…Đến nhân vật hành động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trần thuật trong ba truyện vừa của Vladimir Tendryakov (nguyệt thực, sáu mươi ngọn nến, đêm sau lễ ra trường) (Trang 62 - 68)

1.2.1 .Cấu trúc phân mảnh

2.3. Sự luân chuyển các điểm nhìn

2.3.2. …Đến nhân vật hành động

Trong Nguyệt thực, ta có thể dễ dàng nhận thấy nhà văn thường

gia câu chuyện, đi cùng với nó là sự di chuyển các điểm nhìn. Đó có thể là điểm nhìn của Maya, của Boris Evgenievich, của Gosha, hay của Andrey Petrovich,…

Tendryakov sẽ thiếu khách quan nếu để câu chuyện tình yêu của Pavel chỉ đơn thuần là tiếng nói đơn phương cùa chàng trai. Ơng đã không làm vậy, nhà văn “tranh thủ” mọi lúc mọi nơi để soi chiếu những tâm tư, tình cảm của Maya, và cũng để Maya tự quyết định số phận của mình. Diễn biến câu chuyện được soi chiếu qua sự di chuyển luân phiên các điểm nhìn: Pavel Maya  Grigori  Pavel  Maya  Grigori 

Pavel .

Quá trình từ tìm hiểu đến tình yêu giữa Pavel – Maya là hoàn toàn tự nguyện. Nàng và chàng đã cùng nhau bộc lộ những cảm xúc của mình, tự tìm đến nhau, tự tiến đến hơn nhân với sự cho phép của gia đình. Trước Pavel, Maya đã luôn chủ động thể hiện chính mình: “Như bây giờ em đứng đây, và em có cảm tưởng rằng mình cũng đã có lần đứng ở đâu đó trên sơng như thế này… Và cũng nhìn lên Mặt Trăng, cũng chờ đợi Mặt Trăng một điều gì đấy… Ở đây đó vào một cuộc đời khác, anh Pavel ạ… Và anh cũng đứng bên cạnh” [15,tr.29]. Maya và Pavel đã bắt đầu như thế trong đêm nguyệt thực, nhưng cũng chính Maya đã chủ động bộc lộ sự mâu thuẫn với tình yêu của mình. Thái độ của nàng cương quyết, táo bạo: “Trên đời này khơng có ai khó chịu hơn những kẻ bao giờ cũng hành động một cách có tính tốn, sống một cách nghiêm túc! Họ làm cho xung quanh khơ quắt đi, đến bất kì một mầm con nào cũng phải héo khô tận gốc! A- anh! A-anh! Anh làm cho ai trở thành hạnh phúc? Chính anh, chính anh có hạnh phúc khơng? Tơi bên anh có hạnh phúc không? Khô-ông! Khô- ơng! Cạnh anh thật khó thở! Tẻ ngă-ắt! Tẻ ngă-ắt! Tôi chết mất” [15,tr.256]. Những lời nói của Maya đã làm xung đột câu chuyện lên đến

cao trào, xé tan trái tim chứa đầy tình yêu và nhiệt huyết của Pavel. Và cuối cùng, tự Maya đã kết thúc câu chuyện tình yêu đã bắt đầu ngọt ngào đó: “Trước đây, em ln ln khơng hài lịng với mình, vì vậy tất cả xung quanh trở nên đáng ghét, và em làm hỏng cả cuộc sống của anh, Pavel ạ. Thế mà bây giờ nhiều khi em cịn tự hào với mình… Đó là những lúc em tìm ra những lời tốt đẹp để nói với mọi người. Và anh biết không, mọi người ngưỡng mộ em…” [15,tr.321].

Maya là cơ gái có tính cách mạnh mẽ nhưng đa cảm. Mọi việc cô làm khá chủ quan, tất cả đều xuất phát từ nhiệt huyết, những cảm xúc đốt cháy trong mình. Dường như suy nghĩ của cô luôn được đẩy lên đến đỉnh điểm: yêu hết mình, làm việc theo cảm tính. Vì thế mọi việc cơ quyết định dường như cũng vội vàng. Từ tình yêu với Pavel đến đám cưới nhanh chóng, và tình cảm bất chợt với Gosha, tác giả đã để cho nhân vật tự phiêu lưu với cảm giác của mình, khơng ép buộc, khơng chống lại. Cách nhìn của Maya với cuộc sống là cách nhìn cảm tính nhưng dữ dội.

Biến cố trong cuộc hôn nhân giữa Maya và Pavel xảy đến bởi sự xuất hiện của người thứ ba – Gosha Trugunov. Đây là một nhân vật phản diện, tính cách và quan điểm gần như đối lập với Pavel. Nhưng khơng vì thế mà tác giả tỏ ra lạnh nhạt với con người này. Tác giả - người kể chuyện vẫn chăm chú quan sát, lắng nghe suy nghĩ của nhân vật, theo dõi cách nhìn của nhân vật với thế giới xung quanh. Thái độ sống của Gosha mặc dù rất “khác người” nhưng Pavel- người kể chuyên vẫn thể hiện sự tôn trọng riêng. Những phát biểu của Gosha ln có sự mâu thuẫn với Pavel: “Cậu sẽ khơng được phục vụ chính nữ thần của cậu đâu. Mặc dù cơ ấy xứng đáng với điều đó. Mà cậu sẽ phải phục vụ những bộ quần áo mà cô nàng muốn thay đổi thường xuyên, những tấm thảm mà gót sen cơ nàng sẽ dẫm lên, những bức tranh đóng khung mạ vàng mà cơ nàng muốn

có trên tường. Cậu sẽ bị các đồ vật điều khiển, thế đấy, ông già ạ” [15,tr105].

Không chỉ là sự luân chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật, Nguyệt thực cịn có sự dịch chuyển điểm nhìn bên ngồi vào bên trong. Từ những cái nhìn khách quan của hiện thực đời sống, của hoàn cảnh tác động, và của mối quan hệ giữa các nhân vật, Tendryakov còn để nhân vật của mình sống với thế giới nội tâm của mình. Pavel, Maya, Boris Evgenievich,… đều ít nhất một lần tự vấn bản thân và đưa ra những quan điểm sống riêng. Cuộc đấu tranh tâm lý của nhân vật là một quá trình ý thức về mình, ý thức về mọi người. Vì thế nhà văn ln đan xen miêu tả nhân vật từ điểm nhìn bên trong lẫn điểm nhìn bên ngồi.

Cịn với Sáu mươi ngọn nến, tác giả vẫn tơn trọng cả điểm nhìn của phía “đối thủ”, và để nhân vật tự do bộc lộ. Kropokov có cái nhìn phiến diện trước nhiều vấn đề. Anh ta cực đoan, bảo thủ, và mọi việc đối với anh đều do sự tàn nhẫn của những người xung quanh. Những biến cố trong cuộc đời đã làm anh mất niềm tin sống, vì thế anh thể hiện đôi mắt soi xét ở khắp mọi nơi. Đối thoại liên tục trong câu chuyện càng bộc lộ sự khách quan từ điểm nhìn của người kể chuyện đối với các nhân vật.

Ở góc nhìn của các thầy cơ, họ ln tự vấn lương tâm mình trước nhiều đổi thay của học trò khi sắp sửa ra trường. Họ nhận thức được trách nhiệm của mình. Vì thế dù trưởng phịng giáo vụ Olga hay cơ giáo Zoya có mâu thuẫn với nhau, thì mục đích cuối cùng các thầy cô hướng đến cũng là những giá trị tốt đẹp nhất để truyền dạy cho học sinh, để hướng các em làm người: “chúng ta chỉ đưa ra những đều bấp bênh, dễ đổ vỡ, dễ tan biến, mà lại đưa ra dưới một hình thức áp đặt – hãy học thuộc lịng bất kể lý do gì, hãy dành hết tâm lực, thời gian cho chúng, hãy quên đi những hứng thú cá nhân mình. Hãy quên đi những khả năng của mình. Kết quả

là: chúng ta sản sinh ra những con người không biết quan tâm đến bản thân mình, thì khó lịng anh ta quan tâm đến người khác. Những số liệu mà chúng ta nhồi nhét cho học sinh rỗi sẽ bay biến đi mất, cịn sự khơng quan tâm một cách lú lấp thì vẫn cịn lại…” [17,tr.55].

Khơng kể bằng nhân vật xưng “tôi” như Nguyệt thực và Sáu mươi

ngọn nến, Đêm sau lễ ra trường là tổ hợp của các điểm nhìn khách quan

từ nhân vật. Tổ hợp đó hiện lên qua những cuộc tranh luận, tự biện. Và ở góc nhìn nào, nhà văn cũng phán xét được sự đúng sai, cái nên và khơng nên. Tendryakov nhóm thành các đối tượng khác nhau: nhóm thầy cơ giáo và nhóm học trị. Sự phân loại này tạo sự tin tưởng cho độc giả khi đánh giá cũng như lĩnh hội tư tưởng.

Nếu tâm tư của thầy cô là sự trăn trở với những kinh nghiệm, những từng trải trong cuộc đời, thì suy nghĩ của các học sinh lại có vẻ già trước tuổi, song thực chất, vẫn chỉ là những nỗi niềm ngây thơ, hoang mang của lứa tuổi sắp bước vào đời. Mỗi em là một tính cách trái ngược nhau, có cả sự đố kị, hờn ghen, nhưng tất cả hiện lên trong thế giới của các em thật sống động, đáng yêu. Tendryakov đã nhìn các em với ánh mắt đôn hậu, niềm nở, sự phân tích tâm lý sắc sảo, và đằng sau đó ẩn chứa những kì vọng của thế hệ trước đối với thế hệ sau của đất nước. “Ghenca cảm thấy lúng túng – chỉ một chút thôi, và hơi ngạc nhiên: anh chờ những lời thú nhận, những lời khen, thậm chí cịn sẵn sàng làm dịu những ai bốc quá mức – đừng có nói ngon nói ngọt nữa – thế nhưng các bạn có định tâng bốc anh đâu. Cái điệu đứng xoãi chân và nụ cười trên mặt rõ ràng không hợp. Nhưng thu lại nụ cười vơ dun ấy hóa ra khơng dễ” [17,tr74]… Thế giới của các em rồi sẽ khác, nhưng trên hết, nhà văn muốn xây dựng cho các em một điểm tựa niềm tin từ nền tảng giáo dục trong nhà trường, điểm tựa của các giá trị đạo đức trong cuộc sống, để các em bước vào đời vững

chắc nhất có thể. Đó cũng chính là giá trị tư tưởng mà Tendryakov muốn gửi gắm dưới góc nhìn chi phối bới đạo đức.

2.4. Tiểu kết

Nếu chúng ta xem thời gian , không gian là thành phần cấu ta ̣o nên thế giới nghê ̣ thuâ ̣t của tác phẩm , thì kết cấu-điểm nhìn trần th ̣t giớng như bô ̣ khung của tác phẩm ấy . Nó giúp cho tác phẩm định hình và thành khới riêng . Đây là cách thức nhà văn ta ̣o nên dấu ấn của sự sáng ta ̣o cá nhân trong quá trình xây dựng tác phẩm . Một tá c phẩm nghê ̣ thuâ ̣t thành công phải đảm bảo được mô ̣t kiến trúc đă ̣c biê ̣t và mô ̣t góc nhìn cá thể

hóa, từ đó mang đến một giá trị , tư tưởng cho độc giả . Tác phẩm của Tendryakov hiện lên sự đa da ̣ng trong viê ̣c lựa cho ̣n điểm nhìn cũng như các cấp độ trần thuật . Mỗi tác phẩm của ông hầu như đều được xây dựng theo hình thức xếp tầng thành từng lớp mô ̣t . Độc giả muốn đi sâu vào bản chất của truyê ̣n , khai thác ý nghĩa của từng hình tượng thì phải lâ ̣t giở qua từng lớp truyê ̣n khác nhau : chuyê ̣n cuô ̣c đời – chuyê ̣n khoa học - chuyê ̣n giáo dục - chuyê ̣n con người – chuyện tình cảm…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trần thuật trong ba truyện vừa của Vladimir Tendryakov (nguyệt thực, sáu mươi ngọn nến, đêm sau lễ ra trường) (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)