Thái độ của các các cường quốc Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc trong việc gia nhập Quy chế Rome

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tòa án Hình sự Quốc tế và khả năng gia nhập của Việt Nam (Trang 37 - 42)

trong việc gia nhập Quy chế Rome

Tính đến tháng 12 năm 2011, 120 quốc gia đã trở thành thành viên của Tịa án, trong đó gồm tất cả các nước Nam Mỹ, gần như toàn bộ các nước ở châu Âu và khoảng một nửa số nước ở châu Phi. Đối với Cape Verde, thành viên thứ 119, Quy chế Rome sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2012, trong khi đối với thành viên thứ 120 – Vanuatu, Quy chế sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2012 [26]. Ngồi ra, có 32 quốc gia, trong đó có Nga, đã ký nhưng chưa phê chuẩn Quy chế Rome [35]; Côte d'Ivoire đã chấp nhận thẩm quyền tài phán của Tòa án [19]. Ba trong số các nước này - Israel, Sudan và Hoa Kỳ - tuyên bố rút lại việc ký gia nhập Quy chế Rome, cho thấy rằng họ khơng cịn có ý định trở thành quốc gia thành viên, và như vậy, khơng có nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ chữ ký của đại diện chính quyền Hoa Kỳ trước đó trong Quy chế. 42 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc không ký cũng không phê chuẩn hoặc gia nhập Quy chế Rome; một vài trong số đó như Trung Quốc [11] và Ấn Độ phê phán sự tồn tại của Tòa án [14].

2.2.1. Hoa Kỳ: Sự phản đối thận trọng

Hoa Kỳ tham gia tích cực các cuộc đàm phán dẫn đến việc thông qua Quy chế Rome của Tồ án Hình sự Quốc tế. Tuy nhiên, Hoa Kỳ lại là một trong bảy quốc gia (trong đó có Iraq, Israel, Libya, Qatar, Trung Quốc và Yemen) biểu quyết chống lại thỏa thuận mới được soạn thảo. Hoa Kỳ có nhiều lý do để phản đối không gia nhập Quy chế Rome về Tịa án Hình sự Quốc tế. Thứ nhất, Tịa án có khả năng điều tra và đưa các công dân Hoa Kỳ ra xét xử mà khơng cần có sự chấp thuận của Hoa Kỳ mặc dù Hoa Kỳ là nước đã ký Quy chế Rome. Thứ hai, Tồ án có q nhiều thẩm quyền khơng được

kiểm tra và các Cơng tố viên của Tồ cũng có thể khơng bị giám sát. Ngồi ra, thẩm quyền tài phán của Tồ án xét cho cùng cịn phụ thuộc rất nhiều vào Hội đồng Bảo an. Thứ ba, Tịa án có thể điều tra và truy tố các lãnh đạo Hoa Kỳ vì “tội xâm lược”. Thứ tư, Tồ án rất dễ phương hại đến chủ quyền quốc gia hiện tại của Hoa Kỳ. Thứ năm, Tồ án rất có thể bị thúc đẩy về mặt chính trị để chống lại các lãnh đạo và binh lính Hoa Kỳ. Thứ sáu, Hoa Kỳ muốn hỗ trợ các phiên toà xét xử tại quốc gia nơi hành vi tội ác xảy ra hơn là đưa các tội ác đó ra xử tại Tịa án Hình sự Quốc tế. Thứ bảy, về mặt Hiến pháp, Hoa Kỳ có những e ngại về Quy chế Rome, đặc biệt về quyền được xét xử theo quy định mà các bị cáo được hưởng.

Ngày 31 tháng 12 năm 2000, chỉ vài ngày trước khi chuyển giao quyền lực cho chính quyền của tân Tổng thống Bush, Tổng thống Clinton, mặc dù còn giữ nhiều bảo lưu mạnh mẽ, đã ký vào bản Quy chế Rome. Tiếp theo, trong giai đoạn từ 2002 đến 2005, Chính sách của Hoa Kỳ thay đổi từ chính sách hồi nghi nhưng sẵn sàng đàm phán sang chính sách “chủ động phản đối”. Vào ngày 10 tháng 5 năm 2002, Hoa Kỳ tuyên bố “hủy ký” gia nhập Quy chế Rome [29]. Ngay sau đó, Hoa Kỳ đã vận động hành lang để ra được một Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - Nghị quyết số 1422 (2002) - nhằm trao quyền miễn trừ cho tất cả các quân nhân làm nhiệm vụ gìn giữ hồ bình của Hoa Kỳ khơng bị đưa ra xét xử tại Tịa. Ngồi ra, Hoa Kỳ đã phát động một chiến dịch toàn cầu nhằm bảo đảm cho các Thoả thuận miễn trừ song phương (BIA) hoặc Thoả thuận không dẫn độ song phương với từng quốc gia. Các chính sách này đều dựa trên cơ sở Luật bảo vệ công chức công vụ (ASPA) thông qua vào năm 2002. Từ năm 2002, Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp tiêu cực đơn phương (“biện pháp trừng phạt”) chống lại các quốc

gia phê chuẩn Quy chế Rome và các quốc gia từ chối ký Thoả thuận miễn trừ song phương với Hoa Kỳ.

Các biện pháp trừng phạt này gồm ba loại:

(a) Dựa trên cơ sở Luật bảo vệ công chức công vụ, cắt các khoản viện trợ đào tạo quân sự do Chương trình đào tạo và giáo dục quân sự quốc tế của Hoa Kỳ (IMET) cung cấp, và

(b) Cắt các khoản viện trợ quân sự do Chương trình tài chính qn sự nước ngồi của Hoa Kỳ (FMF) cung cấp

(c) Trên cơ sở Tu chính luật Nethercutt sửa đổi Luật phân bổ ngân sách đối ngoại của Hoa Kỳ, cắt các khoản viện trợ kinh tế do Quỹ hỗ trợ kinh tế Hoa Kỳ (ESF) cung cấp.

Vào ngày 11 tháng 12 năm 2006, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ báo cáo đã ký 102 Thoả thuận miễn trừ song phương, trong đó, 46 nước là thành viên Quy chế Rome đã ký với Hoa Kỳ. Trong số các thoả thuận này, 13 thỏa thuận đã được các quốc gia thành viên phê chuẩn và 9 quốc gia đã ký thoả thuận thi hành. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đã có 54 quốc gia cơng bố cơng khai từ chối ký Thỏa thuận miễn trừ song phương. Trong số đó, 24 thành viên bị mất các khoản viện trợ của Hoa Kỳ trong năm tài chính 2005 [2, tr. 94].

Vào năm 2006-2007, sau khi đánh giá tác động tiêu cực của các biện pháp trừng phạt này đối với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, các biện pháp thứ nhất và thứ ba nêu trên khơng cịn được áp dụng nữa và đã bị huỷ bỏ khỏi pháp luật của Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, Tổng thống đã gỡ bỏ biện pháp trừng phạt đối với một số quốc gia nằm trong khuôn khổ biện pháp thứ hai,

Tuy nhiên, Hoa Kỳ lại ủng hộ và hoạt động tích cực để thúc đẩy tư pháp hình sự quốc tế và thúc đẩy việc xét xử công khai tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người. Đồng thời, Hoa Kỳ muốn cộng đồng quốc tế tôn trọng việc các quốc gia quyết định có tham gia Quy chế Rome hay khơng.

Trong tương lai, Hoa Kỳ có khuynh hướng tiếp tục phản đối một cách thận trọng việc gia nhập Quy chế Rome về Tịa án Hình sự Quốc tế. Đó là kết quả của những lo ngại về việc giá trị truyền thống về nhân quyền của Hoa Kỳ có thể bị mất đi do việc phải tuân theo các nghĩa vụ của Quy chế. Mặc dù về cơ bản quan điểm tư tưởng giữ nguyên, không thay đổi, nhưng dường như Hoa Kỳ muốn hướng tới “một cam kết mang tính xây dựng hơn hoặc là một cách tiếp cận thực dụng hơn”.

2.2.2. Liên bang Nga: Vấn đề liên quan đến quyết tâm chính trị

Liên bang Nga là quốc gia đã tích cực tham gia các cuộc họp của Uỷ ban trù bị và Hội nghị Rome 1998, đồng thời đã ký Quy chế Rome vào ngày 13 tháng 9 năm 2000. Tuy nhiên, Nga lại gặp nhiều khó khăn trong q trình phê chuẩn Quy chế.

Thứ nhất, hệ thống tư pháp của Nga được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp và một số Luật Hiến pháp Liên bang mà khơng có một quy định nào cho phép tồ án quốc tế có thể bổ sung và thậm chí, trong một số trường hợp, toà án quốc tế cịn có thể thay thế tồ án trong nước. Thứ hai, Quy chế Rome có thể vi phạm Hiến pháp Nga về thẩm quyền xét xử. Thứ ba, theo luật của Nga, mọi người bị kết tội đều có quyền xin tha tội và điều này có thể vi phạm quy định của Quy chế Rome. Thứ tư, liên quan đến quyền miễn trừ và dẫn độ, về nguyên tắc, không tạo nên bất kỳ vướng mắc nào. Tuy nhiên, Nga lại khơng

có quyền miễn trừ tuyệt đối vì Hiến pháp Nga có quy định về việc buộc tội. Liên quan đến vấn đề dẫn độ, Hiến pháp chỉ có quy định về việc dẫn độ sang một quốc gia khác mà khơng có quy định về việc chuyển giao tội phạm ra các toà án quốc tế.

Xét cho cùng, khơng có một trở ngại pháp lý nào không thể vượt qua được để hài hồ hố Hiến pháp và pháp luật của Nga với Quy chế Rome. Do đó, có thể đánh giá rằng, việc phê chuẩn Quy chế Rome của Nga chỉ cịn là vấn đề của quyết tâm chính trị.

2.2.3. Trung Quốc: Vấn đề thời gian

Trung Quốc cùng với Hoa Kỳ và Liên bang Nga cũng đã rất tích cực tham gia các cuộc đàm phán dẫn đến việc thông qua Quy chế Rome. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một trong bảy quốc gia biểu quyết phản đối Điều ước mới vào ngày 17 tháng 7 năm 1998.

Những lý do chính để Trung Quốc phản đối Tịa có thể kể đến là:

Thứ nhất, thẩm quyền của Tịa khơng dựa trên nguyên tắc tự nguyện chấp nhận; hơn nữa, nguyên tắc bổ sung trao cho Tòa thẩm quyền xét xử ngay cả khi một quốc gia có khả năng hoặc có mong muốn tiến hành việc xét xử phù hợp đối với chính cơng dân của quốc gia đó (Điều 17 Quy chế Rome).

Thứ hai, tội ác chiến tranh trong khuôn khổ các cuộc xung đột vũ trang nội bộ cũng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa.

Thứ ba, tội ác xâm lược cũng thuộc phạm vi thẩm quyền xét xử của Tòa làm quyền lực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bị yếu đi.

Thứ tư, quyền hạn được dựa vào ý chí chủ quan của Cơng tố viên có thể khiến cho Tịa bị ảnh hưởng về chính trị.

Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, các vấn đề trên được coi là những “quan ngại” nhiều hơn là những “khó khăn lớn”.

Xét về động thái trong nước, đến nay, Trung Quốc ủng hộ quan điểm trật tự quốc tế phải dựa trên cơ sở pháp quyền. Bên cạnh đó, Trung Quốc cho rằng tồ án hình sự hiệu quả và công bằng để xét xử các tội phạm nghiêm trọng mà quốc tế lo ngại là toà án độc lập, xét xử khách quan và mang tính tồn cầu. Ngồi ra, Trung Quốc có ít cam kết qn sự ở nước ngồi nên khơng lo lắng về việc quân nhân của mình sẽ bị đưa ra xét xử theo thẩm quyền của Tịa. Trên thực tế, Trung Quốc cũng khơng ký Thỏa thuận miễn trừ song phương và phản đối chính sách này của Hoa Kỳ.

Do đó, trong tương lai, khả năng Trung Quốc gia nhập Quy chế Rome khơng phải là hồn tồn khơng có.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tòa án Hình sự Quốc tế và khả năng gia nhập của Việt Nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)