gia BHXH, BHYT ngày càng tăng, trong đó, tỷ lệ người tham gia BHYT hiện đạt khoảng hơn 70% tổng dân số cả nước; số lao động tham gia BHXH là gần 11 triệu người, đạt 68,8% số lao động thuộc diện bắt buộc tham gia.

Có thể khẳng định tầm quan trọng của chính sách BHYT tự nguyện với người dân hiện nay; lợi ích thiết thực của chính sách này được thừa nhận trên

cả phương diện lý luận khoa học cũng như thực tiễn; nguồn lực phát triển cho y tế được đảm bảo ổn định bền vững; người dân được chia sẻ gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh, tránh nguy cơ nghèo hóa vì chi phí y tế... Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt gần 70% dân số là một con số rất đáng mừng, song cũng là một thách thức rất lớn. Trong bối cảnh kinh tế phát triển, dân số tăng lên, môi trường sống ngày càng bị đe dọa bởi ô nhiễm, biến đổi khí hậu… nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân cũng vì thế ngày càng lớn hơn. Trong khi đó, hạ tầng và nhân lực ngành y tế chưa theo kịp nhu cầu xã hội dẫn đến tình trạng quá tải, nảy sinh các vụ việc tiêu cực tại một số cơ sở khám, chữa bệnh. Khám, chữa bệnh BHYT cũng ngày càng tăng, chi trả BHYT ngày càng lớn, đi cùng với đó là áp lực cho công tác tổ chức quản lý, thực hiện, công tác thanh kiểm tra. Trong xu thế vận động đi lên của đất nước, quá trình xây dựng phát triển chính sách BHYT phải vượt qua những thách thức đó, hướng đến những dấu mốc phát triển mới. Bên cạnh đó, sự quan tâm của người dân về BHYT tự nguyện cũng là yếu tố là động lực thúc đẩy báo chí phát huy vai trò thông tin của mình đến người dân. Tất nhiên, đây cũng sẽ là áp lực không nhỏ với phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí.

3.2.2 Khó khăn, hạn chế

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đưa ra nhiều thay đổi, nhiều nội dung mới. Điển hình như quy định BHYT bắt buộc, tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình... đều là vấn đề tương đối khó, quá trình áp dụng thực tiễn chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề liên quan và sẽ không dễ để các phóng viên, biên tập tiếp cận và phản ánh, viết bài. Hầu hết các cơ quan báo chí hiện nay chỉ có số ít phóng viên, biên tập viên thực sự am hiểu về chính sách BHYT. Chính vì thế, để có thể tổ chức được tin, bài về BHYT một cách hiệu quả thực sự rất khó khăn. Điều kiện phát hành báo chí nhanh, cập nhật cũng là yếu tố khiến người làm báo ít có điều kiện học hỏi, đào sâu nghiên

cứu vấn đề. Bên cạnh đó, sự chú trọng của các cơ quan báo chí về BHYT chưa thực sự tích cực. Đây là chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi khám, chữa bệnh của người dân, tuy nhiên rất ít cơ quan báo chí thấy được vai trò quan trọng này. Sự đầu tư nguồn lực, nhân lực, chất lượng, số lượng tin bài về BHYT của các cơ quan báo chí rõ ràng còn nhiều hạn chế.

- Khó khăn khách quan

BHYT tự nguyện là một lĩnh vực tương đối đặc thù, liên quan đến ít nhiều đến chuyên môn ngành y, tài chính y tế cũng rất khó để các phóng viên, biên tập viên có thể tự học hỏi, nghiên cứu. Từ những khó khăn đó, rõ ràng khó có thể đòi hỏi có nhiều tin, bài có chất lượng thông tin cao về BHYT. Bên cạnh đó cũng phải nói đến quá trình đào tạo báo chí ở nước ta. Hiện nay, các chương trình đào tạo báo chí chưa chú trọng đào tạo nhiều về các kiến thức cơ bản về y tế, về an sinh xã hội. Về văn hóa, kinh tế, chính trị... sinh viên được đào tạo các môn học cung cấp kiến thức cơ bản. Tuy nhiên về y tế, An sinh xã hội thực sự chưa nhiều. Đây là yếu tố khiến khả năng đào sâu suy nghĩ, tìm hiểu, nhận thức chính sách của người làm báo hạn chế.

Cũng cần phải bàn đến vai trò của cơ quan tổ chức thực hiện BHYT. So với các bộ, ngành khác, hoạt động truyền thông của cơ quan tổ chức thực hiện BHYT là khá hạn chế. Chưa có nhiều hoạt động cung cấp thông tin mang tính thường xuyên; các vụ việc nóng chưa có thông cáo báo chí cung cấp thông tin cho báo chí kịp thời; chưa bố trí đội ngũ truyền thông chuyên trách; chưa có chiến lược truyền thông bài bản, dài hạn về BHYT.

3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin về vấn đề BHYT tự nguyện

BHYT tự nguyện là một chính sách có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn trong toàn xã hội. Trong xu thế cạnh tranh và phát triển mới của báo chí, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của công chúng, báo chí cần phải có sự đổi mới, đưa ra những sản phẩm thông tin vừa có tính chuyên môn, chuyên sâu, vừa đưa ra những thông tin đáp ứng được mức độ hiểu biết khác nhau của số đông công chúng.

Thông qua khảo sát 3 cơ quan báo chí về nội dung và hình thức đăng tải thông tin về vấn đề BHYT tự nguyện trên 3 báo, cũng như thông qua thực tiễn công tác của bản thân, có thể rút ra một số giải pháp nhằm hạn chế những điểm tồn tại, nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin về vấn đề BHYT tự nguyện trên báo chí nói chung và 3 báo in khảo sát nói riêng.

3.2.1. Giải pháp chung

Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý báo chí trong hoạt động thông tin tuyên truyền về BHYT

Với vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của chính sách BHYT, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong hoạt động thông tin tuyên truyền về BHYT, đồng thời cần có chiến lược thông tin tuyên truy?n BHYT. Theo kết quả khảo sát ý kiến công chúng về BHYT đăng trên Tạp chí BHXH (thông qua đại diện tiêu biểu là giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố, quận huyện, thị xã trong toàn quốc) cho thấy trên 62% ý kiến cho rằng việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý báo chí trong hoạt động truyền thông an sinh xã hội là rất cần thiết và trên 16% cho rằng là cấp thiết. Đồng thời, trên 51% ý kiến cho rằng giải pháp này có tính khả thi cao, trên 20% cho rằng giải pháp khả thi.

Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định mọi thành công. Đảng lãnh đạo báo chí chính là điều kiện để cho báo chí phát triển và hoạt động đúng hướng, hiệu quả. BHYT là một chính sách có vai trò quan trọng liên quan đến cuộc sống, sức khỏe của người dân. Báo chí là công cụ tư tưởng sắc bén, là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Do đó, phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác tuyên truyền BHYT, thông qua việc định hướng thông tin, hướng dẫn các cơ quan báo chí thông tin theo đúng những quy định của pháp luật, nhằm tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức đúng

về vai trò của BHYT, động viên mọi người tích cực và chủ động tham gia; đồng thời phê phán, lên án đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật BHYT. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, phổ biến sâu rộng những định hướng, nội dung cơ bản về chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước và tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tới lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan báo chí để tạo bước chuyển biến mới trong nhận thức về công tác tuyên truyền BHYT. Thông qua đó xác định rõ việc thực hiện công tác tuyên truyền BHYT là trách nhiệm chung của tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội. Tuy nhiên, để làm tốt công tác tuyền thông về BHYT thì hệ thống báo chí giữ vai trò nóng cốt và Ban Tuyên giáo Trung ương có vai trò quan trọng hướng dẫn, chỉ đạo báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường lãnh đạo công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, BHYT để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia BHXH, BHYT. Phát hiện và biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời phê phán, xử lý nghiêm vi phạm. Chính quyền, cơ quan BHXH và các tổ chức đoàn thể cần chú ý làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia BHXH, BHYT” như tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 21 –NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020.

Nâng cao nhận thức chính trị và kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên

Đây là giải pháp nhằm nâng cao năng lực của người phóng viên trực tiếp thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về vấn đề BHYT tự nguyện tới công chúng. BHYT là chính sách xã hội lớn, trong đó có những lĩnh vực mang tính chuyên ngành sâu, những quy định của pháp luật về các chế độ trợ cấp BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên

chức, người lao động và nhân dân hết sức nhạy cảm, đòi hỏi thông tin phải chính xác, chân thực. Do đó, nếu người phóng viên này hiểu sâu về chế độ, chính sách, pháp luật sẽ tự tin, chủ động khai thác đề tài, nhanh chóng, kịp thời chuyển tải thông tin tới công chúng.

Để khắc phục nhược điểm trong sáng tạo tác phẩm báo chí viết về BHYT, TS. Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: “Cần tăng cường các hoạt động trao đổi, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, nhà báo khi viết về chủ đề này. Đồng thời cần có cơ chế động viên, khen thưởng, kịp thời khích lệ các tác giả có các tác phẩm báo chí viết về BHYT có chất lượng cao”.

Muốn báo chí chủ động trong việc phát hiện đề tài, tổ chức các tác phẩm báo chí phản ánh nhanh, đúng, trúng, hay về những vấn đề BHYT tự nguyên đang đặt ra, người phóng viên phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHYT. Những phóng viên báo chí được phân công chuyên trách theo dõi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội có nhãn quan chính trị tốt, nhưng cái thiếu nhất ở họ là sự am hiểu về các chế độ, chính sách BHYT và thực tiễn sáng tạo tác phẩm về đề tài này. Cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó, coi họ là những cộng tác viên gắn bó, là “cánh tay nối dài” của mình tại cơ quan báo chí, thường xuyên cung cấp thông tin, dữ liệu cả về lý luận và thực tiễn thực hiện các chế độ, chính sách BHYT cho họ.

Các bộ, ngành BHXH, BHYT cần thường xuyên có các cuộc gặp gỡ, trao đổi, phổ biến các văn bản quy định mới, tổ chức các cuộc đi khảo sát ở cơ sở để họ tiếp xúc với thực tiễn. Chính những điều này trang bị cho nhà báo những cái nhìn mới, kiến thức mới, bổ ích phục vụ trực tiếp cho công việc tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên.

3.2.2. Một số giải pháp cụ thể

Thời gian qua, công tác thông tin tuyên truyền về vấn đề BHYT tự nguyện trên báo in đã góp phần làm thay đổi nhận thức của công chúng; giúp

họ thấy rõ được vai trò của BHYT nói chung, BHYT tự nguyện nói riêng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe lâu dài. Tuy nhiên, BHYT tự nguyện là một đề tài rộng lớn đòi hỏi những người làm báo cần có sự hiểu biết sâu sắc, từ đó cung cấp những thông tin tốt nhất đối với công chúng. Như trên đã phân tích, thông tin về BHYT nói chung và vấn đề BHYT tự nguyện trên báo in nói riêng còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên tác giả luận văn xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về vấn đề BHYT tự nguyện trên báo in.

Phát huy thế mạnh của báo in trong việc thông tin, tuyên truyền về vấn đề BHYT.

Thứ nhất, cả ba cơ quan báo chí cần hướng tới việc đổi mới nội dung và hình thức thông tin, xây dựng chiến lược cụ thể nhằm cung cấp thông tin cần thiết về các nội dung liên quan đến BHYT, chú trọng nhiều hơn trong việc tổ chức các tin bài có thông tin chỉ dẫn, giúp độc giả dễ dàng tìm kiếm thông tin; đẩy mạnh tuyến bài viết nhằm phát hiện, cổ vũ, nhân rộng những gương điển hình tiến tiến trong việc thực hiện BHYT tự nguyện. Cần lựa chọn những thông tin thiết thực mà đông đảo bạn đọc đón đợi, tránh dùng nhiêu thuật ngữ chuyên môn mà không có chú thích đầy đủ, kỹ càng. Những tác phẩm viết về cơ chế, chính sách BHYT cần kết hợp nhiều thông tin phân tích bình giải rõ ràng, giúp các đối tượng thụ hưởng chính sách hiểu đúng và làm đúng.

Để thông tin BHYT đến được với công chúng, theo TS. Dương Văn Thắng, Tổng Biên tập Tạp chí BHXH cho rằng: "Nâng cao chất lượng nội dung thông tin BHYT trên báo chí chính là việc đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng, nhiều chiều của công chúng về tất cả sự kiện, vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động BHYT và những sự kiện, vấn đề liên quan, tác động tới nó. Tăng cường nội dung thông tin theo từng loại đối tượng, đó là BHYT trong cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, học sinh, sinh viên, người nghèo, cận nghèo, nông dân, người dân, diêm dân… Thực hiện tốt hơn chức năng giám sát, phản biện xã hội

của báo chí, thông tin chuẩn xác, kịp thời về những vấn đề bức xúc, bất cập trong các lĩnh vực hoạt động của BHYT, như: trốn nợ đóng BHYT, lạm dụng Quỹ BHYT và các hành vi gian lận, lợi dụng, phiền nhiễu trong giải quyết chế độ, chính sách BHYT cho người thụ hưởng. Đồng thời thông tin phản hồi những ý kiến của nhà khoa học, nhà quản lý, người dân về những bất hợp lý, hạn chế của cơ chế chính sách khi áp dụng vào thực tiễn để đóng góp xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật BHYT" .(Phỏng vấn sâu TS. Dương Văn Thắng, Tổng Biên tập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề bảo hiểm y tế tự nguyện trên báo in hiện nay (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)