2.3.1. Cộng hòa Dân chủ Congo
Cơ sở để Tòa tiến hành điều tra: Đơn yêu cầu của Chính phủ Cộng hịa dân chủ Congo - quốc gia thành viên của Quy chế Rome [19].
Nội dung: Yêu cầu Tòa tiến hành điều tra về các tội phạm của phiến quân Liên minh những người yêu nước Congo gây ra ở Congo sau khi Quy chế Rome có hiệu lực (ngày 1 tháng 7 năm 2002).
Thời gian Công tố viên ra quyết định bắt đầu điều tra: Ngày 23 tháng 6 năm 2004.
Vụ án do Hội đồng Tiền xét xử I giải quyết.
Quyết định sau điều tra của Tòa: Yêu cầu bắt giữ đối với các nhân vật cao cấp của phiến quân Liên minh những người yêu nước Congo gồm:
- Thomas Lubanga, người sáng lập Liên minh những người yêu nước Congo, đồng thời là Tổng tư lệnh của lực lượng này từ cuối năm 2002 đến cuối năm 2003: Tòa cáo buộc Thomas Lubanga tội phạm chiến tranh do hành vi ra lệnh giết người, làm cho nhiều thường dân mất nhà cửa, ép buộc nơ lệ tình dục, ép buộc trẻ em tham gia lực lượng vũ trang. Thomas Lubanga bị bắt vào ngày 17 tháng 3 năm 2005. Sau khi Tịa cơng bố lệnh bắt giữ Lubanga ngày 10 tháng 2 năm 2006, lực lượng không quân Pháp đã dẫn giải Lubanga đến Tòa cùng ngày. Phiên Tòa xét xử Lubanga dự định bắt đầu vào ngày 23 tháng 6 năm 2008. Tuy nhiên, ngày 13 tháng 6 năm 2008, với lý do Công tố viên đã từ chối công khai những tài liệu bào chữa đã xâm phạm quyền được xét xử công bằng của Thomas Lubanga, Tịa án đã u cầu tạm hỗn xét xử. Trong thời gian phiên tịa bị trì hỗn, Thomas Lubanga bị tạm giam tại Tòa. Ngày 29 tháng 1 năm 2009, Tòa bắt đầu xét xử Thomas Lubanga.
- Germain Katanga, một trong những nhân vật lãnh đạo Liên minh những người yêu nước Congo, bị Tòa buộc tội chống lại loài người (với 3 cáo trạng về hành vi) và tội chiến tranh (với 7 cáo trạng về hành vi). Katanga bị Chính phủ Congo bắt theo lệnh của Tòa vào ngày 25 tháng 6 năm 2007 và được chuyển đến tạm giam ở Hague vào ngày 17 tháng 10 năm 2007. Phiên tòa xét xử Kantanga của Tòa bắt đầu ngày 24 tháng 11 năm 2009.
- Mathieu Ndugjolo Chui, một trong những nhân vật lãnh đạo Liên minh những người yêu nước Congo, bị Tịa cáo buộc tội phạm chống lại lồi người và tội phạm chiến tranh. Tòa cho rằng Chui (và Katanga) đã ra lệnh tấn công một ngôi làng ở Bogoro, miền Đông Congo, vào ngày 24 tháng 2 năm 2003 làm ít nhất 200 thường dân thiệt mạng. Chui bị Chính phủ Congo bắt theo lệnh của Tịa vào ngày 25 tháng 6 năm 2007. Phiên tòa xét xử Chui do Tòa tiến hành bắt đầu vào ngày 24 tháng 11 năm 2009.
- Bosco Ntaganda, tướng lĩnh cao cấp của Liên minh những người yêu nước Congo, bị Cơng tố viên Tịa ra lệnh bắt giữ vào ngày 12 tháng 1 năm 2006 với các cáo trạng về hành vi ép buộc, tuyển trẻ em tham gia lực lượng vũ trang. Cho đến nay, Ntaganda vẫn chưa bị bắt.
Tuy nhiên, tháng 2 năm 2008, khi chuẩn bị đưa các nghi can đã bị bắt ra xét xử, Cơng tố viên Tịa án Hình sự Quốc tế đã ra thơng báo kết thúc q trình điều tra của Tịa.
2.3.2. Uganda
Cơ sở để Tòa tiến hành điều tra: Đơn yêu cầu của Chính phủ Uganda - quốc gia thành viên của Quy chế Rome [22].
Nội dung: Yêu cầu Tòa tiến hành điều tra về các tội phạm của phiến quân Quân đội thánh chiến (LRA) do Joseph Kony làm tổng tư lệnh gây ra ở Uganda sau khi Quy chế Rome có hiệu lực (ngày 1 tháng 7 năm 2002).
Thời gian nộp đơn: Tháng 12 năm 2004.
Thời gian Công tố viên ra quyết định bắt đầu điều tra: Ngày 29 tháng 7 năm 2004.
Vụ án do Hội đồng Tiền xét xử I giải quyết.
Quyết định sau điều tra của Tòa: Yêu cầu bắt giữ đối với 5 nhân vật cao cấp của lực lượng Quân đội thánh chiến, gồm:
- Tổng tư lệnh quân đội thánh chiến Joseph Kony: Theo kết quả điều tra của Tòa, trong gần 20 năm nội chiến chống quân Chính phủ Uganda, Joseph Kony đã cho phép quân đội thánh chiến cưỡng ép 30.000 trẻ em vào lực lượng vũ trang, làm 1,6 triệu người mất nhà cửa, hàng chục nghìn người bị giết, bắt cóc, ép buộc làm nơ lệ và hiếp dâm [25]. Tòa cáo buộc Joseph Kony hai tội: tội phạm chống lại loài người do đã có các hành vi giết người, ép buộc làm nô lệ, ép buộc nơ lệ tình dục, hiếp dâm, cố ý gây thương tích nghiêm trọng và tội phạm chiến tranh do các hành vi giết người, đối xử với thường dân vô nhân đạo, tấn cơng dân thường, cướp bóc, kích động hiếp dâm và ép buộc trẻ em tham gia lực lượng vũ trang.
- Phó tổng tư lệnh quân đội thánh chiến Vincent Otti: Tòa cáo buộc Vincent Otti hai tội: tội phạm chống loài người do các hành vi giết người, ép buộc nơ lệ tình dục, gây thương tích nghiêm trọng cho người khác và tội phạm chiến chiến tranh do các hành vi xúi giục hiếp dâm, tấn công dân thường, ép buộc trẻ em tham gia lực lượng vũ trang, đối xử vô nhân đạo với thường dân, cướp bóc và giết người.
- Tướng Okot Odiambo của quân đội thánh chiến: Tòa cáo buộc Okot Odiambo hai tội: tội phạm chống nhân loại do các hành vi ép buộc nô lệ và tội phạm chiến tranh do các hành vi tấn cơng dân thường, cướp bóc, ép buộc trẻ em tham gia lực lượng vũ trang. Tòa cho rằng Okot Odiambo là người đã ra lệnh tấn công trại tỵ nạn Barlonya làm 300 người thiệt mạng vào tháng 2 năm 2004 [25].
- Tướng Raska Lukwiya, cấp phó của Tướng Okot Odiambo của quân đội thánh chiến: Tòa cáo buộc Raska Lukwiya hai tội: tội phạm chống nhân loại do các hành vi ép buộc làm nô lệ và tội phạm chiến tranh do các hành vi đối xử vô nhân đạo với thường dân, tấn cơng thường dân và cướp bóc.
- Tướng Dominic Ongwen của quân đội thánh chiến: Tòa cáo buộc Dominic Ongwen hai tội: tội phạm chống nhân loại do các hành vi ép buộc làm nô lệ và gây thương tích nghiêm trọng cho người khác và tội phạm chiến chiến với các hành vi giết người, đối xử vô nhân đạo với thường dân, tấn công thường dân và cướp bóc.
Trong số những người bị Tịa buộc tội, hai người được cho rằng đã chết là Tướng Lukwiya (ngày 12 tháng 8 năm 2006) và Tướng Otti (năm 2007). Ba người khác được cho rằng đang lẩn trốn ở miền Nam Sudan hoặc Tây Bắc của Cộng hịa Congo. Chính phủ Uganda hiện đang cố gắng đạt được thỏa thuận ngừng bắn với phiến quân LRA. Phía LRA đặt điều kiện chỉ đình chiến khi có lệnh miễn trừ truy tố từ Tịa. Tuy nhiên, Chính phủ Uganda vẫn muốn mở phiên tòa.
2.3.3. Cộng hòa Trung Phi
Cơ sở để Tòa tiến hành điều tra: Đơn yêu cầu của Chính phủ Cộng hịa Trung Phi - quốc gia thành viên của Quy chế Rome [20].
Nội dung: Yêu cầu Tịa tiến hành điều tra về tình hình tội phạm quốc tế diễn ra ở Cộng hòa Trung Phi sau khi Quy chế Rome có hiệu lực (ngày 1 tháng 7 năm 2002).
Thời gian Công tố viên ra quyết định bắt đầu điều tra: Ngày 22 tháng 5 năm 2007.
Vụ án do Hội đồng Tiền xét xử III giải quyết.
Quyết định sau điều tra của Tòa: Ra lệnh bắt giữ đối với cựu Phó Tổng thống Congo Jean Pierre Bemba với các cáo buộc tội phạm chiến tranh và tội phạm chống loài người. Jean Pierre Bemba bị chính quyền Bỉ bắt giữ vào ngày 24 tháng 5 năm 2008, được chuyển giao và tạm giam ở Tòa từ ngày 3 tháng 7 năm 2008.
Trong sự kiện này, trước khi gửi đơn lên Tịa án Hình sự Quốc tế, Tịa Phúc thẩm của Cộng hòa Trung phi đã tiến hành điều tra và buộc tội cựu Tổng thống Cộng hòa Trung Phi Ange Felix Patasse và cựu Phó Tổng thống Congo Jean Pierre Bemba về các hành vi giết người và hiếp dâm. Tuy nhiên, Chính phủ Cộng hịa Trung Phi cho rằng họ khơng có khả năng bắt giữ được các nghi phạm ngay cả khi có lệnh bắt của Tịa án quốc tế nên đã quyết định gửi đơn đề nghị Tịa án Hình sự Quốc tế giải quyết vấn đề này. Tháng 6 năm 2006, Chính phủ Cộng hịa Trung Phi đã gửi đơn lên Tịa án Hình sự Quốc tế bày tỏ sự khơng hài lịng về sự chậm chễ trong quyết định tiến hành điều tra của Cơng tố viên Tịa.
Ngoài ra, Liên đoàn các nhà báo của Cộng hịa Trung phi cũng có đơn gửi đến Tịa buộc tội tổng thống đương nhiệm Francois Bozize đã gây ra tội ác diệt chủng chống dân thường ở phía Bắc Cộng hịa Trung Phi.
2.3.4. Darfur (Sudan)
phổ biến ở Dafur, Sudan từ ngày 1 tháng 7 năm 2002”. Mặc dù Sudan chưa phê chuẩn Quy chế Rome nhưng trong Nghị quyết, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã yêu cầu Chính phủ Sudan hợp tác đầy đủ với Tịa và cung cấp thông tin cần thiết cho Cơng tố viên [18].
Nội dung: u cầu Tịa tiến hành điều tra về tình hình tội phạm quốc tế diễn ra ở Darfur, Sudan sau khi Quy chế Rome có hiệu lực (ngày 1 tháng 7 năm 2002).
Thời gian nộp đơn: Ngày 31 tháng 3 năm 2005.
Thời gian Công tố viên ra quyết định bắt đầu điều tra: Ngày 6 tháng 6 năm 2005.
Vụ án do Hội đồng Tiền xét xử I giải quyết.
Quyết định sau điều tra của Tòa: Tòa cáo buộc các nhân vật sau đây vi phạm Quy chế Rome:
- Omar al-Bashir, là Tổng thống đương nhiệm của Sudan, chủ tịch Đảng đại biểu quốc gia cầm quyền, bị Cơng tố viên đề nghị Tịa ra lệnh bắt giữ vào tháng 7 năm 2008 về các tội diệt chủng và tội phạm chiến tranh và tội chống nhân loại. Tháng 10 năm 2008, Tịa án u cầu Cơng tố viên cung cấp thông tin đầy đủ hơn về những cáo buộc tội phạm nói trên.
- Ahmed Haroun , Cựu Bô ̣ trưởng nô ̣i vụ Sudan (2003 - 2005) và Cựu bộ trưởng phụ trách các vấn đề con người ở Sudan (2006 - 2009), hiện đang là thống đốc bang Nam Kordofan, Sudan. Tịa cáo buộc ơng Haroun tội phạm chiến tranh và tội chống nhân loại từ ngày 1 tháng 7 năm 2002 đến năm 2004. Theo Tòa, trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông Haroun đã trực tiếp
đứng ra tuyển mộ, lập quỹ, trang bị vũ khí cho lực lượng dân quân Arap Janjaweed. Tòa cũng cho rằng tháng 8 năm 2003, ông Haroun đã trực tiếp ra lệnh buộc 20.000 dân thường, chủ yếu là người Fur phải rời bỏ nhà cửa ở khu vực Kodoom [21]. Tịa cũng cáo buộc ơng Haroun trực tiếp ra lệnh cho quân đội Chính phủ và lực lượng Janjaweed tiến hành các hành vi vô nhân đạo với thường dân, giết người, hiếp dâm, tấn công thường dân, cướp bóc, phá hoại tài sản của thường dân, tra tấn thường dân, buộc họ rời bỏ nhà cửa. Ngoài ra, một trong các cáo buộc nghiêm trọng nhất của công tố viên đối ông Haroun là việc ông và Ali Kushayab, người đứng đầu lực lượng dân quân Arap Janjaweed (lực lượng chính giúp Chính phủ Sudan chống phiến quân ở Darfur) đã trao đổi ý kiến và quyết định tấn công Bindisi làm hơn 100.000 người chết, trong đó có 30 trẻ em [21]. Ngày 2 tháng 5 năm 2007, Tịa đã ra lệnh bắt giữ đối với ơng Haroun.
- Ali Kushayab, người đứng đầu lực lượng dân quân Arap Janjaweed (lực lượng chính giúp Chính phủ Sudan chống phiến quân ở Darfur) bị Công tố viên cáo cuộc tội phạm chiến tranh và tội chống nhân loại vào tháng 2 năm 2007 do các hành vi bao gồm ra lệnh cho quân đội Chính phủ và Janjaweed giết người, hành hình hàng loạt, hiếp dâm tập thể, tra tấn, có các hành vi vơ nhân đạo với thường dân, cướp bóc, buộc nhiều thường dân phải rời bỏ nhà cửa trong giai đoạn từ tháng 8 năm 2003 đến tháng 3 năm 2004. Ngồi ra, Tịa cũng cáo buộc Ali Kushayb gây ra 504 vụ ám sát, 20 vụ hiếp dâm, cưỡng ép 40.000 thường dân rời bỏ nhà cửa [21]. Ngày 2 tháng 5 năm 2007, Tòa đã ra lệnh bắt giữ đối với ông Haroun.
- Bahr Idriss Abu Garda, Abdallah Banda Abakaer Nourain và Saleh Mohammed Jerbo là ba nhân vật đứng đầu Phong trào cơng bằng và bình đẳng ở Sudan bị Cơng tố viên của Tịa thơng báo truy tố vào ngày 20 tháng 11
năm 2008 với lý do có liên quan đến vụ án 12 người thuộc lực lượng gìn giữ hịa bình Sudan bị giết vào năm 2007. Bahr Idriss Abu Garda bị Tòa cáo buộc tội phạm chiến tranh do các hành vi tấn cơng nhân viên lực lượng gìn giữ hịa bình, giết người và cướp bóc.
Ngoại trừ hai trường hợp Abdallah Banda Abakaer Nourain và Saleh Mohammed Jerbo tự nguyện đến trình diện tại Tịa ngày 17 tháng 6 năm 2010, chính quyền Sudan đã bác bỏ quyền tài phán của Tòa và tuyên bố không giao nộp bất kỳ nghi can nào.
2.3.5. Cộng hòa Kenya
Cơ sở để Tòa tiến hành điều tra: Cơng tố viên Tịa tự quyết định điều tra theo Điều 15 khoản 3 của Quy chế Rome. Kenya là thành viên của Quy chế Rome (phê chuẩn vào ngày 15 tháng 3 năm 2005 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2005) [21].
Nội dung: Điều tra về cuộc xung đột sau bầu cử tại Kenya trong giai đoạn 2007-2008. Cuộc xung đột ở Kenya bắt đầu diễn ra từ ngày 27 tháng 12 năm 2007 sau khi Tổng thống Mwai Kibaki tuyên bố thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống. Phong trào dân chủ da cam (ODM) đã phản đối kết quả bầu cử và yêu cầu điều tra về sự gian lận bầu cử. Bạo lực đã bùng phát mạnh mẽ trong các cuộc xung đột giữa phe đối lập và quân đội Chính phủ ở khu vực có đơng thành viên của ODM, nhất là ở thung lũng Rift. Cuộc xung đột ở Kenya đã làm ít nhất 1.300 người chết và 300.000 người mất nhà cửa [24].
Thời gian Công tố viên ra quyết định bắt đầu điều tra: Ngày 5 tháng 11 năm 2009.
Quyết định sau điều tra của Tịa: Cơng tố viên thơng báo có đầy đủ chứng cứ để đưa 6 người Kenya ra xét xử theo Quy chế Rome về tội phạm chiến tranh. Tuy nhiên, do Chính phủ Kenya hợp tác hạn chế với Tịa nên Cơng tố viên không cơng bố danh tính của 6 nhân vật nói trên để bảo toàn chứng cứ và tránh trường hợp các nhân vật nói trên bỏ trốn. Nhìn chung, trường hợp của Kenya cho thấy, nếu thiếu sự hợp tác của quốc gia thành viên, Tịa sẽ rất khó khăn (hay gần như khơng thể) trong việc bắt giữ và đưa ra xét xử các cá nhân bị Tòa buộc tội.
Chƣơng 3: VẤN ĐỀ GIA NHẬP TỊA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ