Quan hệ của Tịa án Hình sự Quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tòa án Hình sự Quốc tế và khả năng gia nhập của Việt Nam (Trang 34 - 37)

Hợp Quốc

Mối liên hệ giữa Tịa án Hình sự Quốc tế và Hội đồng Bảo an cũng như những vai trò tương ứng là một trong những vấn đề quan trọng được quan tâm trong suốt quá trình đàm phán tại Hội nghị Rome. Quy chế Rome 1998 đã đề cập đến ba vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa Hội đồng Bảo an và Tồ án Hình sự Quốc tế, đó là:

Thứ nhất, Tịa án khơng thể giải quyết những vấn đề liên quan hoặc trực tiếp liên quan đến những hành vi xâm lược, trừ khi có một sự xem xét trước của Hội đồng Bảo an rằng quốc gia bị cáo buộc đã có hành vi xâm lược.

Thứ hai, Hội đồng Bảo an có thể đệ trình những vấn đề đến Toà án theo đúng những quy định của Chương VII Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Thứ ba, nếu khơng có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an thì Tịa án sẽ khơng thể tiến hành việc truy tố của mình nếu đã nảy sinh một vấn đề đang được Hội đồng Bảo an giải quyết theo Chương VII Hiến chương Liên Hợp Quốc.

2.1.1. Vai trò của Hội đồng Bảo an đối với tội ác xâm lược

Dự thảo Quy chế Rome (do Uỷ ban Luật Quốc tế đưa ra) đề xuất trước khi tiến hành việc truy tố, Hội đồng Bảo an sẽ xem xét rằng quốc gia bị cáo buộc có phạm tội xâm lược hay không. Tuy nhiên đề xuất này đã gặp nhiều sự phản đối từ phía các quốc gia tham gia tập trung vào hai vấn đề: thứ nhất, việc

đó sẽ dẫn đến vấn đề chính trị hóa chức năng tư pháp của Tịa, ảnh hưởng đến tính độc lập của Tịa như mục đích của việc thành lập là tạo ra một thiết chế độc lập, có thẩm quyền xét xử đối với những tội phạm nguy hiểm nhất đối với cộng đồng quốc tế; thứ hai, trên thực tế, việc truy tố hành vi xâm lược nhằm vào những quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an là khơng thực tế bởi lẽ, những nước này có thể sử dụng quyền phủ quyết (veto) đối với bất kỳ sự điều tra và truy tố đối với mình.

Vấn đề này đã được đề cập tại khoản 2 Điều 5 Quy chế Rome 1998. Theo đó, tội ác xâm lược là một loại tội mà Tịa có quyền xét xử (khoản 1 điểm d). Tuy nhiên, Tịa chỉ có thể thực hiện quyền xét xử đối với loại tội phạm này sau khi có được một sự bổ sung vào Quy chế định nghĩa thống nhất về tội phạm này và những cơ sở để thực hiện quyền xét xử của Tòa. Những định nghĩa và những điều khoản có liên quan sẽ phải phù hợp với những điều khoản tương tự của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Theo Điều 39 Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có quyền xem xét có hay khơng có sự tồn tại của bất kỳ sự đe doạ nào đến hồ bình, sự phá hoại hồ bình hoặc một hành vi xâm lược. Như vậy, những xem xét của Hội đồng Bảo an có thể coi như là một điều kiện tiên quyết cho việc tiến hành truy tố trách nhiệm hình sự của các cá nhân đã thực hiện tội phạm xâm lược.

2.1.2. Vai trò của Hội đồng Bảo an trong việc đệ trình một tình huống ra trước Tịa

Điều 13 điểm b quy định, Tịa sẽ có quyền xét xử đối với tội phạm căn cứ theo Điều 5 của Quy chế nếu như “một tình huống mà theo đó nảy sinh một hoặc nhiều tội phạm như vậy được Hội đồng Bảo an đệ trình cho Cơng tố viên”. Trong q trình đàm phán, có hai quan điểm đối lập về thẩm quyền này

mà quan điểm phản đối dựa trên những lập luận tương tự như vấn đề tội xâm lược. Tuy nhiên, hầu hết đại diện của các quốc gia đã nhất trí với việc ghi nhận vai trị của Hội đồng Bảo an trong việc đệ trình một tình huống ra trước Tịa với điều kiện việc đệ trình về tình huống đó phải theo đúng những quy định của Hội đồng Bảo an được quy định tại Chương VII Hiến chương Liên Hợp Quốc (Điều 13 điểm b). Một tranh cãi khác đó là Hội đồng Bảo an sẽ đệ trình một vụ việc, vấn đề hay tình huống. Quan điểm thống nhất cho rằng Hội đồng Bảo an chỉ nên dừng lại ở việc đệ trình một tình huống mà theo đó một hoặc nhiều tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa xuất hiện, như vậy sẽ đảm bảo cho tính độc lập của Tịa trong việc điều tra, truy tố đối với tội phạm đó.

2.1.3. Sự trì hỗn tiến trình xét xử của Tịa

Vai trị thứ ba của Hội đồng Bảo an là dừng các quá trình tố tụng của Tịa đang tiến hành hoặc sắp sửa tiến hành. Như vậy, quá trình tố tụng của Tịa có thể bị ngừng lại hoặc bị ngăn cản khi mà Hội đồng Bảo an ra một nghị quyết căn cứ theo Điều 24 và Chương VII của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, sự tạm ngưng hoặc ngăn cản nói trên sẽ giới hạn trong một khoảng thời gian có thể gia hạn là 12 tháng (Điều 16). Quy định này một mặt giải tỏa được sự lo ngại của các quốc gia khi cho rằng thẩm quyền này của Hội đồng Bảo an có thể làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Tịa và sự chi phối của những yếu tố chính trị đối với hoạt động của Tòa, mặt khác phù hợp với thẩm quyền của Hội đồng Bảo an trong việc duy trì hồ bình và an ninh thế giới theo Điều 24, Điều 25 cũng như Điều 103 Hiến chương Liên Hợp Quốc. Bởi lẽ, sau khi thời hạn trên chấm dứt, hoạt động điều tra, truy tố của Tịa sẽ khơng thể bị ảnh hưởng từ phía Hội đồng Bảo an.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tòa án Hình sự Quốc tế và khả năng gia nhập của Việt Nam (Trang 34 - 37)