Cần nhận thức đúng đắn về nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ trương của đảng về xây dựng hợp tác xã nông nghiệp từ năm 1958 đến năm 1965 ( qua nghiên cứu trường hợp tỉnh hà đông (Trang 100 - 104)

Chương 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

3.2. Kinh nghiệm lịch sử

3.2.1. Cần nhận thức đúng đắn về nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

Để đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ phải trải qua thời kỳ quá độ. Đó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để nhằm xây dựng một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Trong bản Báo cáo “Hồn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội” của Tổng Bí thư Trường Chinh đề cập tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đã xác định nền kinh tế của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội là kinh tế dân chủ nhân dân. Kinh tế dân chủ nhân dân Việt Nam gồm có những bộ phận: bộ phận kinh tế Nhà nước gồm những xí nghiệp do Nhà nước kinh doanh; bộ phận hợp tác xã gồm những tổ chức kinh tế do hợp tác xã kinh doanh; bộ phận kinh tế nhỏ, tức kinh tế của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ; bộ phận kinh tế tư bản tư nhân gồm những xí nghiệp của tư sản dân tộc. Ngồi ta, cịn bộ phận tư bản Nhà nước gồm những xí nghiệp do tư bản tư nhân cùng chung vốn với Nhà nước kinh doanh, hoặc xí nghiệp và tài nguyên của Nhà nước nhượng cho tư nhân kinh doanh có điều kiện.

Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 (khóa II) tháng 12 năm 1957 chuyên bàn về cơng tác kinh tế tài chính đã nhân định về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân: Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân giữ một địa vị còn rất quan trọng về sản xuất cũng như về thương mại. Trong nông nghiệp hầu hết là sản xuất nhỏ và riêng lẻ, phong trào hợp tác mới ở tổ đổi công, khu vực quốc doanh nông nghiệp rất nhỏ bé; về công nghiệp và thương mại mặc dù ta đã cố gắng xây dựng lực lượng quốc doanh, cho đến nay khu vực tư nhân vẫn chiếm đại bộ phận: 55% tổng sản lượng công nghiệp (chưa kể nghề phụ ở nông thôn và các ngành tự sản xuất tiêu thụ; nói riêng về hàng tiêu dung thì tới 60%; 58% tổng giá trị hàng hóa bán lẻ (chưa kể các bộ phận lẻ tẻ không thống kê được. Việc sử dụng khả năng kinh tế của tư nhân trên cơ sở bảo đảm sự lãnh đạo của Nhà nước, trên cơ sở tăng cường không ngừng lực lượng của khu vực kinh tế quốc doanh là một việc trọng yếu. Vấn đề sử dụng khả năng của kinh tế tư nhân không phaỉ chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị. Đó là vấn đề sử dụng sách lược cách mạng và chính sách mặt trận của Đảng và việc lãnh đạo kinh tế. Đó

là vấn đề quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong quá trình xây dựng chế độ kinh tế dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trước mắt, đó là một trong những khâu chính trong việc khôi phục kinh tế, đẩy mạnh sản xuất. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, khu vực kinh tế Nhà nước và hợp tác xã trong một thời gian không ngắn, chưa thể thay thế được mọi hoạt động kinh tế của tư nhân [47, tr.697 – 698].

Chúng ta thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ, ôm đồm quá là dễ sinh ra quan liêu, lãng phí, tham ơ, hỏng việc. Trái lại, khuyến khích các nhà cơng thương bỏ vốn mở mang kinh doanh sản xuất dưới sự lãnh đạo của Nhà nước là có lợi. Chính sách đối với cơng thương nghiệp tư nhân hiện nay cần nhân rộng rãi, mềm dẻo, nhịp độ điều chỉnh phải nhẹ nhàng và hình thức phải phong phú. Đối với thợ thủ công và người buôn bán nhỏ, về mặt chính trị cũng như về mặt kinh tế, cần có sự đối đãi thích đáng vì họ là quần chúng cơ bản của chúng ta [47, tr.698 – 699].

Tuy nhiên, xuất phát từ nhận thức muốn xóa bỏ tận gốc chế độ bóc lột, chặn đứng con đường phát triển tự phát của chủ nghĩa tư bản ở nơng thơn, Đảng chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, xóa bỏ các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tiểu thương, kinh tế tư nhân. Việc xây dựng kinh tế tập thể, xóa bỏ các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân đã làm hạn chế khả năng phát triển của các thành phần kinh tế.

Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thực chất là phát triển theo con đường “rút ngắn” quá trình lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng rút ngắn khơng phải là đốt cháy giai đoạn, duy ý chí, coi thường quy luật, như muốn xóa bỏ nhanh, sở hữu tư nhân và các thành phần kinh tế “phi xã hội chủ nghĩa”, hoặc coi nhẹ sản xuất hàng hóa…Trái lại, phải tơn trọng quy luật khách quan và biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, tận dụng thời cơ và khả năng thuận lợi để tìm ra con đường, hình thức,

bước đi thích hợp. Phát triển theo con đường rút ngắn là phải biết kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được ở chủ nghĩa tư bản không chỉ về lực lượng sản xuất mà cả về quan hệ sản xuất.

Thực tế ở nước ta, ngay từ năm 1954, chúng ta đã thực hiện nhiều chiến dịch cải tạo xã hội chủ nghĩa với việc xóa bỏ hình thức tư hữu về tư liệu sản xuất, thiết lập chế độ cơng hữu dưới hai hình thức sở hữu tồn dân và tập thể. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, chế độ công hữu đã diễn ra trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên chế độ cơng hữu với hai thành phần kinh tế chính là kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác xã bậc thấp, bậc cao đó đã bộc lộ những mặt khơng phù hợp với tình hình đất nước thời điểm này. Việc xóa bỏ tế bào kinh tế hộ nông dân, thủ tiêu kinh tế tư nhân của người dân để đi lên “sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” bằng sự chun mơn hóa kiểu cơng nghiệp đã dẫn đến tình trạng nơng dân nhiều nơi bỏ ruộng, không thiết tha với sản xuất. Nơng nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nền kinh tế có biểu hiện đi xuống rõ rệt. Vấn đề đặt ra lúc này là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thật sự. Và những cải cách đầu tiên đã được thực hiện vào năm 1981, tuy nhiên do quan điểm sai lầm cho rằng sự yếu kém của nền sản xuất là do cơ chế quản lý chưa tốt, nên ta đã tập trung vào cải cách khâu này. Chính vì vậy, nền kinh tế nước ta tiếp tục rơi vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ, đời sống nhân dân càng đói khổ. Thực chất nguyên nhân sâu xa của sự yếu kém này là do sự không phù hợp giữa quy mơ, tính chất của quan hệ sản xuất, trong đó đặc biệt là quan hệ sở hữu và trình độ thấp kém của lực lượng sản xuất. Do yêu cầu cấp thiết của thời đại, trên cơ sở nhận thức ngày càng rõ nét, sâu sắc hơn về chủ nghĩa Mác – Lên nin, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng ta đã đưa ra chính sách đối với kinh tế quan trọng, trong đó đặc biệt là chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Những năm tiếp theo, trải qua các kỳ Đại hội Đảng, Đảng ta vẫn luôn khẳng định nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế nhiều thành phần. Cho đến Đại hội XI

(năm 2011), Đảng ta vẫn xác định, nền kinh tế nước ta gồm có 4 thành phần: Thành phần kinh tế nhà nước; Thành phần kinh tế tập thể; Thành phần kinh tế tư nhân (gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) và Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Trong 10 năm (2001 – 20111), kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể tuy có chuyển biến nhưng vẫn chưa vươn lên vượt bậc; trong khi đó kinh tế tư nhân có vai trị khá đậm nét ở chỗ thành phần này tạo ra 90% việc làm và huy động tới 39% tổng số vốn cho phát triển kinh tế. Do vậy đại hội khẳng định kinh tế tư nhân là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Ta có thể thấy rằng, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là điểm xuất phát rất thấp, sản xuất nhỏ là phổ biến. Điều đó có nghĩa là trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta cón rất thấp kém. Do đó, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất vẫn cịn phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của sản xuất. Bởi vậy, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chẳng những khơng cần phải xóa bỏ, mà cịn cần được tạo mọi điều kiện để phát triển. Nó là một hình thức sở hữu cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nền kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ vẫn là nền kinh tế nhiều thành phần. Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là khách quan và lâu dài, có lợi cho sự phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng và tính hiệu quả về kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ trương của đảng về xây dựng hợp tác xã nông nghiệp từ năm 1958 đến năm 1965 ( qua nghiên cứu trường hợp tỉnh hà đông (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)