Quan hệ Việt Nam – Singapore đầu thế kỷ XXI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam - Singapore những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 37 - 47)

Chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập khu vực trở thành một trong những xu thế cơ bản trong quan hệ quốc tế vào lúc này. Trong bối cảnh mới đó, cả Việt Nam và Singapore đều nhận thấy được một khả năng tập hợp lực lượng mới đang hình thành giữa các nước trong khu vực nhằm đối phó với những thách thức mới. Tình hình thay đồi, sự khác biệt trong nhận thức về khu vực và thế giới giữa các nước ASEAN cũ và ba nước Đông Dương Việt Nam, Lào, Campuchia dần dần được thu hẹp. Câu nói nổi tiếng của thủ tướng Thái Lan “biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường” đã trở thành phương châm hành động của cả hai phía.

Tháng 7 năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á. Sự kiện này không chỉ xóa bỏ sự nghi kỵ giữa Việt Nam và các nước ASEAN cũ, mà nhất là nó còn chứng tỏ sự thay đổi cơ bản về tính chất của quan hệ quốc tế trong thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Lợi ích dân tộc và sự gần gũi về địa l ý đã giúp cho các nước vượt qua những khác biệt để cùng phát huy vai trò và lợi thế của một tổ chức khu vực trong quan hệ với các nước khác, đặc biệt với các nước lớn.

Việc ASEAN mở rộng và bao gồm cả 10 nước trong khu vực năm 1998 là minh chứng cho sự thay đổi hoàn toàn tư duy về quan hệ quốc tế. Lối lập luận theo bạn thù và nặng về ý thức hệ đã nhường chỗ cho tư duy mới về tập hợp lực lượng. Đó là các nước trong khu vực, mặc dù có sự khác biệt về hệ thống chính trị và xã hội, vẫn có thể tập hợp nhau lại trong một cơ chế khu vực vì lợi ích của mỗi nước và đồng thời vì lợi ích của cả hiệp hội.

Thế kỷ XXI, tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng diễn ra nhanh chóng. Singapore là nước chủ trương đẩy nhanh quá trình liên kết ASEAN vừa vì lợi ích riêng vừa muốn giữ được vai trò chủ đạo của ASEAN trong quan hệ quốc tế tại khu vực. Về phần mình, Việt Nam cũng thấy hội nhập khu vực là ưu tiên hàng đầu trong “đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển” và “chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực”. Trong bối cảnh đó, hai nước càng tăng cường việc trao đổi đoàn cấp cao và các bộ Ngoại giao, Công an và Quốc phòng; quan hệ hai nước ngày càng phát triển toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu theo tinh thần cùng có lợi và vì lợi ích chung của cả ASEAN.

Việc hai nước quyết định miễn thị thực cho công dân của nhau vào tháng 12 năm 2003 mang một ý nghĩa chính trị to lớn không những tác động đến các nước trong khu vực, mà cả các nước khác quan tâm đến Đông Nam Á. Đồng thời quyết định này cũng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế và du lịch giữa hai nước.

Bắt đầu từ năm 2003, hai nước tiến hành tham khảo thường niên cấp thứ trưởng ngoại giao. Đặc biệt, trong chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng 3 năm 2004, hai Bộ trưởng Ngoại giao đã thay mặt chính phủ hai nước k ý kết “Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21”. Văn kiện quan trọng này trở thành cơ sở pháp l ý và chính trị quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.

Từ ngày 26 đến ngày 28/9/2011, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với các nước trong khu vực, trong đó có Singapore. Đặc biệt, trong chuyến thăm lần này, hai bên đã kiểm điểm và định hướng cho việc phát triển quan hệ hợp tác toàn diện hai nước từ chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, quốc phòng, an ninh cho tới giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin… trên cơ sở Hiệp định khung về kết nối hai nền kinh tế.

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Singapore diễn ra trong bối cảnh hết sức thuận lợi do quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Singapore lúc này đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Singapore luôn là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 6,2 tỷ USD trong năm 2010.

Ngày 23/4/2012 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam khi ông đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Tại buổi hội kiến này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Tony Tan Keng Yam sang thăm Việt Nam và cho rằng chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Tony Tan Keng Yam sẽ là dấu mốc quan trọng, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước Việt Nam và Singapore.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, đặc biệt hai nước có nhiều điểm tương đồng có thể bổ trợ cho nhau để hợp tác, phát triển cùng có lợi; mong muốn hai nước tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực, trong

đó có thực hiện tốt các nội dung của Hiệp định kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Singapore.

Bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, hai bên cần quan tâm hơn nữa tới đẩy mạnh hợp tác về giáo dục-đào tạo, an ninh quốc phòng; ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế; hợp tác chặt chẽ trong đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương; đẩy mạnh trao đổi phái đoàn các cấp cũng như thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa nhân dân hai nước nhằm tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nhà nước, hai dân tộc Việt Nam và Singapore.

Tổng thống Tony Tan Keng Yam cho biết các doanh nghiệp của Singapore luôn coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, Tổng thống Tony Tan Keng Yam mong muốn Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Singapore hợp tác đầu tư lâu dài tại Việt Nam và là đối tác tin cậy của Việt Nam, nhất là ở những lĩnh vực thế mạnh của Singapore.

Tổng thống Tony Tan Keng Yam cũng khẳng định Singapore sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam nói riêng, với các nước ASEAN nói chung trong gìn giữ hòa bình, ổn định và tự do hàng hải ở Biển Đông, đồng thời khẳng định Singapore ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

Thách thức lớn nhất không chỉ đối với quan hệ Việt Nam - Singapore mà trong cả quan hệ giữa các nước ASEAN là phải biết kết hợp hài hòa , hợp l ý và hào hiệp giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của cả Hiệp hội, của các thành viên khác trước những cám dỗ và sức ép từ bên ngoài, nhất là từ các nước lớn. Tư tưởng “mạnh ai nấy quan hệ” với các nước ngoài khối có nguy cơ gây chia

rẽ và làm suy yếu ASEAN và nếu không cảnh giác có thể làm mất đi vai trò chủ đạo của Hiệp hội trong quan hệ quốc tế ở khu vực. Đẩy nhanh tiến trình hội nhập ASEAN là điều cần thiết, nhưng tư tưởng “phá rào”, “đánh lẻ” dù xuất phát từ nước nào trong khối thì chỉ là có lợi trước mắt, còn về lâu dài sẽ làm xói mòn lòng tin của các nước khác đối với Hiệp hội. Ngược lại, bất kỳ hành động trì hoãn, làm chậm tiến trình hội nhập của cả Hiệp hội sẽ làm mất thời cơ và ảnh hưởng đến lợi ích của cả khối.

Về kinh tế

Việt nam được xác định là thị trường lâu dài cả về đầu tư và thương mại của Singapore vì Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi, nền kinh tế tăng trưởng cao và đều đặn trong một đất nước ổn định cả về chính trị và xã hội.

Vì vậy, Singapore khuyến khích các công ty của họ sớm vào Việt Nam và tìm cơ hội kinh doanh lâu dài trong những lĩnh vực mà họ có lợi thế cạnh tranh và Việt Nam có nhu cầu phát triển. Phía Việt Nam cũng tính đến đặc thù quan hệ giữa hai nước và dành ưu tiên cho những dự án đầu tư có hiệu quả từ phía Singapore, dựa trên lợi ích của hai bên và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của Việt Nam.

Từ tư tưởng chỉ đạo trên, kể từ đầu thập niên 90 đến nay, Singapore luôn là một trong những nhà đầu tư nước ngoài và là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Đầu tư trực tiếp (FDI) của Singapore vào Việt Nam có nhiều nét đặc trưng, khác với các đối tác khác. Thứ nhất là đa số các dự án đều có quy mô và vốn lớn. Điều này chứng tỏ các công ty Singapore muốn làm ăn lâu dài ở Việt Nam. Thứ hai là định hướng đầu tư của Singapore khá rõ ràng khi đi từ dịch vụ du lịch, khách sạn sang sản xuất và sau đó, chú trọng nhiều đến

dịch vụ viễn thông, hậu cần (logistics) ngân hàng và tài chính, phù hợp với tiến trình mở cửa và cải cách kinh tế của Việt Nam. Thứ ba là các tập đoàn lớn của Singapore đều có dự án đầu tư ở Việt Nam. Thứ tư là Singapore có sáng kiến đầu tư tay ba ở Việt Nam. Tính đến tháng 8 năm 2006, Singapore đã đầu tư vào Việt Nam 7,80 tỷ USD vốn với tổng số 425 dự án.

Tháng 5 năm 1996, Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong thăm Việt Nam và khai trương Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore tại tỉnh Bình Dương (VSIP). Cho đến nay, VSIP được đánh giá là dự án thành công nhất trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước và là một trong những khu công nghiệp thành công nhất mà Singapore hợp tác xây dựng ở nước ngoài. Phía Việt Nam muốn Singapore giúp nhân rộng mô hình này ở các địa phương khác. Trong buổi lễ kỷ niệm 10 năm thành lập VSIP, cả hai Thủ tướng Việt Nam và Singapore đều khẳng định VSIP là hình mẫu của sự hợp tác lâu dài và cùng có lợi giữa hai nước. Cho đến thời điểm đó, VSIP đã thu hút 235 dự án với 1,5 tỷ USD vốn đầu tư và sử dụng 40.000 nghìn lao động.

Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore phát triển và tăng đều đặn trong nhưng năm gần đây: năm 2003 là 5,4061 tỷ SGD, năm 2004: 5,9793 tỷ SGD, năm 2005: 7,7354 tỷ SGD và năm 2006: 10,3895 tỷ SGD. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Singapore chủ yếu là xăng dầu, máy móc thiết bị, nguyên liệu thuốc lá, phân bón, hàng điện, điện tử và thiết bị văn phòng. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Singapore chủ yếu là dầu thô, cà phê, gạo, hải sản, hàng dệt may. Cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam luôn là nhập siêu đối với Singapore. Trước mắt, tình hình này khó có khả năng được cải thiện vì những mặt hàng mà ta có có khả năng xuất khẩu ví dụ như nông sản thì thường bị cạnh tranh rất mạnh từ các nước khác như Thái Lan và Malaysia trong khi đó thị trường tiêu thụ nội địa của Singapore lại nhỏ bé.

Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư và thương mại tại Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp Singapore trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam, Ban Quốc tế Doanh nghiệp, Ban du lịch Singapore đã mở văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2004, nhận thấy cơ hội đầu tư trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, tập đoàn tài chính Temasek Holdings cũng mở văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 3 năm 2005, được sự hỗ trợ của Ban Quốc tế Doanh nghiệp Singapore, thành phố Hồ Chí Minh đã khai trương Nhà Việt Nam (Vietnam House) tại Singapore. Nhiệm vụ của Nhà Việt Nam là giúp đỡ các doanh nghiệp ở các tỉnh phía nam thâm nhập thị trường Singapore và thu hút các công ty Singapore vào làm ăn tại Việt Nam.

Tháng 3 năm 2003, thủ tướng Goh Chok Tong tiến hành chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Trước những cơ hội làm ăn mới, nhằm tăng cường thêm khả năng kinh doanh cho các doanh nghiệp Singapore đồng thời thu hút thêm FDI vào Việt Nam, hai Thủ tướng đã đưa ra Sáng kiến chung Việt Nam - Singapore về hợp tác đầu tư. Để thực hiện sáng kiến này , Bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư đã được k ý kết tháng 10 năm 2003 với mục tiêu“ xúc tiến và thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ nước thứ ba vào Việt Nam và Singapore, nâng cao sức cạnh tranh và lợi thế của mỗi nước”. Hai bên thỏa thuận thành lập Ban Chỉ đạo chung và Nhóm công tác để triển khai sáng kiến trên. Đây là một hình thức xúc tiến đầu tư mới theo đó hai bên cùng thống nhất chọn những dự án trong các lĩnh vực ưu tiên để được hưởng cơ chế chấp thuận nhanh. Sáng kiến này tỏ ta có hiệu quả và cứ 6 tháng một lần, Ủy ban Chỉ đạo lại họp để kiểm điểm việc thực hiện sáng kiến.

Trong chuyến thăm làm việc của Thủ tướng Phan Văn Khải tại Singapore tháng 3 năm 2004, Thủ tướng hai nước đã nhất trí đưa ra một sáng kiến mới quan trọng hơn nữa. Đó là sáng kiến kết nối hai nền kinh tế nhằm phát huy mọi thế mạnh của hai nước. Singapore có cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống dịch vụ và hậu cần chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế , có vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản l ý, là nơi đặt trụ sở của 9.000 công ty đa quốc gia và được kết nối toàn cầu. Việt Nam có thế mạnh về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực dồi dào, thị trường lớn. Để phát triển nhanh, Việt Nam cần tận dụng những thế mạnh của Singapore. Sau khi được kết nối, cả hai nền kinh tế sẽ có điều kiện tốt nhất để thu hút đầu tư nước ngoài. Sau hơn một năm đàm phán giữa đại diện hai nước, ngày 05 tháng 12 năm 2005, Hiệp định Khung kết nối Việt Nam - Singapore đã được k ý kết tại Singapore. Hiệp định bao gồm 6 lĩnh vực kết nối giữa hai nước: đầu tư(1), thương mại và dịch vụ(2), công nghệ thông tin-truyền thông(3), tài chính(4), giao thông(5) và giáo dục-đào tạo(6). Theo đánh giá của hai bên, Hiệp định khung “mang ý nghĩa lịch sử củng cố hơn nữa quan hệ giữa hai nước”. Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó, sau khi chứng kiến lễ ký kết, đã nhấn mạnh rằng Hiệp định kết nối không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam và Singapore, mà còn mang những tác động đáng chú ý đến cả khu vực. Đối với riêng Việt Nam, văn kiện này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam đẩy nhanh quá trình hội nhập và duy trì sự phát triển bền vững với mức tăng trưởng cao.

Từ 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch hai chiều năm 2000 đạt 3,25 tỷ USD; năm 2001 đạt hơn 3 tỷ USD năm 2002 đạt 3,2 tỷ USD; năm 2003 đạt 3,9 tỷ USD; năm 2004 đạt 4,9 tỷ USD; năm 2005 đạt 6,4 tỷ USD; năm 2006 đạt 7,7 tỷ USD; năm 2007 đạt 9,8 tỷ USD; năm 2008 đạt hơn 12 tỷ

USD. Trong 10 tháng đầu năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam - Singapore những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)