1.2.1 .Cấu trúc phân mảnh
2.1.2. Điểm nhìn trần thuật
Vấn đề người kể chuyện gắn với điểm nhìn của người đó trong việc xem xét, đánh giá những điều xảy ra trong tác phẩm. Điểm nhìn chi phối cách kể, giọng kể. P.Lubbock đã tuyên bố: “Tôi cho rằng toàn bộ vấn đề rắc rối về phương pháp trong nghệ thuật sáng tác phụ thuộc vào vấn đề điểm nhìn – vấn đề thái độ của người kể chuyện với việc trần thuật” [16,tr118]. Việc gắn kết “điểm nhìn” với “người kể chuyện” là một mắt xích quan trọng trong trần thuật học. Người kể và điểm nhìn của anh ta được xem xét trong mối quan hệ mật thiết với vấn đề tác giả, bởi “ta đoán định âm sắc tác giả qua đối tượng của câu chuyện kể, cũng như qua chính câu chuyện và hình tượng người kể chuyện bộc lộ trong quá trình kể” [10,tr119]. Người kể chuyện là một trong những hình thức thể hiện quan điểm tác giả trong tác phẩm. Song quan điểm đó chỉ có thể được thể hiện qua điểm nhìn, tầm nhận thức của người kể như một hình tượng ít nhiều tồn tại độc lập.
Nói đến người kể chuyện, là nói đến điểm nhìn được xác định trong hệ đa phương, không gian, thời gian, tâm lý, tạo thành góc nhìn. Người kể chuyện là ai, kể chuyện người khác hay chính bản thân mình, khoảng cách về không gian từ nơi xảy ra sự việc đến chỗ đứng của người kể cũng như độ lệch thời gian giữa lúc sự việc xảy ra và khi sự việc được kể lại vẫn thường được các nhà tiểu thuyết, truyện ngắn quan tâm từ lâu.
Quan hệ của tác giả và nhân vật chi phối đến ngơi kể, điểm nhìn của truyện, đồng thời cũng quyết định đến cách xây dựng hình tượng nhân vật
trong tác phẩm. Điểm nhìn bên trong hay bên ngồi, phụ thuộc vào thái độ của tác giả với nhân vật. Ở một số tác phẩm, có cả sự luân chuyển đan xen giữa điểm nhìn bên trong lẫn bên ngồi trong cùng môt nhân vât. Và trong các tiểu thuyết sử dụng ngôi thứ nhất để trần thuật, điểm nhìn để tạo ra sự tổ chức khơng gian thường là một điểm nhìn lý tưởng, xuất hiện kiểu nhân vật - người kể chuyện kể trùng khít hay hồn tồn.
Điểm nhìn của nhà văn về nhân vật khơng đồng nhất với điểm nhìn của nhân vật kể chuyện, có chăng chỉ là sự tương đồng về mặt tư tưởng, quan điểm khi nhà văn xây dựng chủ thể sáng tạo của mình. Bởi vậy, khái niệm “nhân vật” xâu chuỗi đến những khái niệm khác trong một chỉnh thể tác phẩm. Nhân vật tác động và được tác động của cốt truyện, của kết cấu tổng thể trong tác phẩm. Nhân vật của tiểu thuyết lại càng thể hiện rõ những mặt tác động đấy. Nhân vật trong tiểu thuyết không “anh hùng” cả theo nghĩa sử thi lẫn theo nghĩa bi kịch, nó phải kết hợp cả những chính diện lẫn phản diện, cả thấp kém lẫn cao thượng, cả nực cười lẫn nghiêm trang. Nhân vật phải được miêu tả không phải như đã hoàn tất và cố định, mà như một nhân cách biến chuyển, đổi thay, được cuộc sống dạy dỗ. Nhân vật góp phần quan trọng, chủ yếu tạo nên bức tranh hiện thực, thực hơn cả cuộc sống-một hiện thực đã được chắt lọc. Vì thế vai trị của nhân vật vô cùng lớn lao.
Ở tác phẩm của Tendryakov, nhà văn xem xét, chi phối mọi vấn đề từ góc nhìn đạo đức. Bởi thế, vấn đề được kể, giọng kể của tác giả luôn hướng đến cái Thiện, những chân lý ở đời. Người kể chuyện trong ba truyện vừa của ông cũng được chi phối bởi cách nhìn đó.