Hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phật giáo và sự vận dụng tư tưởng đó của đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 30)

1.1. Một số nguồn gốc của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Phật giáo

1.1.4. Hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh

Với nhiều lý do khác nhau mà Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều hoạt động thực tiễn phong phú, trải nhiều vùng đất, tham gia nhiều lĩnh vực hoạt động, hình thành nên một con người vĩ đại, một nhân cách vĩ nhân. Những đặc điểm tính cách, tư tưởng vĩ nhân đó rõ ràng là sản phẩm của sự tác động biện chứng giữa điều kiện xã hội khách quan và chủ thể tích cực trong việc phản ánh, tiếp thu những yếu tố khác nhau của hiện thực khách quan mà Người sinh sống. Trong mối quan hệ đó, như trên đã phân tích gia đình Bác là một xã hội thu nhỏ thể hiện mối quan hệ tiếp xúc thường xuyên, là yếu tố quyết định, là cơ sở, nền tảng của việc hình thành tính cách, tấm lòng nhân ái, bao dung cao thượng. Vượt lên trên yếu tố gia đình đó chính là môi trường xã hội mà Bác đã sinh sống, những mối quan hệ Bác từng trải qua hay nói cách khác là toàn bộ hoạt động thực tiễn của Người. Quan trọng nhất của quá trình hoạt động thực tiễn là những năm tháng tuổi thơ của Bác. Bởi lẽ thời thơ ấu niên thiếu là quãng thời gian quyết định việc hình thành tâm lý, tính cách, tình cảm của một con người. Quy luật đó chi phối mọi người từ người bình thường cho đến vĩ nhân. Ở vĩ nhân Hồ Chí Minh trong việc hình thành những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp cho đạo Phật, quy luật đó là hoàn toàn phù hợp.

Tuổi thơ của Bác đã trải qua những năm tháng cơ cực, biến động thăng trầm trên đất cố đô. Lần đầu, khi theo cha vào kinh đô Huế cả gia đình Bác

sống trong cảnh khó khăn thiếu thốn về kinh tế. Song, khó khăn, cơ cực lớn nhất đối với Bác là lúc cha và anh trai trở ra Thanh Hóa coi thi. Nơi cố đô xa lạ, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã sống trong niềm đau thương vô hạn khi người mẹ thân yêu đột ngột qua đời. Nhờ sự giúp đỡ của dân làng, cậu một mình đưa tang mẹ. Hàng ngày cậu vừa bế em đi xin sữa vừa xin cơm nuôi mình. Những ngày tháng đó đã khắc sâu trong tâm thức của Người. Có lẽ, chính cuộc sống tuổi thơ từng trải đau thương này đã giúp hình thành ở Bác tâm từ bi, nhân ái, bao dung sau này. Tác giả Trần Thái Bình trong cuốn “Hồ Chí Minh sự hình thành một nhân cách” đã viết rất sâu sắc: “Không có một cậu bé Nguyễn Sinh Cung sống ở làng Hoàng Trù trong tình yêu thương và sự chăm sóc của bố mẹ và ông bà ngoại, đến năm ba tuổi đã phải chịu tang ông ngoại, năm mười một tuổi đã phải chôn cất chính mẹ mình lâm trọng bệnh qua đời ở đất Huế xa xôi trong lúc vắng cha; không có những ngày phải ẵm em nhỏ mới lên một tuổi không còn có sữa mẹ, phải đi xin bú nhờ những nhà hàng xóm thì có lẽ khó có một con người biết mở rộng lòng mình ra đón những nỗi đau chung của nhân loại, của dân tộc” [8, 214 - 215 ].

Huế như quê hương thứ hai của Bác, Bác đã sống gần mười năm tuổi thơ của mình ở đây. Cho nên không chỉ biến động thăng trầm trong cuộc sống mà cảnh vật, con người, văn hóa Huế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến Người. Như ta đã biết, ngay từ thế kỷ XVII, Phật giáo đã được chúa Nguyễn sử dụng như quốc sách về văn hóa. Phật giáo góp phần trở thành bộ phận hạt nhân trong văn hóa Huế, chi phối thiên nhiên, con người Huế. Cái đẹp của Huế là sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người phảng phất phong vị triết học Phật giáo “con người Huế cảm nhận sự vật bằng trực giác hơn bằng lý trí, tâm hồn Huế thơ hơn thực, và vì thế tính cách Huế là Thiền hơn là Nho”[76, 13].

Những tình cảm nên thơ, hài hòa giữa thiên nhiên và con người nơi kinh đô đó không thể không ảnh hưởng đến tư duy của một cậu bé đang trong

quá trình hình thành nhân cách. Đó không chỉ là tình cảm hài hòa với thiên nhiên mà còn bao dung với mọi người, cảm thông chia sẻ với đồng bào, dân tộc, hình thành lối tư duy không chỉ nghĩ cho mình mà nghĩ cho đông đảo đồng bào, quần chúng, sẵn sàng hy sinh bản thân để “vào bể khổ cứu chúng sinh”.

Bên cạnh cuộc sống hiện thực và văn hóa Huế thời niên thiếu, hoạt động thực tiễn những năm sau này của Hồ Chí Minh cũng gắn bó nhiều với Phật giáo.

Vào đầu thế kỷ XX, khi Người hoạt động ở Thái Lan, Người đã cậy nhờ nhà chùa để làm cách mạng. Năm 1927, Người đã đứng ra vận động Việt Kiều tại Thái Lan xây dựng nhà chùa lớn nhất tại Phothixomphen - Đông Bắc Thái Lan.

Tại Ấn Độ, Người nói chuyện, tiếp xúc, làm việc với nhiều nhà sư Ấn Độ và nhận được nhiều tình cảm đặc biệt từ các vị tăng ni, Phật tử. Các nhà sư đã tôn Người là Phật sống, Bồ tát hóa thân cứu khổ, cứu nạn cho chúng sinh.

Khi về nước hoạt động cách mạng, Người đã nhiều lần dành sự ưu ái, quan tâm tới đạo Phật. Nhiều lần Người đến thăm viếng chùa chiền, gặp gỡ chia sẻ với đồng bào tín đồ, tăng ni trong nước.

Ngoài ra, trong thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến nhiều cuộc biến động chính trị. Các cuộc xung đột, chiến tranh dân tộc, tôn giáo xảy ra ở nhiều nước. Hồ Chí Minh đã đi nhiều nơi trên thế giới, đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc đó. Người cũng chứng kiến cả những cuộc sống khổ cực của nhân dân và hoài bão, khát vọng được giải phóng của quần chúng bị áp bức. Quá trình trải nghiệm thực tiễn đó đã cung cấp cho Người nhiều kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo, dân tộc ở các nước và nhất là ở Liên Xô. Tất cả các bài học đó đều làm sáng tỏ trong Hồ Chí Minh một tư

tưởng: giải quyết mọi vấn đề tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đều phải nhằm phục vụ mục tiêu cách mạng chân chính là giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Đó là cơ sở để sau này Người vận dụng và đưa ra nhiều giải pháp về vấn đề tôn giáo, Phật giáo phục vụ cho cuộc kháng chiến của dân tộc như đoàn kết tôn giáo, đoàn kết Phật giáo, hoà hợp dân tộc, đề cao vai trò, giá trị của tôn giáo, Phật giáo…

Tất cả các hoạt động thực tiễn gắn bó sâu sắc với đạo Phật đó ở Hồ Chí Minh đã tạo ở Người một con người mang đức “từ, bi, hỷ xả” của Phật giáo, một người có tâm “từ bi” luôn trắc ẩn trước cảnh nghèo túng của nhân dân, có “hạnh vô ngã” luôn quên mình vì mọi người, vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do hạnh phúc của nhân dân, có “đức hiếu sinh” không chỉ ngăn chặn việc ác mà làm cho phần thiện trong mỗi người nảy nở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phật giáo và sự vận dụng tư tưởng đó của đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 30)