Con người trong thế giới phi lý và thù địch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 44 - 48)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Các kiểu loại nhân vật

2.2.3. Con người trong thế giới phi lý và thù địch

Franz Kafka đã xây dựng trong tiểu thuyết của mình một thế giới đậm đặc sự phi lý, nhằm lí giải trạng thái xa lạ và bị tha hóa của con ngƣời. Trƣớc tiên phải nói đến nghệ thuật xây dựng nhân vật phi lí trong tác phẩm của ơng. Trừ Biến dạng, nhân vật chính cịn có một cái tên đầy đủ - Gregor Samsa – thì những tiểu thuyết sau này của Kafka, trong Lâu đài Vụ án, nhân vật bị

giảm thiểu tối đa – chỉ còn là chữ cái K. Ở các tiểu thuyết hiện thực, nhân vật từ chính đến phụ đều có họ và tên đầy đủ, nhƣng con ngƣời trong thế giới của Kafka thì chỉ cịn cái tên (Titoreli, Bloc, Hunn, Frida, Klamm,…) và một chữ cái. Nếu Gregor Samsa cịn đƣợc tác giả mơ tả chút ít về gia đình thì Joseph K. và K. đều khơng đƣợc giới thiệu hồn cảnh xuất thân. Thông thƣờng, trong tác phẩm văn học, hoàn cảnh xuất thân của nhân vật đóng vai trị rất quan trọng trong việc lí giải tính cách, động cơ hành động, nội tâm của nhân vật đó.

Mỗi hồn cảnh xuất thân khác nhau sẽ tạo ra những tính cách riêng, những câu chuyện riêng. Nhƣng các nhân vật của Kafka, ngồi một cái tên tối giản, chỉ cịn duy nhất một dấu hiệu có liên quan đến tiểu sử, đó là nghề nghiệp. Gregor Samsa làm nghề chào hàng, Joseph K. là đại diện ngân hàng còn K. là đạc điền. Song việc thực hiện chức năng nghề nghiệp của các nhân vật khơng thể tìm thấy trong các tác phẩm. Ngay cảnh đầu tiên, các nhân vật đƣợc tung ra với một nghề nghiệp cụ thể, nhƣng suốt cả câu chuyện, các nghề nghiệp đó hầu nhƣ khơng có tác động gì tới tiến trình phát triển của câu chuyện. Kiểu nhân vật phi lí cịn đƣợc thể hiện qua những bức chân dung méo mó, kỳ quặc đến quái dị: “Với những khuôn mặt đau khổ (nhƣ thể sọ của họ bị đập từ trên xuống, dẹt ra và sự đau đớn đó đã tạo nên nét mặt của họ), môi sƣng lên, miệng há ra, họ hết nhìn K. lại nhìn sang chỗ khác, ánh mắt họ chỉ lƣớt qua và trƣớc khi lẽ ra quay trở lại thì nó đã bám vào một vật xa lạ nào đó” [24, tr. 327]. Những bức chân dung con ngƣời phi lí đến mức trở thành dị dạng. Khơng chỉ có vẻ ngồi phi lí, những con ngƣời trong tiểu thuyết của Franz Kafka cịn có những hành động phi lí khơng kém. Chẳng hạn, ngay khi thức giấc và thấy mình biến thành con bọ, mối lo đầu tiên của Gregor Samsa lại là lo bị nhỡ “chuyến tàu kế tiếp sẽ khởi hành lúc bảy giờ” [24, tr.17] và sợ là vì sẽ gặp “lơi thơi với lão chủ” [24, tr.17]. Bố mẹ và em gái của Gregor lo mất gia đình khơng có nguồn thu và khó chịu khi phải sống cùng một con bọ bẩn thỉu. Ông bố xem việc Gregor biến thành bọ là nhục nhã, bà mẹ và cô em gái coi đó là nỗi bất hạnh cịn các vị khách thì cho rằng đấy là sự xúc phạm. Chẳng ai quan tâm tìm hiểu hay tìm cách lí giải sự biến dạng, thậm chí ngay

cả Gregor Samsa. Hay nhƣ cuộc làm tình giữa K. và Frida đƣợc miêu tả lại nhƣ sau: “Họ nằm trên giƣờng nhƣng không mê mẩn nhƣ đêm hôm trƣớc… Mặt nhăn nhó, miệng rên rỉ… họ cào cấu thân thể nhau giống nhƣ những con chó cào bới mặt đất một cách tuyệt vọng. Rồi thi thoảng họ liếm khắp mặt

nhau một cách bất lực, chán chƣờng trong niềm hi vọng cuối cùng của hạnh phúc” [22, tr. 355]. Chuyện K. bị hai tên giúp việc theo sát mọi lúc mọi nơi, đến mức ngay cả trong hoạt động riêng tƣ nhất của con ngƣời cũng khơng thốt khỏi tầm mắt chúng. Nhìn thấy cuộc làm tình của K. và Frida, hai tên “nháy mắt cho nhau phải nghiêm chỉnh, rồi chỉ về phía K., chào theo kiểu nhà binh” [24, tr. 355]. Hành động phi lí này đƣợc các nhân vật của Kafka chấp nhận nhƣ chuyện bình thƣờng. Giống nhƣ khi Joseph K. mắc vào vụ án, tất cả mọi ngƣời xung quanh anh, từ ngƣời thân cho đến đồng nghiệp, hàng xóm, đều chỉ nhăm nhăm suy nghĩ: “làm thế nào để K. thoát tội?” mà chẳng ai thèm băn khoăn “thực sự thì K. đã mắc tội gì?”. Cái phi lí đã trở thành hiện thực, hay nói cách khác, đã lấn át hiện thực. Hay nói cách khác, những hành động phi lý nảy sinh trong một thế giới phi lý nên ngƣời ta có thể chấp nhận. Kafka đã đẩy cái phi lí lên đến cao độ, nhằm phản ánh, phê phán và cảnh tỉnh trƣớc sự phi lí của xã hội và sự “biến mất” của con ngƣời. Con ngƣời đã không thể hiểu đƣợc thế giới!

Để diễn đạt cái phi lý, Kafka sử dụng một thủ pháp quan trọng, đó là tính chất mê cung. Từ mê cung địa lý đến mê cung ý niệm, con ngƣời hoàn toàn bị lạc lõng và mất phƣơng hƣớng trong thế giới này. Joseph K. đi tìm tịa án, nhƣng tòa án lại nằm ở khắp mọi nơi: trên gác xép, trên tầng áp mái, trong một căn phịng bất kì. Joseph K. đi tìm quan tịa, quan tịa là bất kì ai: một vị luật sƣ, một linh mục,… nhƣng thật ra, lại chẳng là ai cụ thể. K. tìm đƣờng đến lâu đài, nhƣng đi mãi vẫn chỉ có thể thấy lâu đài sừng sững đằng xa mà không sao tới gần đƣợc. Con đƣờng tới lâu đài là một mê lộ, bộ máy quản lý trong lâu đài là một mê cung. Đứng đầu bộ máy này là bá tƣớc West West, nhƣng ông này không xuất hiện trong suốt chiều dài câu chuyện, thậm chí ngƣời ta cũng chẳng biết ơng ta có tồn tại thật sự hay khơng (bản thân cái tên West West đã thể hiện rõ sự mơ hồ). Ngƣời đại diện cho lâu đài xuất hiện

nhiều nhất, là Klamm, thì lại bí ẩn đến nỗi “Chẳng một ai có thể nhìn rõ mặt ơng ta nhƣng quyền uy của ơng ta thì thật khơn cùng. Klam có rất nhiều thƣ kí. Mo-mút là một trong số đó và cũng đầy quyền uy. Chỉ cần nhìn vào sự phân cấp thế lực kia, chúng ta sẽ thấy rõ đấy là lối phân nhánh của một mê lộ. Nhánh nào cũng có thể đánh lừa và đƣa ngƣời bị lạc vào chỗ chết” [3, tr. 196]. K. hoàn toàn lạc lối, rối loạn trƣớc mê cung vĩ đại của lâu đài. Lâu đài, tịa án, đó đều là những thế lực trừu tƣợng nhƣng lại có sức ảnh hƣởng, chi phối, tác động vô cùng mạnh mẽ đến số phận con ngƣời. Thế lực đen tối ấy thực sự là gì? Kafka khơng nói rõ đó là loại thiết chế xã hội nào, cũng không mơ tả cụ thể một địa danh nào. Ơng chỉ vẽ nên quyền lực kì bí mà khổng lồ, mà quan liêu của nó. Những con ngƣời dƣới thế lực ngầm ẩn đó, nhƣ Gregor Samsa, Joseph K. hay K., đều vì cảm nhận đƣợc cái phi lí của thế giới mà biến thành những kẻ lạc loài, bị xã hội rũ bỏ và cuối cùng đều phải chết. Lâu đài là hình ảnh về một tổ chức quyền lực quan liêu ràng buộc con ngƣời một

cách vơ hình, vụ án là cách thức thể hiện quyền hành tuyệt đối của nó. Kafka đã rút gọn sự phi lí của thiết chế quyền lực này vào câu chuyện Trước cửa pháp luật. Câu chuyện kể về một bác nông dân chờ đợi cả đời mà vẫn không

vào đƣợc cánh cửa Pháp luật, và cho đến chết vẫn khơng thể hiểu nổi sự phi lí của nó. Thế giới của Kafka đậm đặc sự phi lí đến bế tắc, đến bóp nghẹt con ngƣời. Dƣới những thiết chế chính quyền khổng lồ, phi lý và ngày càng phi nhân, con ngƣời càng trở nên nhỏ bé. Joseph K. vƣớng vào vụ án một cách

phi lý: không biết lý do hay tội trạng, không đƣợc xét xử, khơng có phiên tịa, và chết “nhƣ một con chó” ở vùng ngoại ô. K. đến lâu đài để làm nhân viên

đạc điền, nhƣng lại đối mặt với một tịa lâu đài nhƣ nằm ngồi sự hiểu biết, vƣợt qua mọi sự cố gắng tiếp cận của con ngƣời. Cách làm việc của tòa án hay của lâu đài đều quan liêu, phức tạp và không thể hiểu đƣợc giống nhƣ dãy

dài các thủ tục hành chính trong hiện thực. Con ngƣời khơng thể hiểu đƣợc thế giới, còn thế giới, chống lại sự tồn tại của con ngƣời!

Bằng việc xây dựng không gian và thời gian kỳ ảo, Franz Kafka tạo ra sự mập mờ ở ranh giới giữa thực và ảo trong tác phẩm của mình. Không gian trong thế giới của Kafka vừa là thực với tất cả các bộ máy cần thiết của một nhà nƣớc thơng thƣờng, với tất cả những cảnh trí thƣờng thấy trong hiện thực; đồng thời lại rất ảo với những cách thức vận hành kì qi, những vị trí lạ lùng. Thời gian trong thế giới đó cũng kì ảo khơng kém, với chiều dài co rút một cách bất thƣờng. Thời gian vật lí của con ngƣời bị xóa bỏ, nhân vật khơng có lịch sử, khơng có q khứ, chỉ cịn lại những khoảnh khắc: khoảnh khắc biến thành “con bọ”, “con chó”, hay nói cách khác, là những khoảnh khắc “thức tỉnh”. Sự kì ảo của không gian và thời gian càng làm đậm thêm yếu tố phi lí và u ám mênh mơng của thế giới trong tiểu thuyết của Kafka. Và cảm thức lo âu của con ngƣời trong một thế giới vô định và thù địch lại càng trở nên ám ảnh!

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)