Quá trình tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ trương của đảng về xây dựng hợp tác xã nông nghiệp từ năm 1958 đến năm 1965 ( qua nghiên cứu trường hợp tỉnh hà đông (Trang 67 - 86)

2.2. Phát triển hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao ở tỉnh Hà Đông

2.2.2. Quá trình tổ chức thực hiện

Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu để đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội phải dựa trên sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, làm cho nông nghiệp trở thành cơ sở của cơng nghiệp hóa. Để phát triển nông nghiệp, Đảng chủ trương cần phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, trong đó chủ yếu là vận động nơng dân tham gia phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp.

có Nghị quyết Trung ương 5 (khóa III) về phát triển sản xuất nông nghiệp, Tỉnh ủy đã chỉ đạo đưa ba khoán, mở rộng quy mô hợp tác xã theo phạm vi thơn; mở rộng sản xuất bằng cách tăng diện tích, tăng vụ, tích cực làm thủy lợi, quy hoạch vùng kinh tế, cải tiến công cụ lao động và áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất. Tỉnh ủy đã xác định 3 khâu then chốt là: khai hoang, làm thủy lợi để mở rộng diện tích và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất. Phương châm chỉ đạo là: Dựa hẳn vào hợp tác xã để đẩy mạnh sản xuất, đẩy mạnh sản xuất để củng cố hợp tác xã”. Tỉnh ủy tổ chức làm thí điểm về “xây dựng kỹ thuật nông nghiệp” ở một số hợp tác xã. Trong công tác cải tiến nông cụ, Tỉnh ủy chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện theo phương hướng “dựa vào cũ mà cải tiến mới”, phát động phong trào 3 tự: Tự tìm ra nguyên liệu, tự nghĩ ra mẫu, tự làm và dùng công cụ cải tiến. Công tác khai hoang và làm thủy lợi cũng là hai măt công tác nổi bật của tỉnh để đẩy mạnh mở rộng quy mô hợp tác xã. Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo khẩn trương hoàn thành xây dựng hệ thống trạm bơm Đan – Hoài, đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi La Khê, trạm bơm dầu Hạ Dục.

Do tích cực làm công tác thủy lợi nên trong năm 1961, sản xuất nông nghiệp của Hà Đơng đã có bước chuyển biến mạnh mẽ. Tỉnh đã chuyển 2.000 ha ruộng cấy từ 1 vụ thành 2 vụ. Phong trào hồ phân rễ mạ, làm bèo hoa dâu, cải tiến công cụ được đẩy mạnh trong các hợp tác xã. Nhiều hợp tác xã đã sử dụng cày, bừa, cào cỏ và xe cải tiến, trục lăn lúa, máy gieo hạt. Ban quản trị hợp tác xã chỉ đạo thời vụ sát sao hơn nên 80% diện tích gieo cấy kịp thời vụ. Cả 3 vụ chiêm, hè thu, vụ mùa đều giành thắng lợi. Các huyện Đan Phượng, Hồi Đức và thị xã Hà Đơng đều đạt năng suất trên 25 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 338.670 tấn, tăng hơn năm 1960 là 114.513 tấn. Mức bình quân đầu người quy thóc đạt 320,69kg [1, tr.200 – 201].

Trong phong trào thi đua lao động sản xuất đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu đạt danh hiệu trai, gái Đại Phong. Ủy Ban hành chính Tỉnh đã

công nhận 15 cô gái Đại Phong đầu tiên ở hợp tác xã Văn Giang, xã Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức [1, tr201].

Về công tác củng cố, mở rộng hợp tác xã nông nghiệp, đến cuối năm 1961, tồn Tỉnh có 1.288 hợp tác xã, với 145.992 hộ, chiếm tỷ lệ 89,03% số nông hộ trong tỉnh. Ruộng đất do hợp tác xã sử dụng chiếm 78,51% ruộng toàn tỉnh. Hợp tác xã bậc cao có 247 cái, gồm 39.702 hộ, chiếm tỷ lệ 24,21% số hộ nông dân lao động và 27,19% hộ xã viên. Quy mơ hợp tác xã: bình qn 1 hợp tác xã có 113 hộ. Tuy nhiên, số hợp tác xã nhỏ vẫn còn nhiều, còn tới 273 hợp tác xã dưới 50 hộ; 460 hợp tác xã từ 51 đến 100 hộ. Số hợp tác xã trên 100 hộ chỉ có 519 hợp tác xã, chiếm tỷ lệ 46%. Số hợp tác xã quy mô trong phạm vi 1 thôn, liên thơn và tồn xã của tỉnh là 682 hợp tác xã, chiếm 80,73% số thôn trong tỉnh [99, tr.4].

Mặc dù có những thành tích đáng kể trong việc củng cố, mở rộng hợp tác xã. Song, quá trình đưa hợp tác xã nông nghiệp từ bậc thấp lên bậc cao trong năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của tỉnh đã bộc lộ những hạn chế:

Việc quản lý sản xuất, quản lý lao động, tài vụ có nhiều khó khăn; yêu cầu nâng cao dần đời sống của xã viên và nông dân ngày càng tăng; tư tưởng xã viên ở một số hợp tác xã chưa yên tâm sản xuất, khả năng và trình độ cán bộ quản lý có nhiều hạn chế nên phải tăng cường cơng tác lãnh đạo công tác quản lý kinh tế tốt hơn để phát triển sản xuất mạnh mẽ và vững chắc; Ruộng đất phân tán, cơ sở sản xuất cịn ít. Việc xây dựng kế hoạch của hợp tác xã còn có nhiều hạn chế. Tồn tỉnh có gần 80% hợp tác xã lập được kế hoạch, song phần lớn kế hoạch chỉ nằm trong cán bộ xây dựng, ít đưa ra quần chùng thảo luận, góp ý. Kế hoạch sản xuất phần lớn còn đơn giản, phần nhiều chỉ làm được hai chỉ tiêu là trồng trọt và chăn nuôi, biểu mẫu không thống nhất. Phương hướng sản xuất và biện pháp thì chưa được rõ ràng, thiếu cụ thể. Số hợp tác xã lập được kế hoạch 3 khoán chiếm khoảng 53%, nhưng chất lượng

khốn cịn kém. Số hợp tác xã bình cơng chấm điểm cịn nhiều, đặc biệt là việc xây dựng kế hoạch tài vụ, kế hoạch lao động, kế hoạch gia đình, kiến thiết cơ bản, văn hóa, xã hội cũng ít hợp tác xã làm được đầy đủ.

Bước sang năm 1962, Thực hiện nhiệm vụ của Tỉnh ủy Hà Đông, công tác xây dựng kế hoạch, mở rộng việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và thành lập các tổ khoa học - kỹ thuật trong các hợp tác xã được quan tâm hàng đầu. Đây là nội dung chính của q trình chuyển đổi hợp tác xã nơng nghiệp từ bậc thấp lên bậc cao.

Việc xây dựng kế hoạch trong hợp tác xã có ý nghĩa vơ cùng to lớn: Chúng ta tổ chức nông dân đi vào làm ăn tập thể nhằm mục đích khơng ngừng đẩy mạnh sản xuất để đưa họ thốt khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Nếu chỉ có tổ chức hợp tác xã mà khơng tổ chức sản xuất theo kế hoạch thì khó mà đạt được mục đích đó. Sản xuất theo kế hoạch là biểu hiện tính hơn hẳn của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, là điểm mấu chốt của cơng tác quản lý hợp tác xã. Nói đến quản lý trong hợp tác xã phải nói đến kế hoạch sản xuất, vì nó là chỗ dựa, là phương hướng, mục tiêu để tiến hành mọi công tác trong hợp tác xã. Khơng có kế hoạch là làm ăn khơng có tính tốn, không chuẩn bị, gặp đâu làm đấy, rồi làm bừa, làm ẩu, công việc sẽ lúng túng, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống xã viên, không phù hợp với phương hướng sản xuất của Nhà nước.

Trên địa bàn tỉnh, trong những năm trước, ngay cả trong năm 1961, hàng năm và từng vụ các hợp tác xã đều có làm kế hoạch sản xuất, đề ra tồn diện, về phương pháp có hướng dẫn làm từ trên xuống dưới và tổng hợp từ dưới lên trên. Nhưng vẫn chưa năm nào làm được đại bộ phận, kế hoạch xây dựng mới chỉ là gián tiếp, tức là mang tính áp đặt từ trên xuống. Xuống xã viên chỉ phổ biến qua loa, ít được bàn bạc thảo luận dân chủ quyết định. Trừ một số ít xã và hợp tác xã do tỉnh, huyện chọn làm trọng điểm xây dựng kế hoạch tương đối tốt hơn.

Bước vào kế hoạch 5 năn lần thứ nhất (1961 – 1965), với mục tiêu củng cố, mở rộng quy mô hợp tác xã, đưa hợp tác xã bậc thấp lên bậc cao thì các ngành, các cấp phải thực sự coi trọng công tác xây dựng kế hoạch và đưa việc xây dựng kế hoạch dần đi vào nề nếp. Yêu cầu của lập kế hoạch năm 1962 là: Tất cả các hợp tác xã nông nghiệp phải xây dựng được kế hoạch sản xuất trong năm 1962;

Hợp tác xã yếu thì ít nhất cũng phải lập được biểu trồng trọt, chăn nuôi, thả cá, kế hoạch 3 khoán từng đội tài vụ, cân đối lương thực. Đi đôi với các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, các mặt biện pháp kỹ thuật cần phải được làm đầy đủ, tích cực để đảm bảo chắc chắn cho các chỉ tiêu được đạt vượt mức kế hoạch;

Qua công tác kế hoạch phải củng cố và nâng cao công tác quản lý kinh tế của hợp tác xã, kết hợp ổn định tư tưởng của cán bộ xã.

Để việc xây dựng kế hoạch trong các hợp tác xã được tiến hành thuận lợi, có kết quả, tỉnh và huyện đã mở các lớp huấn luyện, hướng dẫn các hợp các xã xây dựng kế hoạch. Qua học tập đã đạt được một số kết quả:

Về lý luận: Nói chung cán bộ xã và hợp tác xã đều hiểu rõ sự cần thiết và tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch.

Về biểu mẫu: Các hợp tác xã đều nắm được việc xây dựng các biểu mẫu. Về tư tưởng: Một số hợp tác xã khá thì phấn khởi, tin tưởng sẽ làm được. Nhưng một số hợp tác xã yếu thì tỏ ra rụt rè, thiếu tích cực. Tuy nhiên, những tư tưởng đó đều được huyện tổng hợp và giải quyết.

Sau khi tập huấn, phổ biến các nội dung của việc xây dựng kế hoạch, trước khi về các hợp tác xã xây dựng kế hoạch, các huyện đã thống nhất với các xã viên tự lập kế hoạch sản xuất ở hợp tác xã

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đi từng bước, công tác xây dựng kế hoạch ở các hợp tác xã đã thu được kết quả. Đầu năm 1962, tổng số hợp tác xã tồn tỉnh có 1.385 hợp tác xã, đã có 244 hợp tác xã xây dựng xong kế hoạch đến đại hội xã viên; 550 hợp tác xã đã họp đến đại hội sản xuất và 320 hợp tác xã

mới họp được ban quản trị và đội trưởng sản xuất dự kiến kế hoạch. Trong đó 6 huyện báo cáo số hợp tác xã làm kế hoạch 3 khoán được 475 hợp tác xã và 235 hợp tác xã đang làm [80, tr.7]. Cụ thể từng huyện như sau:

Bảng 6: Tình hình các huyện xây dựng kế hoạch trong năm 1962

Huyện Tổng số HTX HTX đã ĐH xã viên HTX đã họp đội sản xuất HTX mới họp quản trị và đội trưởng HTX đã làm kế hoạch 3 khoán HTX đang làm KH 3 khoán Đan Phượng 110 61 29 17 61 29 Hoài Đức 157 37 19 74 85 46 Thị xã 11 3 7 1 10 Thường Tín 171 80 57 25 146 Phú Xuyên 204 15 123 40 26 60 Thanh Oai 204 9 184 11 193 11 Ứng Hòa 148 8 65 60 17 113 Mỹ Đức 136 7 37 76 106 Chương Mỹ 194 64 31 71 95 17

(Nguồn: Báo cáo tình hình xây dựng kế hoạch sản xuất nơng nghiệp năm 1962, Chi cục Lưu trữ, Sở Nội vụ, TP Hà Nội ).

Cùng với việc xây dựng kế hoạch, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy về thí điểm tiến hành cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, tháng 8 năm 1962, Tỉnh ủy đã lãnh đạo thí điểm cuộc vận động cải tiến quản lý ở 68 hợp tác xã nông nghiệp trong toàn tỉnh [1, tr. 205]; kết quả đã có 1/3 số hợp tác xã đã lập được tổ khoa học kỹ thuật, tham mưu và làm lực lượng xung kích trong phong trào sản xuất có tiêu chuẩn kỹ thuật [84, tr1].

Với những biện pháp tích cực, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sản xuất nông nghiệp trong các hợp tác xã đã có những khởi sắc. Phong trào thi đua với Đại Phong vẫn được các hợp tác xã duy trì, xuất hiện nhiều lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua, hợp tác xã tiên tiến và đội sản xuất tiên tiến: lao động

tiên tiến có 2.457 người; chiến sỹ thi đua có 143 người; hợp tác xã tiên tiến có 107 cái; đội sản xuất tiên tiến có 105 đội [84, tr4]. Nhiều hợp tác xã có năng suất cao đã xuất hiện như hợp tác xã Tả Thanh Oai (Thường Tín), lúa chiêm đạt 44,4kg/sào, lúa mùa đạt 80,5kg/sào; hợp tác xã Minh Kha (Thanh Oai), lúa chiêm đạt 60kg/sào, lúa mùa đạt 90kg/sào. Kết quả sản xuất toàn tỉnh, vụ Đơng – Xn 1962 gặp nhiều khó khăn hơn vụ Đơng – Xn 1961 (vì mưa nhiều), nhưng lúa chiêm vẫn đạt xấp xỉ năm 1961. Vụ mùa năm 1962 của Hà Đông cũng là loại khá nhất của miền Bắc (24 tạ/ha) [84, tr1].

Về chăn nuôi trong hợp tác xã dần cân đối với trồng trọt. Chăn ni trâu bị phát triển theo hướng kết hợp chăn ni trâu bị kéo với trâu bị sinh sản. Trong điều kiện hợp tác xã cịn thiếu cơ sở vật chất, hình thức chăn ni phổ biến là phân tán trong các gia đình xã viên, vừa tận dụng được khả năng chuồng trại của xã viên, vừa tiện chăm sóc cho gia đình được hợp tác xã phân công, vừa thuận lợi cho vệ sinh chuồng trại. Tỉnh cũng xuất hiện những hợp tác xã điển hình chăn ni trâu bị khá ở khắp các vùng như: hợp tác xã Hòa Xá thuộc vùng ven sông; hợp tác xã Quyết Tiến (xã Hoa Sơn) thuộc vùng đồng vàn; hợp tác xã Hòa Chanh (xã Lam Sơn) thuộc vùng đồng trũng. Chăn ni lợn tập thể ngày càng phát triển. Tính đến cuối năm 1962, đã có khoảng 30% số hợp tác xã nuôi lợn tập thể.

Với những kết quả sản xuất của các hợp tác xã trong năm 1962, nên số xã viên xin ra hợp tác xã trong tỉnh đã giảm xuống cịn ½ so với năm 1961. Ngồi ra, các hợp tác xã cịn kết nạp được 739 hộ vào hợp tác xã [1, tr.208].

Như vậy, trong năm 1962, năm thứ hai của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, việc xây dựng, củng cố, mở rộng hợp tác xã trong tỉnh đã đạt được những thành tích nhất định. Tuy nhiên, trong q trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện, các cấp, các ngành trong tỉnh vẫn chưa chú ý đến mối quan hệ giữa kinh tế tập thể và kinh tế hộ gia đình xã viên. Thu nhập của xã viên trong hợp tác xã vẫn còn thấp do kinh tế tập thể chưa cao. Số xã viên xin ra hợp tác xã vẫn lớn, khoảng 4.000 người.

Năm 1963, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Đông lần thứ IV (6/1963), công tác cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật và mở rộng quy mô hợp tác xã được đẩy mạnh.

Về cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật: trong năm 1963, tỉnh đã tiến hành 2 đợt vận động. Nội dung của cuộc vận động cải tiến quản lý, Tỉnh ủy lãnh đạo các hợp tác xã thực hiện 4 vấn đề, đó là: quản lý sản xuất; cải tiến quản lý lao động; cải tiến quản lý tài vụ; kiện toàn các cơ quan lãnh đạo của hợp tác xã tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh các bộ phận chuyên môn giúp việc, sửa đổi lề lối làm việc nhằm thực hiện tốt quản lý dân chủ.

Lãnh đạo cải tiến kỹ thuật, Tỉnh ủy chỉ đạo 2 nội dung chính là: Tập trung giải quyết tốt những biện pháp chủ yếu như: nước, phân, cần, giống thành tiêu chuẩn kỹ thuật thích hợp với từng vùng và kỷ luật sản xuất của hợp tác xã; xây dựng một số cơ sở vật chất và kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất như mở mang thủy lợi, khai hoang, xây dựng chuồng trại chăn ni, nhà ủ phân, ruộng thí nghiệm, nhà kho, sân phơi…tăng thêm nguồn sức kéo, công cụ cải tiến làm đất, trồng trọt, vận chuyển, các thiết bị về chăn nuôi, chế biến, dụng cụ làm nghề thủ công, nghề phụ, tổ chức khoa học, kỹ thuật, đội thủy lợi bán chuyên nghiệp, tổ sửa chữa nông cụ….

Từ nội dung của cuộc vận động, Đảng bộ đã có hình thức tổ chức và phương châm lãnh đạo sát hợp với tình hình. Phương châm lãnh đạo của Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ trương của đảng về xây dựng hợp tác xã nông nghiệp từ năm 1958 đến năm 1965 ( qua nghiên cứu trường hợp tỉnh hà đông (Trang 67 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)