Quan hệ văn hóa, giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam - Singapore những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 29 - 35)

1.2. Quan hệ Việt Nam – Singapore từ 1976 đến những năm cuối thế kỷ

1.2.4. Quan hệ văn hóa, giáo dục

Bên cạnh lĩnh vực kinh tế, chính trị, các mối quan hệ về văn hóa giáo dục giai đoạn này cũng được tập trung phát triển.

+ Các cơ chế hợp tác văn hoá, giáo dục giai đoạn cuối thế kỷ XX

Tháng 2/1992, Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO).

Ngày 26/8/1994, Việt Nam và Singapore ký kết bản Hiệp định hợp tác về Du lịch.

Tháng 7/1995, Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam trở thành thành viên của Tiểu ban giáo dục ASEAN (ASCOE).

Năm 1996, khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore được thành lập tại Bình Dương là tiền đề cho sự ra đời của Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao tại Việt Nam (VSTTC).

Tháng 8/1997, thành lập Trung tâm đào tạo nhân lực kỹ thuật cao tại Bình Dương.

Tháng 4/1998, hai bên cũng ký kết bản hợp tác về Văn hóa – Thông tin.

+ Quan hệ văn hoá, giáo dục Việt Nam – Singapore

Nhằm đẩy mạnh công cuộc phát triển của đất nước, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, cũng như thoát khỏi sự cấm vận của các nước phương Tây, chính phủ Việt Nam đã tập trung tăng cường các mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Tháng 2/1992 được Chính phủ cho phép, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức gia nhập tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) và tháng 7/1995 khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng trở thành thành viên Tiểu ban Giáo dục của ASEAN (ASCOE).

Ngay sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Singapore đã rất chú trọng đến hợp tác giáo dục và đào tạo với Việt Nam và Việt Nam cũng tham gia vào cả năm chương trình hợp tác giáo dục bao gồm:

1) Chương trình song phương

2) Chương trình Đào tạo với nước thứ ba (TCTP)

3) Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI)

4) Tham quan khảo cứu

5) Chương trình học bổng Singapore dành cho các nước ASEAN

Năm 1996, Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore được thành lập tại tỉnh Bình Dương (VSIP). Nhằm đào tạo nhân lực tại chỗ cho VSIP, Singapore đã giúp Việt Nam thành lập Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật Việt Nam – Singapore (VSTTC) trực thuộc VSIP. Chương trình và nội dung đào tạo tại VSTTC gần giống với Viện giáo dục kỹ thuật ở Singapore (ITE). Hiệu quả đầu tư vào VSTTC là rất cao và phía Việt Nam mong muốn Singapore tiếp tục trợ giúp về tài chính và chuyên môn cho VSTTC.

Các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa hai nhà nước đã thu được kết quả bước đầu đáng khích lệ. Đó là một quyết sách đúng đắn góp phần củng cố xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác khu vực, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc đổi mới đất nước. Ngoài ra, đây cũng là một bước đi quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế, giúp Việt Nam mở rộng mối quan hệ song phương với Singapore cũng như đối với các nước là các bên đối thoại của ASEAN. Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN kể từ năm 1996 đến năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tuyển chọn và gửi đi đào tạo tại Singapore 79 học sinh Trung học phổ thông. Số học bổng dành cho bậc đại học cũng được tăng cường. Thực hiện Chương trình hành động Hà Nội với cam kết hỗ trợ các nước thành viên trong giai đoạn khó khăn, kể

tạo đại học cho các nước ASEAN. Theo chương trình này, trong các năm học 1999 - 2000, 2000 - 2001, Singapore đã tiếp nhận nhiều sinh viên Việt Nam sang học tập tại Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang. Riêng Đại học Công nghệ Nanyang, vào năm học 2000-2001 đã chính thức tiếp nhận 14 sinh viên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. [10]

Tháng 4 năm 1998, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin Việt Nam Nguyễn Khoa Điềm thăm và làm việc tại Singapore. Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng Nguyễn Khoa Điềm cùng Bộ trưởng Bộ Thông tin - Nghệ thuật George Yeo đã ký kết văn bản ghi nhớ về vấn đề hợp tác văn hoá thông tin giữa hai nước (MOU). Theo đó, hai nước sẽ tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực văn hoá; trao đổi sách báo, tài liệu văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, phim ảnh, chương trình truyền hình, trao đổi các đoàn nghệ thuật, triển lãm văn hoá nghệ thuật, liên kết các trường đại học, viện nghiên cứu, các viện bảo tàng.

Nhìn chung, quan hệ văn hoá giáo dục giữa Việt Nam – Singapore giai đoạn này đã có những bước tiến nhất định so với thời kỳ trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN. Hai bên cùng tái khẳng định quan hệ giữa Việt Nam – Singapore không chỉ dừng lại ở hợp tác về kinh tế, khoa học kỹ thuật mà còn đẩy mạnh ở các lĩnh vực khác như văn hoá xã hội, giáo dục… Mối quan hệ hợp tác này sẽ giúp Việt Nam vừa tiếp cận được nguồn vốn, công nghệ, vừa học hỏi thêm những kinh nghiệm của Singapore trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển.

Tiểu kết

Quan hệ Việt Nam – Singapore những năm cuối thế kỷ XX còn khá mờ nhạt, nhất là trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN. Sau khi hoàn toàn giải

phóng, Việt Nam bị các nước phương Tây cấm vận về kinh tế và chính trị. Việt Nam bị đẩy vào thế bị động và hoàn toàn bị cô lập. Trước tình hình này, Việt Nam đã chủ động tìm hướng đi cho mình khi chỗ dựa tinh thần và vật chất là Liên Xô đã bị sụp đổ.

Vấn đề biên giới Campuchia và chiến tranh biên giới Việt – Trung càng đẩy Việt Nam vào thế khó khăn. Trong lúc này, Singapore và một số nước khác như Nhật Bản, Đài Loan có mối quan hệ khá chặt chẽ với Việt Nam, đặc biệt là Singapore. Singapore được coi như cầu nối giữa hai chế độ xã hội khác nhau là xã hội chủ nghĩa (Việt Nam) và tư bản chủ nghĩa (Singapore là đồng minh thân cận của Mỹ).

Đặc biệt, mối quan hệ Việt Nam - Singapore càng khởi sắc khi Việt Nam gia nhập ASEAN, xoá tan mối nghi ngờ của các nước ASEAN, đặc biệt là các nước đồng minh thân cận với Mỹ. Các chuyến thăm lần lượt diễn ra, cùng với đó là các bản hiệp ước hữu nghị giữa hai quốc gia đã được ký kết. Có thể nói, Singapore là một trong những nước đi đầu trong việc làm ăn buôn bán và đầu tư vào Việt Nam. ASEAN không chỉ có chức năng cầu nối mà còn là bậc thềm về thương mại đầu tư giúp Việt Nam bước ra khỏi mái nhà nghèo.

Những bứt phá nhanh chóng trong nền kinh tế Singapore là bài học lớn không chỉ cho Việt Nam mà đối với cả các nước lớn trong khu vực trong đó có Trung Quốc. Trung Quốc đã nhiều lần cử các chuyên gia sang học hỏi kinh nghiệm thành công từ Singapore để vận dụng cho sự phát triển của đất nước mình. Cùng với Nhật Bản, Singapore được coi là một trong những nước giàu nhất Châu Á, nước có mức sống trung bình cao và nền khoa học tri thức phát triển. Ngoài các lĩnh vực hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư thì lĩnh vực giáo dục - đào tạo cũng được coi là công cụ hữu hiệu mà Singapore vận dụng

để hỗ trợ và rút ngắn khoảng cách giữa các nước trong khu vực. Singapore có nền giáo dục hiện đại đạt đẳng cấp quốc tế. Với ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, và là nơi tập trung hàng ngàn trụ sở của các công ty và tập đoàn hùng mạnh trên khắp thế giới, được biết đến như một trong những trung tâm tài chính lớn bậc nhất châu Á, Singapore đang là điểm đến đắt giá của các nước trong khu vực.

Chƣơng 2: QUAN HỆ VĂN HÓA GIÁO DỤC VIỆT NAM – SINGAPORE ĐẦU THẾ KỶ XXI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam - Singapore những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)