Người Singapore luôn quan niệm rằng cho người khác con cá người ấy sẽ ăn hết trong ngày, dạy người khác cách câu cá thì có thể nuôi họ cả đời. Quan niệm ấy vẫn song hành trong chính sách hỗ trợ các nước của Singapore.
Trước tiên chúng ta phải khẳng định rằng, quan hệ văn hoá giáo dục Việt Nam – Singapore sẽ ngày càng phát triển và thu được nhiều thành quả. Khẳng định này bắt nguồn từ chính nhu cầu và vị thế của Việt Nam và Singapore. Singapore là nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất Đông Nam Á. Cùng với nền kinh tế phát triển, nền giáo dục của Singapore cũng phát triển mạnh mẽ mang tầm cỡ quốc tế.
Trải qua rất nhiều năm, nền giáo dục của Singapore được thừa hưởng và phát triển từ hệ thống giáo dục lâu đời của Anh quốc, trong đó nền giáo
dục được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi cá nhân và tìm kiếm nuôi dưỡng tài năng.
Thế mạnh của hệ thống giáo dục Singapore nằm trong chính sách song ngữ tiếng Anh và tiếng Malay, hay Quan thoại, hay Tamil và một chương trình giảng dạy phong phú, trong đó sự sáng tạo và tính liên kết giữ vai trò chủ đạo. Tất cả mọi người đòi hỏi phải có những kỹ năng cùng với khả năng tương xứng để tồn tại trong những môi trường có tính cạnh tranh cao để trang bị cho một tương lai sáng lạn hơn.
Hệ thống các trường công lập của Singapore vốn có danh tiếng nổi bật về chất lượng giảng dạy và học tập, thể hiện qua các nghiên cứu so sánh mang tính quốc tế. Nghiên cứu về Khoa học và Toán Quốc tế (TIMSS) lần thứ ba hẳng hạn cho thấy đa số sinh viên các trường Singapore đã đạt vượt mức trung bình của thế giới về toán và khoa học. Sinh viên của Singapore cũng đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi quốc tế như Cuộc thi Vô địch Hùng biện Quốc tế bằng tiếng Anh và các kỳ thi Olympic Quốc tế về toán, vật lý, hoá học, và sinh học, vượt qua các học sinh đến từ nhiều nước khác nhau để giành các giải thưởng và danh hiệu hàng đầu.
Ở bậc đại học, ngoài 3 trường đại học quốc gia nổi tiếng (Trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Trường Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Trường Đại học Quản trị Singapore (SMU)), môi trường giáo dục phát triển Singapore còn thu hút sự chú ý của 10 trường đại học hàng đầu thế giới có mối liên kết chặt chẽ với các ngành công nghiệp đến thành lập các trung tâm giáo dục và nghiên cứu hoàn hảo tại đây. Trong số đó có những trường được nhiều người biết đến như trường đại học hàng đầu của Pháp INSEAD, Viện
công nghệ Massachussetts (MIT), và các trường đào tạo kinh doanh nổi tiếng ở Mỹ như trường Cao học Kinh doanh của Đại học Chicago.
Với sự góp mặt của các trường đại học quốc tế nổi tiếng, một hệ thống giáo dục đào tạo chất lượng cao và nghiêm túc ở một quốc gia luôn chú trọng đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, tất cả điều đó đã tạo nên thương hiệu giáo dục Singapore mang tầm quốc tế. Là điểm đến của hầu hết các nước trong khu vực, nền giáo dục Singapore đang là tâm điểm để các nước trong khu vực hướng tới.
Việt Nam là một đất nước đang phát triển, Việt Nam cần vốn, cần công nghệ và hơn bao giờ hết Việt Nam cần xây dựng một nền tảng giáo dục vững chắc để xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài. Trong bất kỳ thời đại nào, đối với sự phát triển của một quốc gia, nhân tố con người luôn là nhân tố quan trọng và chi phối tới các nhân tố khác. Mặt khác, phát triển con người là tài sản quý giá nhất của dân tộc. Nắm bắt được điều đó, trong những năm gần đây Việt Nam ra sức đầu tư vào con người. Trong bối cảnh nền giáo dục nước nhà đang tích cực đẩy mạnh cải tổ, Việt Nam đã từng bước thực hiện việc cử các chuyên gia đi học tập tại các nước tiên tiến mà Singapore là điểm đến lý tưởng. Hàng năm, Singapore cung cấp hàng trăm suất học bổng cho Việt Nam, ngoài ra số lượng sinh viên tự túc đi du học tại Singapore cũng ngày một tăng lên.
Mô hình thành công của Singapore có lẽ bắt nguồn từ vấn đề sử dụng nguồn nhân lực một cách thông minh trong phát triển kinh tế. Với dân số khoảng 5 triệu người, Singapore đã tận dụng mọi thế mạnh để xây dựng một nền kinh tế phát triển mạnh mà không dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Nhật Bản là đất nước phát triển bậc nhất Châu Á và cũng thành công trong
việc sử dụng chất xám trong phát triển đất nước. Đất nước nhỏ bé Singapore đã học hỏi và theo sát thành công này. Không có sức mạnh về quân sự hay sự ảnh hưởng về chính trị nhưng Singapore vẫn trở thành điểm đến của nhiều nước trong khu vực và thế giới. Ưu điểm đầu tiên của nền Giáo dục Singapore có lẽ là ngôn ngữ, thứ tài sản mà đế quốc Anh đã để lại cho dân tộc này. Trong khi đó Việt Nam đang đẩy mạnh sử dụng tiếng Anh để hội nhập và tham gia sâu hơn nữa trong các vấn đề quốc tế, đặt biệt các quy phạm hay các luật chơi mà quốc tế đặt ra sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
KẾT LUẬN
Dựa trên nền tảng về triển vọng tốt đẹp trong quan hệ củaViệt Nam với ASEAN, với cộng đồng thế giới nói chung và Việt Nam với Singapore nói riêng, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, quan hệ Việt Nam – Singapore có những bước phát triển mới về chất. Đại sứ quán Việt Nam và Singapore được thiết lập tại hai nước, Singapore tháo dỡ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam,…Việt Nam từ chỗ là đối thủ đã dần trở thành một thành viên tích cực của ASEAN, trở thành một nhân tố tích cực góp phần vào sự nghiệp bảo vệ hoà bình, hợp tác và phát triển trong khu vực Đông Nam Á.
Đầu thế kỷ XXI, quan hệ Việt Nam - Singapore có nhiều chuyển biến và có những bước phát triển nhanh chóng. Singapore trở thành một trong những nước tập trung vốn đầu tư lớn nhất vào thị trường Việt Nam. Việt Nam cũng mở ra các quy chế ưu đãi đặc biệt đối với Singapore. Cả hai nước cùng nhận ra xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, cùng tham gia tích cực vào diễn đàn chung ASEAN và tích cực liên kết với nhau về mọi mặt.
Là một quốc gia có nền kinh tế mạnh, nền giáo dục đẳng cấp quốc tế và hệ thống luật pháp chặt chẽ, Singapore luôn là điểm đến của các nước trong khu vực và trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hàng năm Singapore vẫn dành nhiều suất học bổng cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ về mặt con người phục vụ cho phát triển bền vững, ngoài ra Singapore còn thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ giúp các nước phát triển tiếp cận tốt hơn về vốn công nghệ cho phát triển.
Dưới quy chế của ASEAN, Việt Nam và Singapore cùng tích cực tham gia vào những quy chế chung và đều là những thành viên tích cực trong việc
đóng góp các ý kiến cũng như tuân thủ theo những quy định chung trên cơ sở hợp tác giữa các nước ASEAN. Cả hai nước đều cùng chia sẻ những vấn đề chung của các nước trong khu vực về an ninh, chính trị xã hội, các vấn đề liên quan khác như khủng bố, bệnh dịch, thiên tai… đặc biệt là sự cạnh tranh khu vực và quốc tế. Trung Quốc và Ấn Độ đang nổi lên và tiến về phía trước. Việt Nam và Singapore phải đoàn kết để phát triển. ASEAN phải đoàn kết và trở thành một cộng đồng năng động, phát triển cùng với các nước trên thế giới.
Những năm gần đây, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, cả Singapore và Việt Nam đều phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau. Việt Nam phải tiếp tục đưa nền kinh tế của mình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, tiếp tục công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng một nhà nước ấm no, dân giàu, nước mạnh. Xu thế toàn cầu hoá buộc Việt Nam phải tiếp tục giữ vững các thế mạnh của mình và thu hút các dòng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đang chảy vào Việt Nam. Singapore lại đang ở trong một giai đoạn phát triển khác. Nền kinh tế của họ đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá sang nền kinh tế phát triển dựa trên tri thức. Singapore phải tự tạo ra cơ cấu kinh tế mới, tiếp tục nâng cao và tái phát minh nhằm đối phó với những thay đổi nhanh chóng xung quanh. Đất nước Singapore nhỏ bé. Vì vậy, họ phải vươn ra ngoài để đầu tư phát triển sản xuất, đồng thời cũng phải đối mặt với rất nhiều những rủi ro trong đầu tư. Hai nước vẫn còn đối mặt trước những khó khăn và cả những mối đe doạ của thiên tai dịch hoạ trong một thế giới còn nhiều bất ổn. Chính vì lẽ đó, Việt Nam và Singapore càng cần thiết hợp tác chặt chẽ với nhau hơn vì sự hợp tác đó sẽ tạo ra sức mạnh đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Văn hóa là những chuẩn mực xã hội, là những khuôn mẫu được xã hội tích lũy qua thời gian dài của mỗi cộng đồng dân tộc, ở mỗi quốc gia khác nhau.Xét về bản chất, văn hóa là nội dung của giáo dục và cũng chính là mục tiêu được hướng tới của giáo dục.Vì lẽ đó không chỉ Việt Nam, Singapore mà ở nhiều các quốc gia trên thế giới đều coi giáo dục là con đường để gìn giữ văn hóa và việc phát triển văn hóa sẽ giúp quốc gia đó phát triển ổn định lâu dài, bền vững.
Việt Nam và Singapore là hai nước trong cùng khối, với mối quan hệ đoàn kết hữu nghị và hợp tác đặc biệt từ khi gia nhập ASEAN.Lịch sử đã chứng kiến sự đổi thay đó ở từng thời kỳ vì công cuộc đấu tranh cho hòa bình, phồn thịnh, độc lập, tự do của mỗi nước.Các thế hệ lãnh đạo, Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước, nhất là Thủ tướng Lý Quang Diệu và các vị lãnh đạo của Đảng ta, với cương vị của mình đã cố gắng dày công vun đắp, đưa quan hệ Việt Nam – Singapore ngày càng phát triển sâu sắc, toàn diện trên tinh thần vừa là đối tác, vừa là bạn bè thân thiết, cùng nhau phát triển.
Nhìn lại quá trình hợp tác và phát triển ấy, nổi bật thấy rõ nhất mà Nhà nước của hai quốc gia quan tâm đặc biệt chính là quan hệ văn hóa, và hợp tác trong giáo dục, đào tạo.Nhờ vậy, sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong những lĩnh vực này mà giữa hai nước đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, đồng thời góp phần tăng cường quan hệ hợp tác lâu bền, tích cực và trong sáng.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc mở rộng quan hệ hợp tác khu vực và thế giới đã trở thành một xu thế tất yếu không thể cưỡng lại được. Quan hệ với Singapore nói riêng và với các nước khác nói chung đang đặt ra nhiều vấn
đề. Quan hệ song phương hay đa phương giữa các nước chỉ trở nên bình đẳng khi chúng ta có nội lực mạnh để không bất lợi trong làm ăn kinh tế, quan hệ chính trị và các hợp tác khác. Nghiên cứu về quan hệ văn hoá giáo dục Việt Nam – Singapore mở ra cho chúng ta con đường hợp tác khá mới mẻ và đầy triển vọng. Đây là lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng mang ít yếu tố cạnh tranh hơn chính trị và kinh tế. Hợp tác văn hoá, giáo dục được đánh giá sẽ là hợp tác chủ đạo trong tương lai khi sức mạnh mềm thay thế dần sức mạnh quân sự. Chúng ta cùng tin tưởng và chúc cho mối quan hệ Việt Nam – Singapore ngày càng bền chặt hơn nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Báo cáo tình hình hoạt động năm 2005 và phương hướng hoạt động năm 2006 của Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore.
2. Bộ Ngoại giao, Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ XXI.
3. Đảng cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai: Vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Lưu Thị Mai Anh (2001), Quan hệ Việt Nam – Singapore 1973 – 2000 (Luận văn Thạc sĩ), Trường đại học sư phạm Hà Nội.
6. Lý Quang Diệu (2001), Bí quyết hóa rồng: Lịch sử Singapore, 1965- 2000, NXB Trẻ, TP HCM.
7. PGS, TS. Dương Văn Quảng (2007), XINGAPO đặc thù và giải pháp,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Phạm Đức Thành (1998), Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Việt Nam - ASEAN, cơ hội và thách thức, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Quang Huy (dịch) (2006), Singapore – Việt Nam hợp tác phát triển
không ngừng, Báo người lao động, NXB Lao động
11. Tomplate (Nguyễn Hằng dịch) (2011), Đối thoại với Lý Quang Diệu nhà nước công dân Singapore: Cách thức xây dựng một Quốc Gia, Nxb Trẻ, TP HCM.
12. Trần Khánh (2003), Vị thế của Singapore trong hợp tác nội bộ ASEAN,
tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4, tr. 15-17.
13. TS. Phạm Thị Ngọc Thu (2011), Lịch sử quan hệ Việt Nam – Singapore 1965 – 2005, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
14. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ 21, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Viện Quan hệ Quốc tế (1997), ASEAN hình thành và phát triển, Ban Châu Á – Thái Bình Dương.
16. Vũ Dương Huân (2002), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự đổi mới 1975 – 2002, Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội.
17. Vũ Dương Ninh (2004), (chủ biên), Việt Nam – ASEAN, Quan hệ đa phương và song phương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. PGS, TS. Phạm Duy Đức (2010), (chủ biên), Thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam 25 đổi mới (1986-2010), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. GS. Nguyễn Tấn Đắc (2003), Văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội.
20. PGS, TS. Nguyễn Duy Bắc (2011), Văn hóa giáo dục Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Thời đại.
21. Trịnh Huy Hóa (2003), Singapore: Đối thoại với các nền văn hóa, NXB Trẻ.
22. Viện nghiên cứu Đông Nam Á (1995), Cộng hòa Singapore, 30 năm xây dựng và phát triển, NXB Khoa học xã hội.
23. Phòng thương mại và công nghệ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ban ASEAN (1997), Việt Nam hội nhập ASEAN: Hợp tác và phát triển, NXB Hà Nội.
24. Đào Huy Ngọc, Nguyễn Phương Bình, Hoàng Anh Tuấn, Học viện quan hệ quốc tế (1997), ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Hoàng Giáp, Trình Mưu (2006), Quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay, NXB Lý luận chính trị.
26. Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Du (2006), Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia.
27. Vũ Dương Ninh (2007), Đông Nam Á – Truyến thống và hội nhập, NXB Thế giới.
28. Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam (2003), Việt Nam quan hệ đối tác phục vụ phát triển, Báo cáo không chính thức tại hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Hà Nội ngày 2, 3 tháng 12 năm 2003. 29. Phạm Nguyên Long, Viện nghiên cứu Đông Nam Á (1997), ASEAN,
những vấn đề và xu hướng, NXB khoa học xã hội.
Tiếng Anh
30. Amitav Acharya (2008), Singapore’s Foreign policy: The Search for Fegional Order, World Scientific.