Nghệ thuật kết cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 73 - 76)

CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA FRANZ KAFKA

3.2. Nghệ thuật kết cấu

Chính do những đổi mới trong quan niệm hiện thực và cách xây dựng nhân vật của Franz Kafka đã dẫn đến sự thay đổi trong nghệ thuật kết cấu và cốt truyện. Khác với tiểu thuyết hiện thực phải có cốt truyện cụ thể với một

cái kết rõ ràng, tiểu thuyết của Kafka gần nhƣ khơng có cốt truyện. Ngƣời ta có thể dễ dàng tóm tắt lại Thằng gù nhà thờ Đức Bà của Victor Hugo, cũng nhƣ khơng khó khăn gì trong việc kể lại Ơgieni Grăngđê của H.Balzac nhƣng lại gần nhƣ khơng thể tóm lƣợc Lâu đài, Vụ án hay Biến dạng của Kafka.

Biến dạng có vẻ là tiểu thuyết vẫn cịn rõ ràng về cốt truyện nhất, song cũng

vẫn rất khó để kể lại câu chuyện mà vẫn đảm bảo giữ ngun khơng khí của nó. Trong cốt truyện của tác phẩm văn học, sự kiện, mâu thuẫn và xung đột là những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy cốt truyện. Cũng chính trong những sự kiện, tình huống, tính cách nhân vật mới đƣợc bộc lộ trọn vẹn, triệt để và chân xác nhất. Nhƣng tiểu thuyết của Kafka lại gần nhƣ khơng có cốt truyện, các sự kiện ít. Trong Vụ án, tất cả các sự kiện xảy ra đều xoay quanh quá trình chạy tội của Joseph K., nhƣng q trình đó lại khơng có những trục sự kiện chính. Đa phần là thái độ của những ngƣời xung quanh, nhƣ của bà chủ nhà, của ông chú họ từ quê ra, và cuộc gặp gỡ với nhiều ngƣời khác nhau có liên quan đến tịa án nhƣ họa sĩ Titoreli, luật sƣ Hunn,…. Trong Lâu đài, các tình huống xoay quanh việc K. tìm cách tiếp cận với lâu đài, nhƣng những cách thức của nhân vật lại chủ yếu là đi gặp gỡ ngƣời này ngƣời kia, rình rập và thất vọng. Các sự kiện thƣờng là phi lí và chỉ tập trung khắc sâu vào một ám ảnh duy nhất. Trong tiểu thuyết của Kafka, sự kiện khơng cịn là phƣơng tiện đƣợc dùng để khắc họa nhân vật, mà đã trở thành cơng cụ để nhấn mạnh hồn cảnh bi đát của nhân vật. Đồng thời, sự phi lí và tính ám ảnh của các sự kiện khiến cốt truyện hầu nhƣ khơng có sự phát triển, khơng thể lên tới đỉnh điểm.

hoàn cảnh bi đát của nhân vật, khắc sâu tình trạng khơng lối thốt và tơ đậm ám ảnh về sự phi lý. Cốt truyện cũng bị chia loãng do sự kết hợp của nhiều mảnh cốt truyện khác nhau. Trong Lâu đài, bên cạnh câu chuyện chính là việc tìm cách tiếp cận lâu đài của K. cịn có mảnh cốt truyện về gia đình Olga, về thời trẻ của mẹ Frida. Những mạch truyện nhỏ kiểu này khơng có tác

dụng thúc đẩy diễn biến câu chuyện của K., cũng khơng có tác dụng nhiều trong việc lí giải cốt truyện chính. Cốt truyện bị lỏng lẻo, gợi cảm giác vô nghĩa và bất thuận lí của kiếp ngƣời. Đây là điểm khác biệt so với truyền thống nhƣng lại nằm trong dụng ý của nhà văn khi muốn nhấn mạnh đến cái phi lí ngập tràn thế giới và số phận bi đát của con ngƣời hiện đại. Các tiểu thuyết của Kafka có kết cấu lắp ghép, phân mảnh. Điều này khiến việc bỏ đi một số chƣơng trong tác phẩm (nhƣ Vụ án) cũng khơng gây tổn hại gì đến kết cấu; và khiến mặc dù tác phẩm có thể bị bỏ dở (nhƣ Lâu đài) song không hề gây cảm giác dở dang cho ngƣời đọc. Tiểu thuyết cổ điển có tính chặt chẽ, chi li từng chƣơng, từng cảnh, nhằm tạo ra logic cho câu chuyện và gia tăng tính thuyết phục ngƣời đọc. Tiểu thuyết của Kafka, với cái vỏ cũ là hình thức chƣơng hồi, nhƣng thực chất đã có nhiều đổi mới. Kết cấu lắp ghép đƣợc tạo ra từ sự không phát triển của cốt truyện, do đó, dù đƣợc sắp xếp theo lối chƣơng hồi nhƣng tiểu thuyết của Kafka vẫn mang tính chất lắp ráp: “cảnh nọ đặt bên cảnh kia theo những tuyến song song mà không khiến sự kiện và hành động tiến triển. Cấu trúc này có một ý nghĩa nội dung: đó là một thế giới đã đổ vỡ thành từng mảnh, con ngƣời không thể tạo dựng nổi” [24, tr.928]. Giảm thiểu hành động, xoáy sâu vào tâm trạng nhân vật khi đối diện với tình thế bất khả, nhân vật của Kafka thể hiện một cách sâu sắc trạng thái khủng hoảng của con ngƣời hiện đại trong “một thế giới đổ vỡ” [11, tr.40]. Biến dạng là dòng tâm tƣ của con ngƣời bị biến thành con bọ, Vụ án là tâm trạng

của kẻ bị kết án, còn Lâu đài là những suy nghĩ và cố gắng xin đƣợc chấp nhận làm ngƣời đạc điền. Tính chất khơng liền mảnh của tiểu thuyết Kafka nảy sinh từ khuynh hƣớng thiên về gợi mở tâm trạng này, vì vậy, tác phẩm của ơng có dáng vẻ lắp ghép của nhiều mảnh truyện khác nhau. Nhƣ vậy, kết cấu và cốt truyện trong tiểu thuyết Kafka gần nhƣ không làm rõ thêm chân dung nhân vật mà thậm chí, cịn khiến nhân vật chỉ xoay quanh một ám ảnh

duy nhất: Joseph K. tìm cách chạy tội, Gregor Samsa cố gắng thoát khỏi lốt bọ, K. đăm đắm tìm đƣờng đến lâu đài. Nghệ thuật kết cấu đã thực sự góp phần nhấn mạnh sự nhỏ bé, vô danh và cô độc của con ngƣời trong xã hội kĩ trị và khắc sâu cảm thức vè cái phi lí của thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)