Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết Phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phật giáo và sự vận dụng tư tưởng đó của đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 50)

1.2. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Phật giáo

1.2.3.Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết Phật giáo

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin ở thời điểm của mình đã tập trung chủ yếu phân tích, chỉ ra cơ sở triết học của tôn giáo để tìm nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, giúp nhân dân lao động và giai cấp công nhân tránh sự ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực của thế giới quan tôn giáo. Các ông chưa có điều kiện tìm hiểu đi sâu vào các vấn đề đoàn kết tôn giáo thì Hồ Chí Minh với trải nghiệm thực tiễn phong phú đã sớm nhận thức được sự đồng thuận tất yếu của khối đoàn kết toàn dân, đã đưa ra tư tưởng đại đoàn kết, trong đó có đoàn kết tôn giáo, đoàn kết Phật giáo. Người linh hoạt, sáng tạo khi nhận thức đúng về vai trò của đoàn kết tôn giáo trong cuộc đấu tranh chung giải phóng dân tộc. Chính vì thế, đoàn kết không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo là một tư tưởng quan trọng có ý nghĩa quyết định trong sự

ngiệp cách mạng của Người. Người luôn nhấn mạnh: “phải đoàn kết chặt chẽ không phân biệt đảng phái, giai cấp, tôn giáo. Đoàn kết tức là lực lượng. Chia rẽ là yếu hèn”[37, 170]; đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị, đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Ai có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân thì đoàn kết với họ.

Các tư tưởng đoàn kết tôn giáo, đoàn kết Phật giáo, hoà hợp dân tộc của Hồ Chí Minh dựa trên các căn cứ lý luận và thực tiễn phong phú. Trước hết, Hồ Chí Minh dựa trên truyền thống ứng xử nhân văn, nhân đạo, khoan dung, hòa hợp trong lịch sử dân tộc và nhân loại. Lịch sử tôn giáo các nước có nhiều cuộc xung đột, chiến tranh sắc tộc tôn giáo ở nhiều quốc gia, khu vực khác nhau. Bên cạnh đó, do xu thế thế tục hóa tôn giáo mà đã và đang xuất hiện nhiều hiện tượng tôn giáo mới mang những bản chất khác nhau : nhân văn, phi nhân văn dẫn đến nhiều hiện tượng đấu tranh, bài trừ lẫn nhau. Yêu cầu chung cho nhân loại là phải dung hòa những mâu thuẫn đó, có thái độ ứng xử khoan dung hợp lý, không ảnh hưởng đến quyền lợi và niềm tin của bất cứ tín đồ hay tôn giáo nào. Để làm được điều này, lịch sử nhân loại đã hình thành truyền thống khoan dung, hòa hợp giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo để cấu kết, duy trì sự tồn vong của mình. Hồ Chí Minh có điều kiện đi nhiều, hiểu rộng, Người đã tiếp thu các tư tưởng khoan dung đó.

Mặt khác, Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống ứng xử hài hòa, khoan dung của dân tộc Việt Nam với các tôn giáo trong lịch sử. Việt Nam vốn là một quốc gia đa tôn giáo, đa dân tộc. Từ những năm đầu Công nguyên, ở Việt Nam đã có mặt nhiều tôn giáo lớn và nhiều tín ngưỡng dân gian, bản địa khác. Mặc dù vậy, Việt Nam không xảy ra chiến tranh, xung đột quyết liệt mà các tôn giáo cùng chung sống hòa thuận. Thậm chí, có thời kỳ chúng ta còn thừa nhận các hiện tượng “tam giáo đồng nguyên”, “tam giáo đồng tôn”. Đây chính là biểu hiện rõ nét của truyền thống khoan dung tôn giáo trong lịch sử dân tộc ta.

Bên cạnh các cơ sở có tính chất nguyên tắc như trên, tinh thần đoàn kết hòa hợp Phật giáo với các tôn giáo khác còn được dựa trên tầm vóc vĩ nhân sáng suốt của Hồ Chí Minh, trên cách nhìn nhận, đánh giá tôn giáo ở tầng văn hóa, nhân văn vượt trước người đương thời. Hồ Chí Minh thực sự là một nhà văn hóa của thời đại và tương lai. Người thấy được các giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, là các lý tưởng từ bi, bác ái, nhân nghĩa. Mặt khác, Người cũng nhận thức những cống hiến, hy sinh cao cả của các bậc chí tôn từ Khổng Tử đến Giêsu, đến Thích Ca…Chính nhờ nhận ra được những điểm tương đồng về văn hóa, đạo đức giữa các tôn giáo như vậy mà Hồ Chí Minh không thể hiện thái đồ kỳ thị, phân biệt đối xử bất cứ một tôn giáo nào. Người luôn tôn trọng, đặt các tôn giáo trong mối quan hệ hòa hợp, đoàn kết với nhau.

Điểm phát hiện quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh làm tiền đề cho các tinh thần đoàn kết hòa hợp, khoan dung tôn giáo là Người nhìn thấy đằng sau lớp vỏ duy tâm thần bí, các tôn giáo đều ẩn chứa sự đồng thuận, đều phản ánh niềm tin, khát vọng tự do và hạnh phúc của con người cùng khổ. Không chỉ một lần mà nhiều lần Hồ Chí Minh nhắc tới lý tưởng cao quý đó của các tôn giáo. Cho nên, có những lúc Người mong muốn là học trò nhỏ của các vị ấy. Sáng tạo hơn nữa, Hồ Chí Minh đã tạo dựng sự đồng thuận giữa những lý tưởng cao đẹp của các tôn giáo đồng hành cùng lý tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra được mẫu số chung giữa các lý tưởng đó: vì con người, loài người, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền lợi cơ bản của con người làm trung tâm. Nói theo cách nói của Hồ Chí Minh là “không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Dựa trên các căn cứ thấu tình đạt lý như trên, Hồ Chí Minh nhắc nhở “dù là tín đồ Phật giáo tin ở Phật”, dù là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất cả nước nhưng không phải vì thế mà coi thường hoạt động, hành vi của các tôn giáo khác. Ngược lại, Phật giáo với giáo lý nhân văn, nhân bản, “từ bi, hỷ,

xả” của mình, lấy sức mạnh ở lực lượng đông đảo lẫn sức mạnh trí tuệ, niềm tin của mình để cùng các tôn giáo khác đoàn kết bước vào cuộc đấu tranh chung bảo vệ Tổ quốc. Phật giáo cũng như các tôn giáo khác cần gác lại sự dị biệt nhỏ, hướng tới mục tiêu cao lớn. Các tôn giáo cùng nhau quy tụ dưới ngọn cờ đoàn kết, đứng trong Mặt trận Việt Minh để đánh đuổi kẻ thù chung, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân, tự do tín ngưỡng tôn giáo của các tín đồ. Đây chính là mục tiêu lớn nhất mà Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn.

Để thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc, Hồ Chí Minh chủ trương tập hợp tất cả quần chúng, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo dân tộc trong các hình thức mặt trận như: Mặt trận phản đế Đông Dương, Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt. Đặc biệt là đoàn kết với các tổ chức mới như Phật giáo cứu quốc, Cao đài cứu quốc, Thanh niên cứu quốc… Thực tế, tổ chức Phật giáo cứu quốc đã thể hiện tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết của mình. Hồ Chí Minh đã đề cao tinh thần đó và có lời ngợi khen. Tại tuần lễ mừng liên hiệp quốc gia ra mắt, Hồ Chí Minh đã đến dự. Đây là một buổi lễ tổ chức nhằm hoan nghênh mối quan hệ đoàn kết giữa các Đảng phái và mặt trận Việt Minh do các Phật tử trong Phật giáo cứu quốc tổ chức. Hồ Chí Minh chủ tọa lễ khai mạc, sau đó Người phát biểu trước Phật tử và đông đảo dân chúng nhằm mục đích đề cao vấn đề đoàn kết cứu quốc, tự do tín ngưỡng: “Nước Phật ngày xưa có những bốn Đảng làm ly tán lòng dân và hại Tổ quốc. Nhưng nước Việt Nam ngày nay chỉ có một Đảng phải là toàn dân quyết tâm giành dộc lập. Tín đồ Phật tin ở Phật, tín đồ Gia-tô tin ở Đức Chúa Trời, cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng” [30, 148].

Đặc biệt, nêu cao tinh thần đoàn kết, tư tưởng “lục hoà” của Phật giáo nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh đã nhiều lần kêu gọi đồng bào Phật giáo đoàn kết cùng đấu tranh chống kẻ thù. Trong thư gửi các

vị tăng ni và đồng bào các tín đồ Phật giáo, Người viết: “nhân dịp lễ Phật Thích Ca thành đạo, tôi thân ái gửi đến các tăng ni và đồng bào tín đồ lời chào đại hòa hợp, tôi mong đồng bào đã đoàn kết thì càng đoàn kết hơn nữa để góp phần xây dựng hòa bình thắng lợi. Hãy ra sức giúp đỡ cán bộ, hăng hái thực hiện mọi công tác của chính phủ, chấp hành đúng chính sách tự do tín ngưỡng, ngăn chặn âm mưu của Mỹ - Diệm và tay sai lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết toàn dân” [44, 290].

Năm 1947, Hồ Chí Minh trong thư gửi đồng bào và chiến sĩ miền Nam đã kêu gọi tinh thần đoàn kết kháng chiến của đồng bào tôn giáo: “Lương cũng như giáo, Phật cũng như Cao đài, đoàn kết chặt chẽ kiên quyết kháng chiến để giải phóng giống nòi, gìn giữ Tổ quốc” [78, 380].

Cùng với việc kêu gọi đồng bào các tôn giáo đoàn kết hòa hợp, Hồ Chí Minh còn chủ trương đấu tranh loại bỏ các phần tử lợi dụng tôn giáo để phá vỡ khối đại đoàn kết đó. Người kiên quyết đấu tranh với những kẻ lợi dụng tự do tín ngưỡng, phá vỡ khối đại đoàn kết: “Pháp luật sẽ trừng trị những kẻ nào mượn danh nghĩa tôn giáo để phá hoại hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại đoàn kết”[66, 154].

Để ngăn chặn các âm mưu phá hoại đó, Hồ Chí Minh đã luôn tâm niệm và kêu gọi đồng bào tín đồ tăng ni cùng đấu tranh chống những kẻ lợi dụng, phá hoại đoàn kết, phá hoại sự nghiệp dân tộc.

Bằng cái tâm từ bi trong sáng, thiện cảm, bằng những lời lẽ thấu tình đạt lý, chân thành, bình dị, Hồ Chí Minh đã đem lại cho tín đồ Phật giáo sự cảm phục, yêu mến. Do đó, họ góp công xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Hồ Chủ tịch đã thành công trong việc kêu gọi đồng bào Phật giáo đoàn kết, xây dựng khối đại hòa hợp dân tộc. Thắng lợi của cuộc kháng chiến dân tộc là kết quả của chủ trương đoàn kết các tôn giáo, đại hòa hợp dân tộc. Ngày nay, nhân loại đang đứng trước các nguy cơ lớn về xung đột tôn giáo, sắc tộc. Thực tế

đó đòi hỏi mỗi quốc gia cần xây dựng cho mình khối đoàn kết vững mạnh, hòa hợp lâu dài. Trước tình hình đó, kế thừa và phát huy hơn nữa bài học kinh nghiệm: tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo, thực hiện đại đoàn kết, đại hòa hợp dân tộc đang là đòi hỏi thiết thực.

1.2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp cận từ góc độ văn hóa đối với Phật giáo

Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử xã hội xuất hiện sớm trong lịch sử nhân loại. Nó do con người sáng tạo ra, tồn tại cùng con người trong lịch sử và phản ánh tồn tại xã hội. Tôn giáo cũng có nhiều biến đổi thăng trầm trong lịch sử, cho nên việc nhận thức, đánh giá về tôn giáo khó khăn, đòi hỏi phải có sự am tường về lịch sử, về văn hóa mới có phương pháp tiếp cận tôn giáo một cách đúng đắn.

Hồ Chí Minh là người sớm có quan điểm toàn diện đã tiếp cận từ góc độ văn hoá trong việc nhìn nhận, đánh giá về tôn giáo. Bởi Người am tường lịch sử văn hóa truyền thống dân tộc, am tường các nền văn hóa Đông - Tây kim cổ. Trên cơ sở đó, khi đánh giá về tôn giáo Người không nhìn nhận dưới con mắt của một nhà chính trị thuần túy mà dưới con mắt của một danh nhân văn hóa. Do đó, Phật giáo cũng như nhiều tôn giáo khác được Hồ Chí Minh nhìn nhận trong tổng thể nền văn hóa dân tộc, như một bộ phận cấu thành nền văn hóa dân tộc. Điều này là không mâu thuẫn mà thống nhất trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, Người đã từng viết : “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[35, 431].

Với cách hiểu văn hóa như trên, văn hóa bao chứa trong nó nhiều nội dung song, tựu trung lại tất cả những gì do con người sáng tạo ra cả về vật chất lẫn tinh thần phục vụ nhu cầu tồn tại và sinh hoạt hàng ngày của con người là văn hóa. Trong những sản phẩm do con người sáng tạo thỏa mãn nhu cầu đó có tôn giáo. Phật giáo cũng là một hình thái ý thức tôn giáo nên cũng không nằm ngoài lý luận chung mà Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn. Tuy nhiên, việc đánh giá như vậy cũng còn dựa trên một số các căn cứ thực tiễn phong phú mà Người từng trải.

Trên thực tế, các tôn giáo tồn tại ở Việt Nam cho đến ngày nay đều góp phần đáng kể trong việc phát triển lịch sử tư tưởng dân tộc, bồi bổ thêm sự phong phú của văn hóa Việt Nam trong lịch sử. Riêng tôn giáo Phật giáo với nhiều diễn biến trong lịch sử được đánh giá là có chức năng văn hóa cần thiết cho một bộ phận nhân dân trong thời gian dài. Và chính những sinh hoạt Phật giáo theo hướng văn hóa với những giá trị nhân văn đích thực phù hợp với nhiều giá trị văn hóa tinh thần người Việt đã tạo dựng cho Phật giáo một chỗ đứng nhất định trong văn hóa Việt Nam.

Trong lịch sử, Phật giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc trên các phương diện cơ bản: tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, văn học, nghệ thuật, kiến trúc…

Ngay từ khi mới du nhập cho đến khi đóng vai trò là quốc đạo, Phật giáo đều ít nhiều tham gia vào công việc triều chính. Các nhà sư ngoài đóng vai trò quan trọng trong công việc triều chính còn góp phần quan trọng vào việc mở rộng và giao lưu văn hóa với nước ngoài. Với triết lý: “từ, bi, hỷ, xả, cứu khổ cứu nạn”, Phật giáo đã bám rễ sâu và ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân. Vua chúa, quan lại thấm nhuần triết lý đó nên nhân đạo vị tha, yêu dân như con, chăm lo cuộc sống của nhân dân, hết lòng xả thân vì dân, vì nước. Quần chúng nhân dân thôn quê thì lấy đạo Phật làm chỗ dựa tinh thần. Ông Phật, ông Bụt trở nên

gần gũi, thân thương. Mặc dù không hiểu nhiều giáo lý sâu sắc của Phật giáo nhưng họ hiểu thế nào là thiện, là ác, làm thế nào để sống thiện, tránh ác. Họ cũng hiểu “nhân quả”, “nghiệp báo”, thương người như thể thương thân…

Đóng vai trò nổi bật là các áng thơ văn bất hủ của các vị thiền sư mang triết lý sâu sắc của nhà Phật. Nội dung các tác phẩm chủ yếu nói đến lòng yêu nước, yêu cuộc sống. Mục đích của các tác giả là để cổ vũ tinh thần yêu quê hương đất nước của quần chúng, thúc giục kêu gọi hiền tài đứng lên đấu tranh gìn giữ đất nước. Ngoài hệ thống thơ văn đồ sộ đó, Phật giáo còn để lại trong văn hóa Việt Nam kho tàng kiến trúc, điêu khắc chùa chiền phong phú. Hệ thống đó vẫn còn giữ nguyên giá trị đến ngày nay.

Với thực tiễn trên, Hồ Chí Minh không thể không thừa nhận vai trò to lớn của Phật giáo trong việc xây dựng văn hóa ở Việt Nam. Mặt khác chính thực tiễn phong phú đã bồi bổ cho Hồ Chí Minh thêm tri thức để có thể khẳng định: Phật giáo là một bộ phận cấu thành nên nền văn hoá dân tộc.

Tuổi thơ của Người được sinh ra, lớn lên trong ngôi làng mang tên làng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phật giáo và sự vận dụng tư tưởng đó của đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 50)