2.2. Phát triển hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao ở tỉnh Hà Đông
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Đông
Đến năm 1960, quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế trong kế hoạch Nhà nước 3 năm ở Hà Đơng đã cơ bản hồn thành. Trong nông nghiệp, việc đưa nông dân từ bỏ con đường làm ăn riêng lẻ đi vào sản xuất tập thể trong các hợp tác xã đã đạt được những thành tích to lớn.
Căn cứ vào tình hình thực tế của phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp toàn tỉnh, chấp hành Nghị quyết của Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III và kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất về phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ Hà Đơng từng bước lãnh đạo, củng cố, hồn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đưa nền nông nghiệp của tỉnh tiến lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Đông (2/1961) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ chung của phong trào hợp tác hóa trong 5 năm 1961 – 1965: Phát huy thắng lợi của việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 3 năm, phát huy truyền thống đoàn kết, anh dũng chiến đấu lao động cần cù của nhân dân trong tỉnh, ra sức phát triển nơng nghiệp tồn diện…mở rộng và củng cố không ngừng hợp tác xã, tiếp tục hồn thành cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp; củng cố và mở rộng quan hệ xã hội chủ nghĩa và nửa xã hội chủ nghĩa [4, tr.153].
Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ chung, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ cụ thể của việc xây dựng và củng cố hợp tác xã nông nghiệp trong năm 1961 là: Ra sức củng cố và phát huy tính ưu việt của quan hệ sản xuất mới, đưa các hợp tác xã nhỏ tiến lên một bước từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao [4, tr.154].
Việc đưa các hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao được coi là một bước biến đổi về chất lượng của phong trào hợp tác hóa nhằm xóa bỏ hồn tồn chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thiết lập chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối hoàn toàn theo lao động. Tỉnh ủy cũng xác định việc đưa hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao là quy luật phát triển của phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp nhưng đồng thời phải phù hợp với yêu cầu khách quan, phải có cơ sở vật chất – kỹ thuật và tư tưởng đảm bảo cho việc chuyển hợp tác xã lên loại cao được tốt. Năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm, việc đưa hợp tác xã nông nghiệp từ bậc thấp lên bậc cao trong toàn tỉnh phải được tiến hành thận trọng, khơng nóng vội hoặc chỉ nặng mặt chính trị, tư tưởng coi nhẹ điều kiện vật chất, phải triệt để tôn trọng 3 điều kiện mà Trung ương đề ra trong Hội nghị lần thứ 16. Trong những điều kiện đó, đặc biệt nhấn mạnh đến điều kiện tăng năng suất, vì chuyển hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao, đem tất cả ruộng đất, trâu bị, nơng cụ vốn là sở hữu tư nhân của xã viên thành sở hữu tập thể của hợp tác xã không phải là việc đơn giản. Muốn đạt được điều đó, một mặt phải giáo dục nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho xã viên. Nhưng mặt quan trọng khác là phải có cơ sở thực tiễn về sản xuất, để cho xã viên thấy rõ rằng đưa hợp tác xã lên bậc cao, mọi tư liệu sản xuất đều là của chung thì đời sống của họ vẫn được đảm bảo.
Bước vào nhiệm vụ xây dựng, củng cố, mở rộng quy mô hợp tác xã trong năm 1961, tỉnh gặp nhiều khó khăn. Trong năm 1960, thiên tai khắc nghiệt mất mùa, sản lượng lương thực giảm nên đời sống của xã viên gặp nhiều khó khăn, nhất là sau dịp tết nguyên đán 1961. Nhiều xã viên xin ra hợp tác xã. Những tháng đầu năm 1961, tỉnh có hơn 4.545 hộ xin gia hợp tác xã [1, tr.193]. Những khó khăn trên đã tác động đến nhiều mặt trong sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.
Nhận thức việc mở rộng quy mô hợp tác xã, đưa hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao sẽ khắc phục được những hạn chế còn tồn tại của hợp tác xã bậc
thấp, nâng cao đời sống xã viên, từ đó giảm tỷ lệ xin ra hợp tác xã. Tỉnh ủy đã ra nhiều chỉ thị, Nghị quyết, trong đó nhấn mạnh việc đưa hợp tác bậc thấp lên bậc cao, với mục tiêu mỗi hợp tác xã nơng nghiệp có một chi bộ Đảng. Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và xã viên hợp tác xã được quan tâm hàng đầu. Tỉnh ủy phát động phong trào thi đua trong toàn bộ các hợp tác xã với nội dung “Thi đua đuổi kịp và vượt hợp tác xã Đại Phong” ngọn cờ đầu của ngành nơng nghiệp Quảng Bình. Tiếp đó, Thường vụ Tỉnh ủy phát động chiến dịch sản xuất lập thành tích chào mừng thành cơng của Đại hội. Chiến dịch sản xuất mang tên “Học tập Đại Phong, vượt Đại Thắng (là hợp tác xã tiên tiến ở huyện Phú Xuyên)”, đẩy mạnh sản xuất Đông - Xuân vượt kế hoạch được phát động trong toàn tỉnh.
Tăng cường giáo dục cho toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên và hợp tác xã nhận thức đúng đắn về con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Tỉnh ủy quyết định mở cuộc chỉnh huấn tư tưởng từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1961. Cuộc chỉnh huấn tư tưởng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của toàn Đảng bộ trong năm 1961. Nội dung cuộc chỉnh huấn, Tỉnh ủy chỉ đạo học tập, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III, học tập lý luận chính trị Mác - Lê nin. Tỷ lệ hộ xã viên trong tỉnh tham gia học tập rất cao, huyện Ứng Hịa có 26 thơn đạt 98 – 100% số xã viên đi học. Trong tỉnh cũng có một số xã có số xã viên tham gia học tập đông, sôi nổi như: Chi Lăng, Đồng Lạc, Đại Yên (Chương Mỹ); Hòa Xá, Tảo Dương Văn (Ứng Hòa); Phú Lãm, Thanh Cao (Thanh Oai)…Tính bình qn, số xã viên tham gia học tập là 74% và số hộ là 93%. Những nơi có nhiều xã viên xin ra, qua học tập mọi người ổn định tư tưởng ở lại hợp tác xã. Tồn tỉnh có 1773 hộ sau khi học tập đã yên tâm ở lại xây dựng hợp tác xã [1, tr.195 – 196].
Sau đợt chỉnh huấn, ổn định tư tưởng xã viên, Tỉnh ủy đã chủ trương mở rộng quy mô hợp tác xã, đưa hợp tác xã bậc thấp lên bậc cao.
Tháng 9 năm 1961, Tỉnh ủy Hà Đông triển khai Nghị quyết Trung ương 5 khóa III về phát triển nơng nghiệp. Trong khi triển khai học tập tuyên truyền về Nghị quyết, ngày 7 tháng 10 năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nói chuyện với 438 cán bộ lãnh đạo các cấp tỉnh, huyện, xã và trên 7000 cán bộ, đảng viên và nhân dân Đại Nghĩa. Chủ tịch nói về bốn vấn đề của Nghị quyết Trung ương 5, đó là: Kế hoạch phát triển nơng nghiệp trong 5 năm ở miền Bắc nước ta; Nhiệm vụ hợp tác xã; Nhà nước đối với hợp tác xã và sự lãnh đạo của Đảng. Nói về sự lãnh đạo của Đảng, Người nói rõ: “Cái gốc trong việc lãnh đạo hợp tác xã vẫn là chi bộ Đảng ở cơ sở. Chi bộ phải tăng cường hơn nữa việc đồn kết nơng dân, làm cho tồn thể xã viên, tồn thể nơng dân phấn khởi, hăng hái tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển và củng cố hợp tác xã” [21].
Ngày 10 tháng 10 năm 1961, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 29 phát động toàn Đảng, toàn dân quyết tâm thực hiện lời Huấn thị của Hồ Chủ tịch. Thực hiện Nghị quyết, cán bộ, đảng viên, xã viên hợp tác xã ra sức xây dựng, củng cố, mở rộng quy mô hợp tác xã.
Tăng cường củng cố và mở rộng quy mô hợp tác xã, ngay trong vụ Đông – Xuân 1961 – 1962, Tỉnh ủy chủ trương: [96, tr.7]
Tích cực và tăng cường lực lượng hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất làm nội dung củng cố hợp tác xã, đặc biệt chú ý: Ra sức cải tiến kỹ thuật, cải tiến chế độ canh tác trong hợp tác xã; Tích cực cải tiến và nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ, nhằm làm cho hợp tác xã thực hiện đúng nguyên tắc dân chủ, cần kiệm xây dựng hợp tác xã; Lãnh đạo các hợp tác xã xây dựng kế hoạch sản xuất toàn diện, thực hiện kế hoạch sản xuất kịp thời vụ, sử dụng lao động hợp lý và mở rộng kế hoạch xây dựng cho gia đình xã viên; Tăng cường lãnh đạo cơng tác chính trị trong hợp tác xã, phát huy thắng lợi của đợt giáo dục xã viên vừa qua, tiếp tục đẩy mạnh mẽ ngay từ khi bước vào vụ sản xuất Đông – Xuân; Giúp đỡ các hợp tác xã kém đẩy mạnh sản xuất, chủ động giải quyết những nơi xã viên xin ra;
Tỉnh và huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ hợp tác xã, để họ nắm chắc nghiệp vụ, đảm bảo nâng cao trình độ, phù hợp với u cầu cơng việc trong tình hình mới;
Tiếp tục mở rộng quy mô ở những nơi có đủ điều kiện với mức độ từ 150 – 200 hộ để phát triển lực lượng sản xuất. Việc hợp nhất quy mơ hợp tác xã mới làm thí điểm và phải được chỉ thị của tỉnh;
Tiếp tục đưa nông dân cá thể vào hợp tác xã, nhất là những hộ gia đình đã xin ra. Chú ý phát triển những thơn xóm cịn nhiều người ở ngồi, đặc biệt quan tâm những thơn cơng giáo. Tránh gị bó, mệnh lệnh hay ngại khổ, phát triển thiếu thận trọng.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, bước sang năm 1962, sau khi học tập Nghị quyết Trung ương 5, Đảng bộ Hà Đông xác định nhiệm vụ kế hoạch xây dựng, củng cố hợp tác xã: Nông nghiệp phải được coi là khâu quan trọng bậc nhất trong các ngành kinh tế quốc dân, phải có chuyển biến mạnh hơn nữa nhằm bước đầu xây dựng lực lượng sản xuất mới ở nông thôn, trước mắt là ra sức củng cố hợp tác xã nông nghiệp về mọi mặt, tạo nên sự phân công lao động lao động mới để phát triển nơng nghiệp tồn diện [97, tr.3].
Để đưa hợp tác xã nông nghiệp lên bậc cao, điều cốt yếu là phải việc áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất lao động. Do đó, ngày 5 tháng 4 năm 1962, Ban Chấp hành tỉnh Hà Đông đã ra Nghị quyết “Mở rộng việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, thành lập các tổ khoa học kỹ thuật trong các hợp tác xã tồn tỉnh”, với mục đích: [98, tr.1 – 2]
Giáo dục động viên quần chúng tiến quân mạnh mẽ vào cuộc cách mạng kỹ thuật canh tác và kỹ thuật công cụ sản xuất trong nông nghiệp, làm cho phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp trong tỉnh tiến lên một bước;
Giáo dục nâng cao dần trình độ khoa học - kỹ thuật nông nghiệp cho quần chúng. Trên cơ sở đó bước đầu xây dựng những tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất đưa những biện pháp kỹ thuật sản xuất thành những điều kỷ luật sản xuất
của quần chúng và xây dựng những cơ sở thí nghiệm về trồng trọt, chăn ni cho các hợp tác xã;
Đào tạo những cán bộ, nhân viên kỹ thuật cho hợp tác xã tổ chức thành đội quân xung kích làm nịng cốt cho việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật của hợp tác xã;
Thơng qua việc tiêu chuẩn hóa kỹ thuật nông nghiệp mà bước đầu cải tiến quản lý hợp tác xã, dần dần thành một chế độ quản lý rõ ràng để củng cố hợp tác xã;
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sản xuất nông nghiệp, nhất là lãnh đạo kỹ thuật nông nghiệp 1 cách cụ thể.
Từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 5 năm 1962, Hội nghị Tỉnh ủy đã họp, nghe báo cáo tình hình cơng tác xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật trong nông nghiệp và quyết định tiến hành thực hiện cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã kết hợp với việc tiếp tục mở rộng hơn nữa phong trào xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật trong hợp tác xã nông nghiệp.
Bước sang năm 1963, Tỉnh ủy Hà Đông bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị Trung ương Đảng, khóa III về vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực nơng nghiệp. Sau đợt sơ kết thí điểm, ngày 15 tháng 2 năm 1963, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 90 về mở rộng cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp mạnh mẽ và vững chắc. Tỉnh ủy quyết định sẽ tiến hành cuộc vận động từ năm 1963 – 1965 ở tất cả các hợp tác xã. Chia làm 5 đợt:
Đợt 1: tiến hành trong 70 hợp tác xã khá của tỉnh, tập trung ở 3 huyện Ứng Hịa, Thường Tín, Phú Xun.
Đợt 2: từ 6/8/1963 đến 6/10/1963, tiến hành tập trung ở 105 hợp tác xã khá, trung bình.
Đợt 3: từ 20 /2/1964 đến 30/3/1964, tiến hành ở 412 hợp tác xã. Đợt này khơng chỉ làm ở hợp tác xã khá, trung bình, mà cịn làm ở hợp tác xã kém (khoảng 20%).
Đợt 4: từ ngày 10/4/1964 đến ngày 25/5/1964, tiến hành ở 250 hợp tác xã, tập trung ở Chương Mỹ, Thanh Oai. Bắt đầu làm thí điểm vịng 2 ở Thường Tín với 10 hợp tác xã.
Đợt 5: từ tháng 8/1964 đến đầu năm 1965, tiến hành ở 300 hợp tác xã, hồn thành nốt các huyện cịn lại. Tiếp tục làm thí điểm vịng 2 ở Thường Tín với 30 hợp tác xã.
Song song với việc tiến hành cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, dưới sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đại hội đại biểu lần thứ 4 của Đảng bộ Hà Đông đã họp từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 6 năm 1963. Đại hội đã kiểm điểm tình hình tỉnh trong 2 năm qua và quyết định phương hướng, nhiệm vụ trong 3 năm tới.
Đối với vấn đề hợp tác xã nông nghiệp, Đại hội chỉ rõ: Chỉ đạo phong trào hợp tác hóa trong 2 năm qua có những lệch lạc trong chuẩn bị và thực hiện chính sách, dẫn đến lúng túng trong quản lý, sản xuất phát triển chậm.
Đại hội đề ra nhiệm vụ phát triển hợp tác hóa nơng nghiệp trong 3 năm tới là: Ra sức cải tiến công tác quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật; củng cố và phát triển hợp tác xã [2, tr.14].
Để hoàn thành mục trên, Đại hội cũng chỉ rõ những biện pháp cụ thể: [2, tr.32-33]
Cần tích cực thực hiện việc tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho hợp tác xã; Phát huy kết quả các hợp tác xã đã cải tiến quản lý. Đi đôi với cải tiến quản lý, cần thường xuyên củng cố, phát triển các hợp tác xã chưa làm cải tiến quản lý. Ở những hợp tác xã này phải sơ bộ xác định được phương hướng sản xuất, phải ổn định tổ chức của các hợp tác xã (quy mô thôn khoảng 100 – 150 hộ và mỗi đội khoảng 50 – 60 lao động). Ổn định chế độ sở hữu và sử dụng tư liệu sản xuất của hợp tác xã và các đội sản xuất, thực hành 3 khốn, khắc phục tình trạng 3 khốn khơng có thưởng, có phạt, khốn trắng, rồi chia theo đội sản xuất hoặc khốn cho gia đình xã viên;
Phải tăng cường cơng tác tư tưởng, cơng tác chính trị trong các hợp tác xã, nâng cao trách nhiệm cán bộ, tôn trọng quyền làm chủ của xã viên và nâng cao ý thức làm chủ của xã viên;
Phải đặc biệt tăng cường giáo dục xã hội chủ nghĩa cho các hợp tác xã và xã viên…Phải nêu cao tinh thần chí cơng vơ tư, chống tham ơ lãng phí trong hợp tác xã;
Chấp hành đầy đủ nguyên tắc quản lý hợp tác xã, nhất là nguyên tắc quản lý dân chủ tiến bộ…Tích cực tạo điều kiện chuyển hợp tác xã bậc thấp lên hợp tác xã bậc cao…Ở những nơi tỷ lệ hợp tác xã còn thấp cần hết sức