Nghệ thuật trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc (Qua các tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Huy Thiệp) (Trang 81 - 82)

Chương 2 : Hình thức thể hiện

3. 1 Kết cấu

3.2 Nghệ thuật trần thuật

3.2.1 - Người kể chuyện

Các tác giả đã vẽ lên những bức tranh thiên nhiên giàu chất hiện thực với nhiều điểm nhìn nghệ thuật khác nhau cùng các liên tưởng kỳ diệu. Thiên nhiên núi rừng Đông Bắc, Tây Bắc được miêu tả một cách khoáng đạt trong không gian nghệ thuật chung của từng truyện ngắn.

Vẻ đẹp trong những bức tranh miêu tả thiên nhiên theo từng mùa trong năm luôn được các tác giả chú ý chăm chút với những màu sắc riêng tạo nên những liên tưởng bất ngờ.

- Bằng bút pháp lãng mạn của các tác giả, sức sống của thiên nhiên được miêu tả rất sống động: âm thanh tiếng suối, nước nguồn, tiếng cỏ cây, gió rừng, mưa rừng... Từ đó thiên nhiên được cảm nhận như chứa đựng tâm tư của con người, cũng có thể chạm vào những ẩn ức sâu kín trong tâm hồn nhân vật.

3.2.2 - Nghệ thuật miêu tả nhân vật

Nhân vật trong các truyện ngắn được miêu tả chính là những con người của xã hội. Cái nhìn của các tác giả về nhân vật trong các tác phẩm luôn phù hợp với hiện thực miền núi, tạo nên sợi dây gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên.

Nét nổi bật trong hệ thống các tác phẩm đó là cách thức các tác giả miêu tả chi tiết ngoại hình gắn với hành động nhân vật. Nhân vật đồng bào dân tộc miền núi hiện lên đẹp luôn gắn liền với sự khỏe khoắn, vẻ đẹp của thể chất phải đi đôi với vẻ đẹp trong tâm hồn, hành động.

Khi miêu tả nhân vật, các nhà văn thường đặc biệt chú ý đến những diễn biến phức tạp của thế giới nội tâm, đồng thời còn chú ý đến từng cá tính riêng của nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc (Qua các tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Huy Thiệp) (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)