Nhìn một cách tổng quát, cùng với q trình đổi mới đất nước, trí thức Việt Nam đã có những bước phát triển so với thời kỳ trước đổi mới. Tuy nhiên, do các yếu tố chủ quan và khách quan, về phía bản thân đội ngũ trí thức cũng có những hạn chế nhất định cần phải được khắc phục, để họ thực sự là những trí thức của nhân dân.
Thành tựu và nguyên nhân:
Thứ nhất, số lượng đội ngũ trí thức ngày càng tăng. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở, vào thời điểm 0h ngày 1/4/2009, dân số Việt Nam là
85.846.977 người, trong đó có 42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ (chiếm 50,6%). Xét về mặt cơ cấu giai cấp, giai cấp công nhân là 9.5 triệu người (chiếm 10%), giai cấp nông dân là 62 triệu người (chiếm 70 %), đội ngũ trí thức nếu tính từ tốt nghiệp cao đẳng trở lên là 2.5 triệu người (chiếm 2.15%) tăng gần gấp đôi so với năm 2000 (1.3 triệu người). Đặc biệt, nếu so sánh với các năm trước thí số lượng thạc sĩ, tiến sĩ và giáo sư, phó giáo sư có sự tăng nhanh về số lượng, đó chính là kết quả của q trình thực hiện đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1:Số liệu tổng số thạc sĩ, tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, giáo sư và phó giáo sư từ năm 2000 đến 2009
Nội dung Năm
2000 2004 2009
Thạc sĩ (nghìn) 10 16 20
Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học (nghìn) 12.081 14 17 Giáo sư và Phó giáo sư (nghìn) 1.983 6.384 7000
(79)
Như vậy, tổng số trí thức tăng, kéo theo số lượng thạc sĩ năm 2009 tăng gấp đôi so với năm 2000, số lượng tiến sĩ và tiến sĩ khoa học năm 2009 tăng gần gấp 1.5 lần so với năm 2000, số lượng giáo sư và phó giáo sư năm 2009 tăng gần gấp 3.5 lần so với năm 2000. Điều đó phản ánh thành tựu phát triển giáo dục
và đào tạo của đất nước, đồng thời cũng thể hiện sự nâng cao về chất lượng đội ngũ trí thức ở nước ta.
Theo thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo, năm học 2009 - 2010, cả nước có 376 trường đại học, học viện và trường cao đẳng (149 trường đại học, học viện và 227 trường cao đẳng). Tổng số sinh viên hàng năm tốt nghiệp ra trường cũng tăng nhanh chóng đáp ứng địi hỏi của xã hội:
Bảng 2.2: Số liệu sinh viên tốt nghiêp qua các năm học
Năm 1999 – 2000 2003 - 2004 2007 - 2008 2010 - 2011 Tổng số sinh viên
(nghìn người) 30.902 55.562 81.694 130.966
(82)
Qua đây, chúng ta thấy, số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm được đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng ngày tăng thì số lượng trí thức tăng. Nếu số lượng sinh viên này được đào tạo tồn diện, thì họ sẽ là những trí thức đóng góp tích cực cho đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngồi ra, cùng với việc triển khai chính sách của Nhà nước trong xây dựng nguồn nhân lực, trí thức các ngành khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật cũng tăng. Chẳng hạn, trước đổi mới, trêm toàn miền Bắc tổng số đội ngũ lao động kỹ thuật có 870.900 người (01/7/1973; thì sau đổi mới số lượng này tăng lên nhanh chóng là 2.796.674 (năm 1989) và 3.555.243 (năm 1999), …
Thứ hai, cùng với số lượng, trong thời kỳ đổi mới chất lượng đội ngũ trí
thức nước ta cũng ngày càng nâng cao.
Chất lượng đội ngũ trí thức, trước hết được thể hiện qua những đóng góp của trí thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong 25 năm đổi mới. Ở mỗi lĩnh vực, trí thức cũng đã những nghiên cứu, phát minh và sáng chê đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Chẳng hạn, chất lượng giáo dục ngày càng tăng, một trong những nguyên nhân cơ bản là đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chun mơn cao, biết thâu tóm tri thức nhân loại vào phục vụ quá trình giảng dạy. Hay đội ngũ trí thức tham gia nhiều hơn vào việc hoạch định, tuyên
truyền đường lối và chủ trương của Đảng, làm cho đường lối đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với xu thế cảu thời đại. Với đặc điểm nổi bật là có khả năng tiếp cận những tư tưởng và trào lưu tiến bộ của thế giới, trí thức đã được Đảng tín nhiệm giao trọng trách quan trọng trong các hoạt động chính trị - xã hội. Mỗi kỳ Đại hội, Đảng lại huy động sức mạnh trí tuệ của trí thức đóng góp xây dựng nội dung các văn kiện Đảng. Đồng thời, tại mỗi kỳ họp quốc hội, trí thức được trực tiếp bày tỏ ý kiến của mình đóng góp giải quyết các vấn đề do thực tiễn đề ra, để họ phát huy hết vai trị của mình như việc khai thác quặng boxit hiện nay được đơng đảo trí thức tham gia đóng góp ý kiến với 3000 chữ ký. Điều đáng mừng là khơng chỉ trí thức trong các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, kinh tế mà cả trí thức trong lĩnh vực khoa học xã hội cũng có ý kiến đóng góp tích cực. Đó chính là ý thức và trách nhiệm của trí thức đối với đất nước, họ đều muốn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tỷ lệ trí thức là đại biểu quốc hội ngày càng tăng qua các khóa:
Bảng 2.3: Số liệu trí thức là đại biểu quốc hội qua các kỳ
Quốc hội Khóa Tổng số đại biểu được bầu
Số đại biểu là nhân sĩ, trí thức Tỷ lệ (%) V (1975 - 1976) 424 93 21.93% VI (1976 - 1981) 492 98 19.91% VII (1981- 1987) 496 110 22.17% VIII (1987- 1992) 496 123 24.79% IX (1992 - 1997) 395 222 56.2% X (1997 - 2002) 450 411 91.33% XI (2002 - 2007) 498 465 93.37% XII (2007 - 2011) 493 473 95.94% (83)
Cùng với việc tham gia, đóng góp vào việc xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, trí thức đã tích cực tuyên truyền, thực hiện đường lối của Đảng trong đời sống. Nhiều trí thức cao tuổi là tấm gương sáng trong việc
thực hiện đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là tấm gương sáng cho nhân dân noi theo.
Đội ngũ trí thức tham gia nhiều hơn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trí thức khơng đơn thuần chỉ tham gia vào cơng việc hành chính phục vụ cho bộ máy nhà nước như trước đây, mà trí thức đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang nhiều lĩnh vực. Vì vậy, việc triển khai Nghị quyết 134 của Chính phủ, trí thức đã tham gia nhiều hơn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều trí thức đã thành đạt trong các lĩnh vực kinh doanh, đóng góp vào q trình phát triển kinh tế của đất nước. Nước ta hiện nay có khoảng 260 ngàn doanh nhân, đa số doanh nhân còn rất trẻ, 80% doanh nhân ở độ tuổi dưới 45. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho đất nước, họ có tài năng, là những người năng động, sáng tạo, dám chấp nhận và vượt qua thử thách. Đồng thời, trong độ tuổi này, họ có sự trưởng thành trong nhận thức và hành động, họ có tinh thần học hỏi, cầu thị, lịng tự tơn dân tộc. Ngày doanh nhân Việt Nam 13/10 hàng năm là dịp tơn vinh các doanh nhân giỏi có thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ trí thức nước ta còn được thể hiện qua chỉ số nhân lực (Human Capital Index) của Việt Nam. Năm 2008, chỉ số nhân lực của nước ta đạt 0,815 điểm (tối đa là 1), xếp hạng 103/192, tăng 1.3 lần so với năm 2003.
Bảng 2.4: Số liệu chỉ số nhân lực của Việt Nam qua các năm
Năm 2003 2004 2005 2008
Thứ hạng chỉ số nhân lực của Việt Nam
79 91 95 103
(82)
Ngoài ra, trong đội ngũ trí thức đã có sự nâng cao về trình độ chun mơn, ngoại ngữ. Có những trí thức được thế giới thừa nhận về năng lực chun mơn của mình thơng qua các bài báo chun ngành hoặc các cơng trình nghiên cứu khoa học.
Thứ ba, đội ngũ nữ trí thức được tạo nhiều điều kiện cho việc phát huy trí
tuệ và năng lực của mình
Kế thừa quan điểm của Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện cho trí thức tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. Nữ trí thức Việt Nam đã đóng góp một phần lớn vào q trình phát triển của đất nước. Theo thống kê hiện nay, nữ chiếm 50% dân số, 50% lực lượng lao động xã hội, hơn 90% phụ nữ biết đọc, biết viết, có 36.24% tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học, 33.95% là thạc sĩ, 25.96% tiến sĩ. Nữ trí thức tham gia nhiều trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, dịch vụ.Trong đội ngũ nữ trí thức, ngày càng có nhiều người giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Chẳng hạn, có 33.1% đại biểu nữ ttrong Quốc hội khóa XII, nhìn mặt bằng chung nước ta có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nhằm phát huy và động viên vai trị của đội ngũ nữ trí thức, Đảng và Nhà nước ta đã có những giải thưởng cho đội ngũ trí thức. Tính đến nay, đã có rất nhiều nữ trí thức đạt các giải thưởng: giải thưởng Kovalevskaia giành có 34 người, giải thưởng Viofec có 48 người, giải thưởng nhà nước có 43 người, ...
Thứ tư, mối quan hệ giữa trí thức với cơng nhân và nơng dân ngày càng
gắn bó chặt chẽ.
Quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, trong những năm qua mối quan hệ giữa trí thức, giai cấp cơng nhân và giai cấp nông dân luôn được củng cố và phát huy đáp ứng yêu cầu của lịch sử. Trong công cuộc xây dựng đất nước, giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo, đi đầu, tiên phong trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở nước ta trong điều kiện hiện nay, khi cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão, thông tin bùng nổ với gia tốc cực lớn, tồn cầu hố nền kinh tế thế giới và hội nhập quốc tế đang là một xu hướng phổ biến, tất yếu, là một q trình khơng thể đảo ngược, thì như một lẽ tự nhiên, chúng ta cần phài xây dựng và phát huy vai trị của đội ngũ trí thức ngày càng có hiệu quả. Vì
vậy, chủ trương trí thức hóa cơng nơng và cơng nơng hóa trí thức được triển khai triệt để. Do đó, khoảng cách giữa lao động trí óc với lao động chân tay, giữa trí thức với giai cấp công nhân, nông dân ngày càng thu hẹp lại. Nhiều cơng nhân, nơng dân qua q trình đào tạo đã có trình độ, nhiều trí thức trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn, trong chủ trương phát triển nông nghiệp, nơng thơn của nước ta đã có sự gắn kết giữa nhà nơng với nhà nước, nhà khoa học và nhà kinh doanh. Thực hiện việc phát triên mạng Internet có sự liên kết giữa ngành cơng nghệ thông tin với các trường học, cơ quan, địa phương; hay có sự liên kết giữa Mặt trận Tổ quốc và các ngành văn hóa thông tin nhằm xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ở đơ thị và nơng thơn, … đã mang lại những hiệu quả nhất định.
Nguyên nhân của những thành tựu trên:
Trên đây là những thành tựu cơ bản, bước đầu trong quá trình xây dựng và phát huy vai trị của đội ngũ trí thức nước ta thời kỳ đổi mới. Đó là kết quả của nhiều nguyến nhân, trong đó có các nguyên nhân cơ bản sau đây:
Xuất phát từ truyền thống yêu nước, hiếu học, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài của dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã được kế thừa trong thời đại mới - thời đại Hồ Chí minh.
Đường lối đổi mới của Đảng mà cụ thể là những chủ trương và chính sách của Nhà nước đối với cơng tác xây dựng và phát huy vai trị của đội ngũ trí thức, phát triển giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ.
Những thuận lợi của xu thế hội nhập và mở cửa đã tạo điều kiện cho trí thức học hỏi, giao lưu, nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy hết năng lực sáng tạo của mình đáp ứng yêu cầu của đất nước.
Hạn chế và nguyên nhân:
Thứ nhất, mặc dù chất lượng đội ngũ trí thức của nước ta đã được nâng
cao so với thời kỳ trước đổi mới, nhưng so với các nước trong khu vực và thế giới, chất lượng vẫn còn hạn chế.
Điều này được minh chứng qua rất nhiều chỉ số, tiêu chuẩn của thế giới. Trong bảng xếp hạng các trường đại học Đông Bắc Á, các trường đại học của Việt Nam cũng ở vị trí rất thấp. Theo bảng xếp hạng giáo dục đại học của Tạp chí Times Higher Education Supplement vào năm 2007, thì trong tốp 200 trường hàng đầu thế giới, Việt Nam chưa có trường nào. Điều đó chứng tỏ, các nước trên thế giới chưa thừa nhận trình độ đào tạo của Việt Nam. Vì vậy, trí thức nước ta khi ra nước ngồi học nâng cao trình độ thường phải qua một quá trình đào tạo lại với khoảng thời gian quy định của từng nước.
Trong số 13.500 tiến sĩ, tiến sĩ khoa học Việt Nam (số liệu Bộ GD-ĐT) chỉ có khoảng 500 người (3,7%) có sản phẩm được quốc tế ghi nhận. Các thị trường lao động trí thức hàng đầu để cơng ty đa quốc gia nhắm tới là Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia; trong khi đó, Việt Nam chỉ đứng thứ 20 trên 25 nước.
Chất lượng đội ngũ trí thức cịn được thể hiện qua chỉ số HDI của Việt Nam qua các năm (theo dõi bảng số liệu). Chúng ta thấy rằng chỉ số HDI của Việt Nam được xếp loại trung bình và vị trí xếp hạng khơng thay đổi nhiều.
Bảng 2.5: Số liệu chỉ số HDI của Việt Nam qua các năm
Báo cáo HDI so với các nước trong khu vực và thế giới Năm Tính cho năm
1990 1988 74/130 1994 1992 116/160 1998 1996 122/174 2002 2000 109/173 2006 2004 109/177 2010 2008 113/182 (86)
Qua bảng số liệu, chỉ số HDI của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chẳng hạn, trong khu vực châu Á, Hàn Quốc đứng thứ 12, Trung Quốc đứng thứ 21, Singgapo đứng thứ 27 (năm 2010).
Đội ngũ trí thức trong lĩnh vực khoa học và cơng nghệ của nước ta cịn thiếu và yếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn, kỹ năng và phương pháp làm việc. Theo thống kê của UNESCO năm 2005, tỷ lệ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam hiện còn rất thấp, chỉ là 0,18/100 dân (tỷ lệ cán bộ R&D chỉ 0,05/100 dân) trong khi ở Hàn Quốc là 2,19 (gấp 12,2 lần); Mỹ 3,67 (gấp 20,4 lần). Do đó, so với các nước trong khu vực và thế giới, chúng ta có rất ít các sáng chế và phát minhh khoa học được thế giới thừa nhận. Trong 5 năm (2001- 2005), Việt Nam có 11 đơn đăng ký sáng chế gửi cho Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, trong khi Inđơnêxia có 36 đơn, Thái Lan có 39 đơn, Philippin có 85 đơn, Hàn Quốc có 15.000 đơn, Nhật Bản có 87.620 đơn, Mỹ có 206.710 đơn (76).
Chất lượng đội ngũ trí thức thấp đã kéo theo nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, nước ta thường xuyên phải nhập khẩu cơng nghệ trong q trình sản xuất, th đội ngũ chuyên gia nước ngoài làm việc với mức lương rất cao. Năng lực công nghệ của Việt Nam đứng gần cuối bảng trong khu vực châu Á: thua Thái Lan 49 bậc, Malaysia – 54 bậc, Singapore 81 bậc (Báo
cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2006 của Diễn đàn kinh tế thế giới – Global Competitiveness Report, Worrld Economic Forum). Theo Báo cáo phát
triển con người năm 2006 của UNDP, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng khoảng 55% so với Trung Quốc, 35% so với Thái Lan, 15% so với Mailaixia và khoảng 5-6% so với Hàn Quốc.
Mặt khác, chất lượng đội ngũ trí thức cịn được phản ánh qua chỉ số năng