Khái quát về khu vực miền núi phía Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc (Qua các tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Huy Thiệp) (Trang 27 - 29)

6. Cấu trúc luận văn

1.2. Truyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc những bức tranh

1.2.1. Khái quát về khu vực miền núi phía Bắc

Khu vực miền núi phía Bắc bao gồm 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc với những đặc điểm về vị trí địa lý, tự nhiên, thành phần dân tộc có tính chất đặc trưng riêng biệt tạo nên nét độc đáo của khu vực này. Đây chính là một mảng đề tài tuy khó nhưng hấp dẫn những người cầm bút. Khu vực miền núi phía Bắc là khu vực sơn địa và bán sơn địa có diện tích rộng lớn (102,9 nghìn km2

), với vị trí địa lí đặc biệt, giáp với Thượng Lào và có thể giao lưu thuận lợi bằng đường sắt và đường ô tô với các tỉnh phía Nam Trung Quốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai và Móng Cái. Khu vực này kề liền với khu vực đồng bằng sông Hồng, giao lưu dễ dàng (nhất là vùng Đông Bắc) với khu vực kinh tế phát triển sôi động này của đất nước. Phía Đông là vịnh Bắc Bộ, một vùng biển giàu tiềm năng. Xét về mặt hành chính, khu vực này bao gồm 15 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Đây cũng chính là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông…). Nơi đây có Việt Bắc, cái nôi của cách mạng, có Điện Biên Phủ lịch sử. Do vậy, việc phát huy các thế mạnh của vùng không chỉ có ý nghĩa kinh tế lớn, mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Khu vực miền núi phía Bắc bao gồm vùng Tây Bắc núi non hiểm trở và vùng Đông Bắc với các núi thấp và đồi, các dãy núi hình cánh cung. Vùng Đông Bắc được giới hạn về phía bắc và đông bởi đường biên giới Việt - Trung. Phía đông nam

trông ra vịnh Bắc Bộ. Phía nam tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất. Phía đông thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng Đông lần lượt từ Đông sang Tây là vòng cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Núi mọc cả trên biển, tạo thành cảnh quan Hạ Long nổi tiếng. Vùng Đông Bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó các sông lớn là sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Bắc Giang, sông Kỳ Cùng... Về phạm vi hành chính, vùng Đông Bắc bao trùm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh. o địa hình cao, ở phía Bắc, lại có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía bắc, chụm đầu về Tam Đảo, nên vào mùa Đông, vùng này có gió Bắc thổi mạnh, nên rất lạnh. Vùng núi ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có thẻ có lúc nhiệt độ xuống 0°C và có mưa tuyết thậm chí tuyết. Các vùng ở đuôi các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh do gió. Nhà thơ Tố Hữu trong bài "Phá đường" từng nhắc đến cái rét ở đây: "Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế". Vùng Đông Bắc có vai trò xung yếu trong an ninh quốc phòng. Trong lịch sử Việt Nam, nhiều lần các thế lực phương Bắc xâm lược đã thâm nhập vào vùng này trước tiên. Nơi đây có các con đường được các nhà sử học Việt Nam gọi là con đường xâm lược, đó là đường bộ qua Lạng Sơn, đường bộ ven biển ở Quảng Ninh, và đường biển trên vịnh Bắc Bộ rồi cũng đổ bộ vào Quảng Ninh. Đã có nhiều trận đánh ác liệt giữa quân và dân Việt Nam với giặc ngoại xâm ngay khi chúng thâm nhập vào vùng này trong đó nổi tiếng là các trận tại ải Chi Lăng, trận Như Nguyệt, các trận Bạch Đằng... Thời kỳ kháng chiến chống Pháp cũng có các trận đánh lớn như chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch biên giới thu đông (1949)... Cuối thập niên 1970 và trong thập niên 1980, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tấn công dữ dội Việt Nam chủ yếu là trên dọc tuyến biên

giới ở vùng Đông Bắc. Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Tây Bắc có địa hình hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn cao đến 1.500 m, dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên 3.000 m. Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc chỉ bao gồm 4 tỉnh là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Vùng Tây Bắc có hai con sông lớn, đó là sông Đà và sông Thao (tức sông Hồng). Thượng nguồn của sông Mã cũng ở trên vùng đất Tây Bắc. Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh là các bồn địa ở Tây Bắc. Còn Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản là các cao nguyên ở đây. Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe. Thái là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác. Tại vùng Tây Bắc thời Pháp thuộc đã lập ra xứ Thái tự trị. Năm 1955 Khu tự trị Thái - Mèo được thành lập, gồm 3 tỉnh Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ, và đến năm 1962 gọi là Khu tự trị Tây Bắc. Khu tự trị này giải thể năm 1975. Vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược trong an ninh - quốc phòng. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi đây đã diễn ra nhiều trận đánh và chiến dịch quân sự ác liệt mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngoài ra còn có trận Nà Sản cũng trong thời kì Chiến tranh Đông Dương...

1.2.2. Truyện ngắn về đề tài vùng núi phía Bắc và vấn đề truyền thống - hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc (Qua các tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Huy Thiệp) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)