1.2.1 .Cấu trúc phân mảnh
2.2. Ngƣời kể chuyện “biết tuốt”
Trong truyện kể, vấn đề ai kể chuyện và câu chuyện được kể như thế nào bao giờ cũng quan trọng hơn ai là người viết truyện ấy. “Điểm
nhìn” trở thành cơ sở để phân biệt người kể chuyện và tác giả. Người kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung tâm của truyện kể và khơng có vai trị đáng kể trong việc tổ chức truyện. Điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương diện không thể tách rời [15,tr.18]. Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một người kể chuyện nào đó.
Trong hai tác phẩm Nguyệt thực, Sáu mươi ngọn nến, Tendryakov
đã sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng “tôi” với tư cách là một nhân vật tham gia kể câu chuyện của mình. Ứng dụng lí thuyết của G. Genette, có thể phân loại ba dạng thức trần thuật từ ngơi thứ nhất với điểm nhìn bên trong: một người kể chuyện kể tất cả mọi chuyện (người kể chuyện thuộc dạng cố định); nhiều người kể chuyện kể những chuyện khác nhau (người kể chuyện thuộc dạng bất định); và nhiều người kể chuyện cùng kể lại một câu chuyện duy nhất (người kể chuyện thuộc dạng đa thức) [16,tr.18]. Tendryakov lựa chọn cách kể cố định, chỉ một người kể chuyện xưng tôi “biết tuốt” và kể lại mọi diễn biến xuyên suốt tác phẩm.
Trước hết với Nguyệt thực, người kể xưng “tôi” ở đây chính là
Pavel – nhân vật chính tham gia suốt quá trình kể và được kể. Pavel khơng chỉ kể mà cịn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình trên trang sách. Tendryakov đã lựa chọn lối kể này nhằm tái hiện một cách khái quát, khách quan con đường tình yêu của Pavel - Maya, những mâu thuẫn trong hơn nhân, gia đình, đồng thời q trình đi tìm chân lý khoa học, triết lý và ý nghĩa cuộc sống của nhân vật chính. Câu chuyện của Pavel như một lát cắt không quá dài nhưng ám ảnh trong anh, lát cắt đó có thể xem là tiền đề cho cách lựa chọn, xác lập lịng tin, tình u cùng các mối quan hệ của anh ở những năm tháng tiếp theo.
Có thể thấy Pavel chính là nhân vật tư tưởng của Tendryakov, những phát biểu của anh tượng trưng cho những giá trị mà tác giả hướng đến. “Có người nào đó đã từng nói: Các mối quan hệ qua lại của loài người bắt đầu từ những mối quan hệ giữa đàn ông và đàn bà” [15,tr.20], hay “đâu phải ngẫu nhiên mà khái niệm “tình yêu” ở các dân tộc khác nhau ngay từ thời rất cổ xưa đã khơng cịn sự kết hợp đực – cái sơ khai, mà biến thành định nghĩa của trạng thái đạo đức cao đẹp nhất. Tôi yêu – nghĩa là tơi khơng cịn thể nào đối xử tốt hơn, khơng cịn khả năng vị tha hơn nữa, đó là tận cùng giới hạn tinh thần của tơi, là sự thể hiện bản thân mình một cách tối cao vì người khác” [15,tr.21]. Phát biểu của nhân vật ln có tính triết lý, và thường đề cao nó trở thành chân lý. Người kể chuyện tự vạch ra quá trình nhận đường của mình bằng những sự hướng dẫn khá rạch ròi, chi tiết. Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, Pavel thường dừng lại để chiêm nghiệm, đúc kết những quan niệm riêng.
Tôi – Pavel là một nhân vật sống nội tâm. Luôn xảy ra sự tự vấn lương tâm trong mỗi biến chuyển của cuộc đời Pavel. Trong truyện, quan điểm của tác giả được thể hiện linh hoạt, đa dạng. Có thái độ chủ quan của tác giả ẩn trong những phát ngôn của nhân vật người kể chuyện xưng tôi, dù điểm nhìn người sáng tạo trùng khít hay thậm chí hạn chế hơn điểm nhìn của nhân vật. Tính cách cũng như suy nghĩ của Pavel được tác giả chi phối mạnh mẽ. Vì thế, điểm nhìn soi chiếu câu chuyện chủ yếu là điểm nhìn bên trong nhân vật.
Cũng là một cái tôi tự thuật lại chính cuộc đời mình, người thầy giáo già trong Sáu mươi ngọn nến thể hiện sự từng trải, sâu sắc đến u
buồn. Nhân vật không ngần ngại lộ diện trên trang sách và cùng trăn trở với độc giả những băn khoăn trong cuộc sống. Tác giả công khai xuất hiện cùng cái tôi để bộc lộ những tâm sự: “Và thế là tôi, Nikolai
Stepanovich Etrevin, một giáo viên bình thường, một trong số rất nhiều người khác, đã đột nhiên hóa thành anh hùng… Tơi vừa trịn sáu chục… Và Sáu mƣơi ngọn nến tụ về một chỗ. Mỗi năm một ngọn nến, những
năm rải dọc suốt cuộc đời” [16,tr.11-12].
Biến cố những ngày tháng bình dị, êm đềm của ông bắt nguồn từ bức thư của một học trò cũ. Người thầy giáo đã kể lại những điều tốt đẹp lẫn xấu xa của mình trong sáu mươi năm qua, với mong muốn chia sẻ và tìm ra được câu trả lời hợp lý, giải thích được hành động kỳ lạ của người học trị. Hình thức tự vấn, tranh biện đã được Tendryakov sử dụng với nhân vật, và với chính mình. Nhà văn đưa ra những giả định cho số phận nhân vật, để nhân vật tự đấu tranh và giải quyết: “Không phải là trước đây tôi không biết tự đánh giá đúng mình – khơng phải thế! Tôi là một con người cần thiết, nhưng sự cần thiết của tôi cũng như sự cần thiết của một chiếc đinh ốc trong cỗ máy – những loại như vậy đâu có hiếm hoi gì” [16, tr.13].
Dẫu khơng thể đồng nhất nhân vật người kể chuyện xưng tôi với tác giả - người thiết kế tác phẩm, nhưng ở truyện vừa của Tendryakov, yếu tố tự thuật khá đậm nét. Ở đây, người kể chuyện có vai trị tổ chức tồn bộ câu chuyện theo một cấu trúc truyện kể riêng, theo những góc nhìn nhất định (xuất phát từ điểm nhìn của người sáng tác). Với cách kể chuyện như thế, người đọc dễ dàng nhận ra quan niệm của nhà văn trước các vấn đề về cuộc sống, nhân sinh. Qua nhân vật tôi người kể chuyện, nhà văn có thể bình luận, đánh giá mà vẫn không gây cho độc giả cảm giác bị áp đặt, định hướng. Trong dạng trần thuật này, điểm nhìn bên trong giúp độc giả hình dung được “chân dung” của nhà văn- một hình hài cụ thể, không phải trong đời sống thực mà trong thế giới của những câu chuyện. Điểm
nhìn bên trong chính là dấu hiệu chuẩn để khám phá con người khác của chính người cầm bút trong thế giới nghệ thuật ngôn từ.
Trong Đêm sau lễ ra trường, người kể chuyện kể ở ngôi thứ ba.
Nhưng thực chất trong các tác phẩm sự tách bạch giữ hai ngôi kể không rõ ràng: dù ngôi thứ ba hay ngơi thứ nhất thì chỉ khác ở cách gọi: xưng bằng “tơi” hay bằng chính tên nhân vật. Bởi nếu xuất phát từ góc nhìn, thì hầu hết trong truyện, tác giả đều để cho nhân vật tự kể về cuộc đời mình: Olga Olegovna, Zoya Vladimirovna, Igor Proukhov, Genka, Natka,… Dù đóng vai trị là nhân vật nào, người kể chuyện cũng thể hiện thái độ chủ quan với cái tơi của mình. Câu chuyện của người học trò Yulya được nhìn nhận, đánh giá theo quan điểm riêng của mỗi giáo viên . Ở góc nhìn nào, tác giả cũng để nhân vật chủ động bày tỏ và bảo vệ ý kiến. So với Nguyệt thực và Sáu mươi ngọn nến, đối thoại trong tác phẩm diễn ra thường xuyên và liền mạch, kéo theo đó là sự thay đổi người kể chuyện, ngơi kể và sự chuyển đổi điểm nhìn từ nhân vật này đến nhân vật khác.