Chương 2 : Hình thức thể hiện
3. 1 Kết cấu
3.3 Ngôn ngữ và giọng điệu
3.3.2 Giọng điệu trần thuật khách quan, đa diện về điểm nhìn
“Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm... Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc
tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật...” [13, tr.91].
Với mục đích tạo nên thế giới nghệ thuật của riêng mình, các tác giả đã sử dụng giọng điệu trần thuật lôi cuốn linh hoạt từ đó tạo ra những điểm nhìn khác nhau về không gian, thời gian của các tình tiết trong câu chuyện. Bằng việc kích thích trí tưởng tượng phong phú, các tác giả đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sinh động về không gian sống của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc.
Để tái tạo cảnh vật, con người, tập quán hiện lên sống động cùng những mối quan hệ phức tạp trong cộng đồng làng bản, các tác giả luôn tạo ra góc nhìn và ngôi kể phù hợp với tình huống truyện thông qua việc khéo léo sử dụng ngôn ngữ kể tự nhiên, xen vào đó là những hồi ức, hồi tưởng về quá khứ của nhân vật. Các vấn đề nhạy cảm nhất đối với tâm lý hiếu kỳ của bạn đọc cũng được các nhà văn khá dụng công sử dụng.
Trong nhiều truyện ngắn của Cao Duy Sơn và Đỗ Bích Thúy về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc, người đọc dễ nhận ra tính truyền cảm bởi chất thơ xen vào nhiều trang viết, đó là các yếu tố dân ca, lời hát và cả những hình tượng kỳ vĩ góp phần tạo nên giọng điệu trữ tình riêng.
KẾT LUẬN
Trong bức tranh toàn cảnh của nền văn xuối đương đại Việt Nam, những nhà văn viết về đề tài dân tộc miền núi trong đó có Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Huy Thiệp đã đóng góp những thành công không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển một nền văn hóa nghệ thuật đồng đều giữa các miền…
Truyện ngắn viết về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Huy Thiệp đã có những đóng góp nhất định cho thể loại truyện ngắn đương đại nói riêng, văn xuôi hiện đại nói chung về nội dung, giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật.
Các truyện ngắn đã phản ánh được một cách sinh động về thế giới thiên nhiên, cuộc sống xã hội, những phong tục tập quán, truyền thống lễ hội của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay.
Thông qua những truyện ngắn này, các nhà văn đã truyền tải đến độc giả những thông điệp về việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp ở vùng cao đồng thời gửi gắm cả những trăn trở của người nghệ sĩ trước những biến đổi của thế giới tự nhiên và cuộc sống con người khi mà nền kinh tế thị trường ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến vùng cao.
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các truyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc của ba nhà văn Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Huy Thiệp chúng ta đã rút ra được những kinh nghiệm quý giá cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Ngoài những tố chất thiên bẩm như tài năng, đức độ, mỗi ngòi bút cần phải có những sự trau dồi, rèn rũa không ngừng, phải có cái nhìn sâu rộng vào từng khía cạnh của cuộc sống với ý thức tìm tòi không ngừng để đổi mới về nghệ thuật, từ đó mới có thể tạo ra được những tác phẩm mang giá trị cao. Các tác phẩm truyện ngắn của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Huy
Thiệp không chỉ lựa chọn được đối tượng miêu tả mới lạ, độc đáo mà còn tạo ra được cái nhìn mới về bức tranh hiện thực miền núi phía Bắc với những cảnh, những người vừa gần gũi, thân quen vừa xa xăm, bí hiểm. Từ thành công của những truyện ngắn này, ta có thể khẳng định rằng, các sáng tác muốn hay, muốn hấp dẫn độc giả cần bám sát thực tiễn, bằng tâm huyết, tài năng, sức tưởng tượng, hư cấu trong sáng tạo để đem lại những nội dung và hình thức nghệ thuật mới. Chúng ta cùng tin tưởng và hy vọng rằng trong tương lai sẽ có ngày càng nhiều hơn nữa những nhà văn dành tâm huyết cho mảng đề tài về dân tộc miền núi nói chung, khu vực miền núi phía Bắc nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoài Anh, Chân dung văn học - tiểu luận phê bình, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2001
2. Vũ Tuấn Anh, Đời sống thể loại trong quá trình văn học đương đại - những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001
3/ Phạm Tuấn Anh, Hài hước và phồn thực trong văn xuôi Việt Nam sau 1975, Tạp chí Văn học, số 6, 2005
4. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999
5. Các dân tộc ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), NXB Văn hóa, Hà Nội, 1978 6. Nông Quốc Chấn (chủ biên), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, (II, III), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, 1999
8. Nguyễn Văn Dân, Nghiên cứu văn học - lý luận và ứng dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999
9. Trần Thanh Địch, Tìm hiểu truyện ngắn, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1988 10. Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (tập 1), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1974
11. Phong Điệp, Nhà văn Đỗ Bích Thúy - viết trong những mong manh, báo Văn nghệ, số 2/2009
12. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học (in lần thứ 4), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997
13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQGHN, H, 1999.
14. Nguyễn Văn Hạnh, Văn học và văn hóa - Vấn đề và suy nghĩ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002
15. Thu Hiên, Nhà văn Đỗ Bích Thúy: Một người đã từng bị tước đi hạnh phúc sẽ biết gìn giữ nó một cách tận tụy, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 15/4/2007.
16. Hoàng Ngọc Hiến, Văn học và học văn, NXB Văn học, H, 1999
17. Nguyễn Văn Huy (chủ biên), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999
18. Đỗ Thị Thu Huyền, Thơ Lò Ngân Sủn, Y Phương, Dương Thuấn từ góc nhìn văn hóa, luận văn thạc sĩ văn học, H, 2007
19. Đinh Xuân Lâm - Trần Quốc Vượng, Những trang sử vẻ vang của các dân tộc thiểu số miền Bắc, Hà Nội, 1968
20. Hứa Hiếu Lễ, Cao Duy Sơn: Bông hoa sen đang ngát, Báo điện tử Evăn, 2006
21. Tạ Ngọc Liễn, Chân dung văn hóa Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1999
22. Hoàng Lương, Lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, Hà Nội, 2002
23. Phương Lựu (chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996 24. Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002
25. Hoàng Nam, Đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Hà Nội, 2002 26. Vũ Thị Tố Nga, Khả năng của truyện ngắn trong việc thể hiện con người, Tạp chí Văn học, số 4, 2006
27. Nguyên Ngọc, Mấy suy nghĩ về tình hình văn học các dân tộc thiểu số hiện nay, Tạp chí Văn học, số 9/1994
28. Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1998
30. Vi Hồng Nhân, Văn hóa các dân tộc thiểu số - từ một góc nhìn, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2004
31. Phạm Xuân Nguyên, Phân tích tâm lý trong tiểu thuyết, TCVH số 2, 1991 32. Dương Bình Nguyên, Nhà văn Đỗ Bích Thúy - sự mềm mại quyết liệt, báo An ninh Thế giới cuối tháng 5/2007
33. Nhiều tác giả, Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2006 34. Nhiều tác giả, Nhà văn dân tộc thiểu số - Đời và văn, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2004
35. Nhiều tác giả, 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996
36. Nhiều tác giả, Nhà văn Việt Nam hiện đại, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1997
37. Nhiều tác giả, Những vấn đề văn học và ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004
38. Nhiều tác giả, Truyện kể về phong tục, truyền thống văn hóa các dân tộc Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007
39. Nhiều tác giả, Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001
40. Nhiều tác giả, Nguyễn Huy Thiệp - tác phẩm và dư luận, NXB Trẻ TP.HCM, 1990
41. Hà Huy Giáp, Vai trò của văn học các dân tộc thiểu số trong lịch sử văn học Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 3, 1970
42. Hoàng Quyết - Tuấn Dũng, Phong tục, tập quán các dân tộc Việt Bắc, Hà Nội, 1994
43. Cao Duy Sơn, Người lang thang, tập truyện ngắn, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1996
45. Cao Duy Sơn, Hoa mận đỏ, tập truyện vừa, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1999
46. Cao Duy Sơn, Cực lạc, tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2001 47. Cao Duy Sơn, Những chuyện ở Lũng Cô Sầu, tập truyện ngắn, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003
48. Cao Duy Sơn, Đàn trời, tiểu thuyết, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2006 49. Cao Duy Sơn, Hoa bay cuối trời, tập truyện ngắn, NXB Thanh niên, 2008 50. Cao Duy Sơn, Ngôi nhà xưa bên suối, tập truyện ngắn NXB Văn hóa Dân tộc, 2008
51. Chu Văn Sơn, Mạch sống văn chương - phê bình và tiểu luận, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002
52. Lò Ngân Sủn, Hoa văn thổ cẩm (tập I, II), NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1998, 1999
53. Trần Đình Sử, Lý luận và phê bình văn học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 1996
54. Trần Đình Sử, Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học Việt Nam thế kỷ XX, TCVH, số 8, 2001
55. Thanh Thanh, Nhà văn Cao Duy Sơn: Cả đời tôi chỉ theo đuổi đề tài về người miền núi, báo Văn hóa, 25/5/2007
56. Bùi Việt Thắng, Bình luận truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 1999 57. Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000
58. Nguyễn Huy Thiệp, Những ngọn gió Hua tát, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1995
59. Nguyễn Huy Thiệp, Tập truyện ngắn, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2001
60. Đỗ Lai Thúy, Quá trình nghiên cứu bản sắc văn hóa Việt Nam, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 10, 2005
61. Hồng Thúy, Cao Duy Sơn: Viết văn là một cuộc viễn du về nguồn cội, Báo Thể thao Văn hóa, 17/7/2006
62. Đỗ Bích Thúy, Sau những mùa trăng, tập truyện ngắn, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2001
63. Đỗ Bích Thúy, Những buổi chiều ngang qua cuộc đời, tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003
64. Đỗ Bích Thúy, Ký ức đôi guốc đỏ, tập truyện ngắn, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2004
65. Đỗ Bích Thúy, Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005
66. Đỗ Bích Thúy, Bóng của cây sồi, tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2004
67. Đỗ Bích Thúy, Người đàn bà miền núi, tập truyện ngắn, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2008
68. Lâm Tiến, Vấn đề truyền thống và hiện đại trong văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 4, 1991.
69. Gamzatov, Daghextan của tôi, quyển 1, NXB Cầu Vồng, Maxcơva, 1984 70. Trần Tôn, Đàn trời cất tiếng ca vang, báo phát thanh VOV, 15/9/2005 71. Bình Nguyên Trang, Con của núi, báo Công an Nhân dân, 14/2/2006 72. Nguyễn Thanh Trường, Truyện viết về miền núi trong giai đoạn 1930 - 1945, luận án tiến sĩ ngữ văn, H, 2008