TỔ CHỨC DIỄN NGÔN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trần thuật trong ba truyện vừa của Vladimir Tendryakov (nguyệt thực, sáu mươi ngọn nến, đêm sau lễ ra trường) (Trang 68 - 73)

3.1. Cơ sở lý luận

Trong tác phẩm tự sự, trần thuật là thành phần lời của tác giả, của người trần thuật. Ngôn ngữ nhân vật là sự thể hiện của các vai hành động khi tham gia trực tiếp vào câu chuyện của mình.

Phong cách của nhà văn được thể hiện rõ nhất qua bút pháp xây dựng nhân vật trung tâm: đề cao, lý tưởng hóa, hay lạnh lùng sắc sảo, thâm thúy âm thầm,…hoặc phát triển dòng ý thức,… Các tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại thường ít những đề cao và lý tưởng hóa nhân vật, mà ngược lại, nhà văn luôn giữ thái độ tỉnh táo, chế ngự tâm hồn nhân vật, để nhân vật tự do miên man với dòng ý thức, suy tư của riêng mình. Nhân vật phụ tham gia trong câu chuyện cũng không phải là nhân vật đối lập với nhân vật chính, cốt truyện khơng diễn ra theo trình tự người tốt –kẻ xấu như văn học truyền thống, mà tất cả các nhân vật đều được xây dựng với dụng ý mang lại một ý nghĩa hiện thực nào đó, làm nền để sự xuất hiện nổi bật của nhân vật chính được rõ nét. Trong xu hướng cách tân của văn học hiện nay, nhân vật chủ yếu được khai thác qua dòng nội tâm, với những khơng gian tâm lý trải dài. Qua đó, một phần nào, độc giả cũng tìm thấy những tương đồng về nghĩ suy của tác giả trước hiện thực cuộc sống, chi phối cái nhìn của tác giả tới nhân vật. Cá tính của nhà văn phản ánh qua cá tính nhân vật, đặc biệt ở những nhân vật đi tìm lý tưởng.

K.Paustovsky đã nói : “Những nhân vật, những tính cách sinh động chính là tấm huân chương cao quý của nhà văn” [4,tr.56]. Với đối tượng chính là con người, việc xây dựng thành công các nhân vật trong tác phẩm là việc làm vô cùng quan trọng, nó quyết định số phận của tác phẩm và vị trí của nhà văn trên văn đàn cũng như trước cơng chúng. Chính vì thế, có thể nói mỗi số phận, mỗi tính cách nhân vật là ảnh hình của nhà văn trước

công chúng. Nhân vật trong các tác phẩm truyền thống có nhiều nét khác biệt nhân vật trong văn chương hiện đại - tương ứng với cả quá trình biến đổi, phát triển của văn học. Nhân vật truyền thống thường được xây dựng theo mô tip nhân vật – hành động, gắn với các đặc điểm miêu tả về ngoại hình, ứng xử, đối thoại,… Còn các nhân vật hiện đại lại được khắc họa qua chân dung tâm trạng, các tác giả chủ yếu khai thác từ góc độ tâm lý. “Do sự phát triển của lịch sử và thành tựu tiểu thuyết hiện thực, truyện ngắn thế kỉ XX, ở các hình thức tiểu thuyết thế kỉ trước, việc đặc biệt hướng về tâm lý của nhân vật đã trở thành một hiện tượng nổi bật đáng chú ý” [3, tr29]. Sự thấu hiểu của con người về lịch sử và đòi hỏi của một thể loại vốn hướng về một hệ thống ý nghĩa giống như thật, mối liên hệ chặt chẽ giữa văn học với cái bình thường hàng ngày đã khuyến khích nó đi theo hướng thể hiện tâm lý, đồng thời lấy sự phát triển của tâm lý để kết cấu tác phẩm. Điều này dường như đã trở thành xu hướng phổ biến của những tác phẩm văn học đương đại. Kết cấu tác phẩm giảm đi những phần đối thoại, nghiêng về độc thoại, ít tả, mà nghiêng về kể, qua giọng điệu người kể chuyện.

Nhân vật của Tendryakov chủ yếu xuất hiện qua một tâm trạng, hoặc những mảnh tâm trạng. Nhân vật vẫn tồn tại nhưng một bộ phận đã bị phi tâm lý hóa, phi tính cách hóa, trở thành trừu tượng. Ngay cả khi xuất hiện kiểu “nhân vật- hành động”, nó vẫn giống như tổng số của những vấn đề. Mặt khác, việc đi sâu vào một mảnh mà không thiên về quá trình lịch sử của nhân vật, “tính chất lắp ghép, rời rạc của nó và sự xâm nhập, bành trướng của kỹ thuật độc thoại nội tâm của nhiều tác phẩm hiện đại đã tác động tới một số yếu tố khác, coi như cốt lõi của tiểu thuyết và truyện kể nói chung thế kỉ XX: cốt truyện” [3,tr60].

Ở một số tác phẩm , lời nhân vật không được sắp xếp theo thứ tự đối đáp mà xưng tôi, vừa kể chuyện vừa tham gia giao tiếp. Nghĩa là giữa những lời đối thoại, có khi vẫn có những phát ngơn lạc khỏi giao tiếp – những phát ngơn mang tính độc thoại của người trần thuật. Ẩn trong một vai giao tiếp, người trần thuật không chỉ trực tiếp trao đổi với nhân vật mà còn dễ dàng kể chuyện.

Nhiều khi ranh giới giữa đối thoa ̣i và đô ̣c thoa ̣i rất khó xác đi ̣nh . Đặc biê ̣t trong mô ̣t số tác phẩm kể chuyê ̣n theo ngơi thứ nhất . Có những lúc ta tưởng như nhân vâ ̣t đang nói chuyê ̣n với ai đó , nhưng thực ra là đang nói chuyê ̣n với chính mình . Đối tượng giao tiếp lúc ẩn , lúc hiện . Chúng ta sẽ thấy hiê ̣n tượng này trong tác phẩm Đêm sau lễ ra trường của Tendryakov.

3.2. Đối thoại

Đối thoại là một dạng lời phát ngôn trực tiếp, mang tính cá thể hóa cao của nhân vật khi tham gia giao tiếp . Trong tác phẩm tự sự , hình thức đối thoại được sử dụng rộng rãi và có vai trị quan trọng trong việc biểu đạt nội dung. Có kiểu đối thoại theo hình thức phân vai, có kiểu lời thoại được nhấn mạnh nhờ những chỉ dẫn của người trần thuật nhằm giản lược hoạt động giao tiếp… Tuy nhiên, người trần thuật vẫn có thể biến lời thoại của nhân vật thành lời của bản thân. Đây là một dạng phát ngơn đặc biệt, thể hiện tính chất nhiều giọng của ngơn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đương đại.

Đối thoại có nhiều hình thức : đới thoa ̣i giữa nhân vâ ̣t và nhân vâ ̣t , đối thoại giữa nhân vật và độc giả , đối thoại giữa người kể chuyê ̣n và đơ ̣c giả…Qua hình thức trị chuyện này độc giả có thể tiếp cận được suy ngh ĩ, tâm tư , tình cảm của các đối tượng trong tác phẩm . Có thể xem đây cũng là một hình thức định hướng tiếp nhận .

Khơng chỉ phát huy tối đa thủ pháp độc thoại nội tâm để bộc lộ cá tính nhân vật, truyện của Tendryakov cịn sử dụng khá nhiều đối thoại để bật lên lập trường, quan điểm giữa các nhân vật với nhau. Đối thoại là sự giao tiếp bằng ngôn từ giữa các nhân vật trong tác phẩm, thể hiện các đặc điểm tính cách thơng qua những mối quan hệ trực tiếp. Trong ba tác phẩm nhà văn duy trì các hình thức đối thoại sau:

3.2.1.Đối thoại nhân vật - nhân vật:

Đây là hình thức đối thoại phổ biến trong tác phẩm tự sự. Tendryakov tạo cho các nhân vật một môi trường va chạm bởi nhiều mối quan hệ. Thông qua các cuộc đối thoại, nhân vật thể hiện tư tưởng riêng của mình . Song có thể thấy thâ ̣t ra nhân vâ ̣t của Tendryakov khá “kiê ̣m

lời” trong đối thoa ̣i , thể hiện rõ ở hai tác phẩm Nguyệt thực và Sáu mươi ngọn nến. Vì khi đối thoại họ gần như là một con người khác , buô ̣c phải che giấu những suy nghĩ cũng như tâm tra ̣ng thực . Nhân vật của Tendryakov sống trong thế giới nô ̣i tâm nhiều hơn . Có lúc đang đối thoại với người khác , nhưng chỉ ít giây sau đó nhân vâ ̣t la ̣i chuyển sang tự nói với mình , và những ngôn ngữ ấy dường như chỉ bản thân người phát ngôn hiểu mà thôi . Đây là mô ̣t đối thoa ̣i như thế ở trong Sáu mươi ngọn nến:

- Anh nói về cuộc họp nào?

- Về chính cái cuộc họp, mà trước tất cả mọi người, công khai ăn năn thú nhận tội lỗi của bố đẻ ấy. Một sự im lặng tuyệt đối! Một cảnh mới hấp dẫn làm sao…

- Thế khơng có tơi anh sẽ khơng làm điều đó à?

- Khơng… Không! Không! Bố mẹ tơi trước đó có bảo tơi. Tôi đã không nghe lời họ, tôi đã không chấp nhận sự hi sinh của bố…Nhưng rồi một người ngồi bắt đầu thuyết phục tơi, một người có uy tín, thơng minh, vơ tư… Vâng, vâng! Sự vơ tư của ơng đã đóng cái vai trị khơng nạn của

mình!... Ơi một sự im lặng khác thường làm sao khi tơi nói: tơi lên án!... Sau những lời nói đó, tơi trở thành một đứa mồ cơi. Ngay tức khắc! Mồ côi và hư hỏng” [16,tr189].

Cứ như thế Kropokov tự nói chuyê ̣n , tự suy ngẫm , tự mưu tính mà quên mất đang nói chuyê ̣n với Nikolai. Những đoa ̣n đối thoa ̣i trong tác phẩm vì thế trôi qua rất . Dù vậy , đối thoa ̣i cũng là cơ sở , là ch ìa khóa để người đo ̣c khám phá tính cách của mỗi nhân vâ ̣t .

Ðo ̣c Nguyệt thực, chúng ta dễ nhận thấy phần lớn các đoạn đối thoại đều tương đối ngắn (nếu không muốn nói là vô ̣i ), dù các nhân vật khơng có ý lảng tránh nhau . Nhân vâ ̣t trong tác phẩm này hướng nô ̣i nhiều hơn hướng ngoa ̣i . Chỉ sau vài lời đối thoại , Pavel, Maya,… lại chìm vào những suy nghĩ riêng , tự nói chuyê ̣n với mình , hoă ̣c nói chuyê ̣n với Chúa, với thế giới tưởng tượng do mình ta ̣o ra .

Nếu như ở Sáu mươi ngọn nến và Nguyệt thực đối thoa ̣i được sử du ̣ng như mô ̣t hình thức tìm hiểu , thâ ̣m chí “thăm dò” đối tượng , hay che giấu tâm tra ̣ng thì trong Đêm sau lễ ra trường đó là cách thức các nhân vâ ̣t đi tìm lời giải cho những bí ẩn về tâm hồn , về năng lực, phẩm chất, về những mối quan hệ trong nhà trường:

- Thế những em cịn lại thì ra sao?... Những em khơng xứng với tình u của anh ấy, anh Pavel?

- Tơi cố gắng cung cấp cho các em những khái niệm chung về vật lý. Không hơn.

- Các em đó đối với anh là những con người loại hai, phó thường dân. Phải thế khơng?

- Khô-ông! Tôi không bao giờ loại trừ là trong số những em đó có thể có những em có tài năng khơng kém, mà có thể cịn hơn nữa là đằng khác. Nhưng điều đó đã năm ngồi lĩnh vực của tơi. Cậu học sinh trung

học Puskin, hỡi ôi, có thể lại là người kém cỏi về mơn tốn, và có lẽ cả mơn lý nữa….” [17,tr105].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trần thuật trong ba truyện vừa của Vladimir Tendryakov (nguyệt thực, sáu mươi ngọn nến, đêm sau lễ ra trường) (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)