Quan hệ giữa nhân vật và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 69 - 73)

CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA FRANZ KAFKA

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.1.4. Quan hệ giữa nhân vật và môi trường

Để làm đậm nét thêm tính trừu tƣợng của nhân vật, Franz Kafka đã xây dựng môi trƣờng tƣợng trƣng, không cụ thể để tạo ấn tƣợng về thế giới phi lí vừa tồn tại ngay trong đời sống của con ngƣời, vừa nhƣ nằm ngoài tầm kiểm sốt của lí trí và khoa học. Trong các tác phẩm của mình, Kafka tạo nên một thế giới mà trong đó, cái thực và cái ảo đã đƣợc hòa trộn một cách tuyệt diệu. Milan Kundera đánh giá kỹ thuật này của Kafka là thành công đến mức “những nhà siêu thực sau ông đã cố sức nhƣng không thật sự làm đƣợc” và xem tác phẩm của Kafka là “tiếng gọi của giấc mơ” bị “ngủ quên” trong thế kỷ XIX [19, tr.14]. Tác phẩm Biến dạng vẫn cịn vận dụng mơ típ vật – ngƣời phổ biến của huyền thoại cổ, còn Lâu đài và Vụ án đều bóp méo những chất

liệu hiện thực của đời sống để tạo nên không gian – thời gian siêu thực.

Việc xây dựng không gian huyền thoại khiến tác phẩm của Kafka có tính ẩn dụ, đa nghĩa. Đó vừa là khơng gian quen thuộc của hiện thực, vừa chứa đựng những tín hiệu tƣợng trƣng cho thân phận con ngƣời hiện đại. Trong Biến dạng, Kafka không thay đổi môi trƣờng sống của Gregor Samsa, thay vào đó, ơng tạo ra một khơng gian phi lí, đó là cái vỏ của con bọ. Bị cách biệt với thế giới ngƣời bởi lớp vỏ con bọ đó, Gregor Samsa khơng thể truyền tải suy nghĩ, tâm trạng của mình với mọi ngƣời xung quanh mặc dù anh vẫn giữ đƣợc lối tƣ duy của con ngƣời. Nhƣ vậy, trong một môi trƣờng thực – là ngơi nhà, căn phịng của Gregor Samsa, Kafka đã tạo nên khơng gian kì ảo,

quái dị. Từ đó, sự phi lí trong cách biến dạng của một con ngƣời đã đƣợc

dùng để khám phá sự phi lí của xã hội. Khơng gian trong tiểu thuyết của Kafka cũng đặc biệt vơ định. Ngƣời đọc vẫn tìm thấy trong tác phẩm những chất liệu hiện thực nhƣ tòa án, đƣờng phố, ngân hàng, giám đốc, nhân viên,… Tuy nhiên, Kafka đã nhào nặn, bóp méo tất cả khiến chúng vừa thật lại vừa ảo, vừa quen lại vừa lạ, rõ ràng là tồn tại mà lại hết sức siêu tƣởng. Không sử dụng yếu tố hoang đƣờng mà vẫn đặt nhân vật vào khơng gian có tính lịch sử - đời thƣờng, Kafka vẫn tạo ra đƣợc chất huyền thoại cho tác phẩm. Đây chính là cái tài của Kafka, và đây cũng chính là yếu tố giúp ngƣời đọc cảm nhận rõ ràng sự phi lí, sự nằm ngồi tầm kiểm sốt của lý trí và khoa học của thế giới. Cũng là tòa án, nhƣng trong thế giới của Kafka, tòa án lại nằm trên gác xép của những căn nhà tồi tàn, thậm chí ngay cả căn phịng áp mái chật chội của một họa sĩ cũng có thể biến thành tịa án. Khơng khí trong những văn phịng tịa án thì bức bối đến nỗi Joseph K. bị ngạt thở, trái lại, những nhân viên tƣ pháp thì lại st ngất xỉu khi hít thở khơng khí trong lành bên ngồi.: “cơ gái đã mở cửa cho anh. Anh bỗng cảm thấy mình khỏe lại nhƣ thƣờng và để thƣởng thức luôn mùi vị của tự do, anh bƣớc ngay xuống một bậc thang, từ đấy anh chào từ biệt ngƣời đàn ông và cô thiếu nữ đang đứng bên trên cúi xuống… Anh chỉ thơi khi thấy họ chịu đựng có vẻ khó nhọc làn khơng khí tƣơng đối mát mẻ từ cầu thang lùa vào, vì đã quen với bầu khơng khí trong các văn phòng. Họ hầu nhƣ khơng đáp ứng lại đƣợc và cơ gái có lẽ đã ngất xỉu nếu anh khơng đóng vội cửa lại” [24, tr.100]. Pháp trƣờng là khu đập đá ở ngoại ô, lâu đài tƣởng nhƣ ngay ngọn đồi trƣớc mặt mà lại rất xa. Khơng gian trở nên hƣ ảo, huyền bí. Nhƣng sự hƣ ảo này lại có tính o bế, có xu hƣớng biến con ngƣời trở thành nơ lệ. Đó là khơng gian trong nhà luật sƣ Huld, nơi quán rƣợu hay ở lâu đài. Thƣơng gia Bloc và chàng trai đƣa thƣ Barnabes chính là sản phẩm thảm hại khi phải sinh tồn trong loại khơng gian đó. Khơng

gian nhƣ bóp nghẹt con ngƣời, phản ánh sự bất thƣờng của thế giới, khiến con ngƣời cảm thấy mình nhỏ bé, hoang mang trƣớc sự âm u của nó. Dù ở khơng gian tuyết trắng mênh mông “khơng ở đâu có một bóng ngƣời” [6, tr.309] (Lâu đài); hay trong căn phịng kín bƣng nhƣ một cái hang cách biệt với đời sống (Biến dạng); hay ở những gác xép bụi bặm, những tầng áp mái tối tăm, những khu ngoại ô bẩn thỉu (Vụ án) đều nhƣ khủng bố, khiến con ngƣời cảm thấy tòa án nhƣ ở khắp mọi nơi. Nhân vật nhƣ bị lạc vào mê cung khơng thể tìm đƣợc đƣờng thốt, và dù có đi theo cách nào thì kết cục vẫn chỉ là cái chết thảm thƣơng âm thầm. Không gian trong tác phẩm ngày càng bị thu hẹp: Gregor Samsa dần dần bị gia đình ruồng bỏ, K. bị dân làng xa lánh, Joseph K. co mình lại trƣớc sự bao vây của tịa án. Khơng gian ám ảnh đến căng thẳng giúp nhân vật khám phá đến tận cùng bản chất của hiện thực, nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời và ý thức rõ nét về thân phận cá nhân. Kafka đã hòa trộn thành cơng cái hiện thực và huyền ảo, từ đó huyền thoại hóa khơng gian, nhằm biểu hiện sâu sắc sự phi lý của thế giới hiện đại.

Không chỉ xây dựng khơng gian huyền thoại, Kafka cịn xóa bỏ đƣờng viền thời gian thực để tạo nên môi trƣờng huyền ảo cho nhân vật. Thời gian khơng kém phần phi lí, khi trong tác phẩm của Kafka, thời gian vật lí hồn tồn bị hủy hoại. Nhân vật khơng có q khứ, khơng có tƣơng lai, thời gian chỉ là những khoảnh khắc “thức tỉnh” của nhân vật trƣớc kiếp sống “con bọ”, hoặc chỉ là để đủ hoàn tất các biến cố. Nếu nhƣ thời gian trong tiểu thuyết hiện thực có đủ hiện tại, quá khứ và tƣơng lai thì trong tiểu thuyết của Kafka, thời gian hồn tồn bị cắt chặt. Nhân vật chỉ cịn hiện tại, chỉ xoay quanh duy nhất sự kiện đó, ám ảnh đó. Điều này dẫn đến cảm thức thời gian của tác phẩm nhƣ nằm ngồi dịng chảy của lịch sử. Ấn tƣợng huyền thoại đầu tiên về thời gian đến từ những tín hiệu phiếm chỉ ngay khi bắt đầu câu chuyện: “một

buổi sáng kia anh bị bắt” (Vụ án), “một sáng tỉnh giấc băn khoăn” (Biến

dạng), hay “khi K. đến nơi thì đêm đã khuya” (Lâu đài). Giống nhƣ sắc thái

mơ hồ của thời gian trong các câu chuyện cổ tích, Kafka dƣờng nhƣ khơng e ngại thông báo cho độc giả biết tính hƣ cấu của tác phẩm. Ơng tạo ra sự đứt đoạn và khơng thể đốn trƣớc của sự kiện. Đồng thời, Kafka để câu chuyện diễn ra phần lớn trong thời gian bóng tối hoặc ánh sáng âm u. Chẳng hạn nhƣ trong Biến dạng, “con bọ” Gregor Samsa chủ yếu nằm trong không gian u tối của căn phịng, nơi ánh mặt trời khơng thể lọt qua các bức tƣờng và ánh sáng chỉ có thể thấy đƣợc nhƣ những vệt mờ mờ qua cửa sổ: “Nhiều đêm anh chỉ nằm trằn trọc trên tràng kỷ không hề chợp mắt, hàng giờ liền cào cấu vào lớp nệm da. Hoặc anh vận dụng hết sức lực đẩy một chiếc ghế bành lại gần cửa sổ rồi anh bò lên thành cửa sổ… Và nếu anh khơng biết mình đang sống ở đƣờng Charlotte,… thì có lẽ anh đã tin rằng ngồi khung cửa sổ này là sa mạc hoang liêu nơi đất âm u và trời ảm đạm hòa lẫn với nhau xám xịt một màu” [24, tr.319]. Thời gian đã bị xé lẻ thành những mảnh vụn tâm trạng đầy lo âu và tuyệt vọng của nhân vật. Thời gian tâm trạng giúp nhân vật tự “nghiệm sinh” về sự tồn tại và giá trị của cá nhân, do đó, có ý nghĩa triết học. Nhƣng đồng thời, mật độ của cái thƣờng ngày, của chất liệu hiện thực trong tác phẩm lại quá dày đặc dẫn đến ngƣời đọc không thể không liên tƣởng đến thế giới thực và ấn tƣợng khủng khiếp càng đậm đặc hơn. Sự huyền thoại hóa thời gian khiến cho quá trình “nghiệm sinh” của nhân vật dù dài hay ngắn, mấy ngày hay mấy năm, đều có vẻ dày dặn của cả một kiếp ngƣời. Dƣờng nhƣ cuộc đời của nhân vật chỉ có ý nghĩa trong khoảng thời gian đó, và nhân vật tồn tại chỉ để phục vụ giai đoạn đó mà thơi. Thời gian trong tiểu thuyết của Kafka cịn rất phi lí. Các sự kiện khơng thể xác định đƣợc thời điểm diễn ra. Joseph K. đƣợc tòa án gọi đến để thẩm vấn nhƣng ngƣời gọi điện thoại “lại quên không cho biết là giờ nào” [24, tr.107], anh đến vào một giờ bất chợt thì lại thành ra

bị muộn mất một giờ năm phút. Ở đây, dƣờng nhƣ thời gian là siêu hình, là khơng thể đo đếm, dƣờng nhƣ “ta đang ở bên bờ bên kia biên giới của thời gian rồi” (Đêm Lisbonne). Đƣợc chuyển hóa thành ý thức về cuộc sống, về sự tồn tại của con ngƣời, thời gian trong tiểu thuyết Kafka đặc biệt bấp bênh, phi lý và bế tắc. Bằng cách xóa bỏ đƣờng viền thời gian thực, Kafka đã tạo ra một môi trƣờng huyền ảo để nhân vật trải nghiệm toàn bộ sự phi lý siêu hình của thế giới hiện thực. Trong các tác phẩm của Kafka, thời gian vật lý bị hủy hoại, chỉ còn những mảng thời gian đủ để nhân vật có “sự thức tỉnh triết học”, hoặc đủ để hoàn tất biến cố của nhân vật. Ở Biến dạng, thời gian chỉ kéo dài mấy tháng, kể từ khi Gregor Samsa biến thành con bọ cho đến khi anh lặng lẽ lìa bỏ cuộc sống, thời gian đủ để anh lần đầu tiên trong cuộc đời đặt những câu hỏi về cuộc sống của chính mình. Cũng nhƣ vậy, vụ án của Joseph K. – từ khi anh bị vƣớng vào nó, chống cự, bị cuốn theo nó và cuối cùng “chết nhƣ một con chó” – diễn ra chỉ trong một năm, từ ngày sinh nhật lần thứ ba mƣơi đến “cách một hôm trƣớc ngày sinh nhật lần thứ ba mƣơi mốt” của anh [24, tr.221] . Ở Lâu đài, thời gian cịn ít ỏi hơn, chỉ tính bằng số ngày và số đêm

K. đến ngôi làng xa lạ.

Tuy nhiên, dù bị rơi vào không gian và thời gian đậm chất huyền thoại, ngƣời đọc vẫn cảm thấy quen thuộc và gần gũi. Đấy là bởi sự xuất hiện dày đặc của chất liệu hiện thực, khiến cho cảm giác phi lí và nỗi ám ảnh càng khủng khiếp hơn. Và nhƣ vậy, mơi trƣờng hồn tồn không cắt nghĩa cho nhân vật, trái lại, sự huyền ảo của mơi trƣờng cịn khiến cho nhân vật biến thành những ám ảnh siêu hình về cái phi lí hiện tồn của cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)