Với vai trị lãnh đạo tồn xã hội của mình, Đảng sẽ là một trong những nguyên nhân quyết định tới chất lượng cũng như số lượng đội ngũ trí thức nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế. Vì vậy, Đảng cần phải bổ sung và đề ra các đường lối, chủ trương phát triển đội ngũ trí thức cho phù hợp với những thay đổi của thực tiễn. Từ thực trạng của đội ngũ trí thức nước ta, tác giả xin có những kiến nghị sau:
Thứ nhất, Đảng cần có những biện pháp cụ thể để đưa giáo dục đào tạo
cùng với khoa học công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đánh giá cao vai trị của giáo dục trong việc cải tạo trí thức cũ và xây dựng trí thức mới cho đất nước. Trong cuốn “Giáo dục
- quốc sách hàng đầu, tương lai của dân tộc”, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
cũng đẫ nhấn mạnh giáo dục là “đòn xeo” của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự nghiệp giáo dục có quan hệ nhân quả, mật thiết với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là sự phát triển khơng ngừng như vũ bão của khoa học
và công nghệ, thể hiện ở sự thay đổi nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã trở thành nhân tố thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, trong bối cảnh hiện nay, Đảng cần tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục, đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu trong xã hội bằng các biện pháp thiết thực.
Khi coi hai lĩnh vực này là quốc sách hàng đầu thì mọi chủ chuowngg và chính sách của Đảng đều phải tập trung cho sư phát triển của chúng. Chủ trương quốc sách hàng đầu đó là quyết định ở tầm vĩ mơ của Đảng, nhưng trong thực tế, Đảng phải lãnh đạo được Nhà nước, thực hiện nó bằng các biện pháp cụ thể, thiết thực có thể là rất đơn giản. Chẳng hạn, để có cơ sở vật chất và kĩ thuật hiện đại cho phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, bên cạnh việc lấy nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, Đảng cấn kêu gọi sự kết hợp của quần chúng nhân dân cùng làm, hay kêu gọi sự ủng hộ từ phía các doanh nghiệp, các tổ chức Việt Kiều, ….có như vậy, hai lĩnh vực này mới có thể một mặt tiếp cận với thành tựu của thế giới, mặt khác các chủ thể của hai lĩnh vực này mới có điều kiện phát huy hết năng lực của mình. Một hiện tượng hay xảy ra ở các thành phố lớn đó là ách tắc giao thơng vào những giờ cao điểm, nó làm ngưng trệ nhiều hoạt động. Nếu nhìn đơn giản thì hiện tượng này khơng có liên quan tới giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, nhưng xét trong khuôn khổ các lĩnh vực cơ bản của xã hội thì chúng lại có mối quan hệ với nhau. Do đó, giải quyết được bài tốn ách tắc giao thơng cũng là tạo điều kiện cho hai ngành đó phát triển. Vì khi ách tắc sẽ làm cho quá trình đến trường của học sinh và sinh viên cũng như cán bộ khoa học gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi diễn ra những kỳ thi quan trọng, ảnh hưởng tới tâm lý và chất lượng học tập. Mặc dù, hiện nay đã có những chính sách đưa các trường Đại học ra khỏi nội thành, tuy nhiên cần phải thực hiện q trình này nhanh hơn nữa để có thể nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong những năm tới.
Đặt giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, Đảng cũng đã đưa hai lĩnh vực này vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế
- xã hội. Quan điểm về giáo dục của Đảng là luôn gắn lý luận với thực tiễn, vì thế, Đảng đã có sự gắn kết giữa các trường học với các doanh nghiệp. Mục đích của chính sách này là đào tạo được đội ngũ trí thức vừa có kiến thức chun mơn, vừa có khả năng ứng dụng thực tiễn cao. Trong thời gian tới, đối với các trường kĩ thuật, các viện nghiên cứu Đảng cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Đảng cần có các chính sách cụ thể để kết hợp quan điểm quốc sách hàng đầu với chủ trương xã hội hóa giáo dục, đó là biệ pháp để thu hút được nhân dân vào giải quyết các mặt hạn chế của giáo dục hiện nay. Qua đó, cũng làm cho nhân dân ý thức sâu sắc hơn về vai trị của mình đối với sự nghiệp giáo dục.
Bài toán phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục ở miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn chưa có giải pháp thích hợp. Bởi vậy, để giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, thì Đảng cần chú trọng hơn nữa tới việc xây dựng các chương trình và dự án, đảm bảo sự công bằng về giáo dục giữa các vùng miền trong cả nước hiện nay.việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực chuyên môn đảm bảo chất lượng giáo dục cho công cuộc đổi mới đất nước.
Đầu tư cho giáo dục để đào tạo đội ngũ nhân tài, trí thức, Đảng cũng phải chú trọng tới việc đào tạo trẻ em năng khiếu như mơ hình của Hàn Quốc. Giáo dục năng khiếu nhằm mục tiêu phát hiện và bồi dưỡng lực lượng trí thức có năng lực chuyên mơn cao. Điều này sẽ góp phần loại bỏ tư tưởng bình qn hóa trong giáo dục để có sự phân cấp về trình độ, từ đó có biện pháp đào tạo thích hợp cho từng đối tượng.
Theo quan điểm của UNESCO: Giáo dục đại học là công cụ cơ bản để đối đầu thành công với các thử thách của thế giới hiện đại, và để đào tạo những cơng dân có khả năng xây dựng một xã hội công bằng, tôn trọng quyền con người, cùng chia sẻ sự hiểu biết và thơng tin. Hiện nay, giáo dục đại học địi hỏi phải có chức năng vun trồng tài năng, phát hiện và làm thức tỉnhh tài năng để hình thành một lực lượng lao động có tri thức trên mọi lĩnh vực của đời sống. Trong đó, đội ngũ trí thức là người có khả năng tích hợp mọi tiềm năng trí tuệ
của dân tộc và thời đại. Vì vậy, giáo dục đại học có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành đội ngũ trí thức. Sự ra đời của một loạt các trường đại học và cao đẳng, nhất là ở các thành phố lớn đã gây khó khăn trong quản lý chất lượng đầu ra của sinh viên. Vì vậy, khi xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đảng cần có chiến lược phát triển giáo dục cụ thể, phù hợp với công cuộc đổi mới.
Bên cạnh việc tăng cường đầu tư cho phát triển cho khoa học công nghệ, cần chú trọng tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia giỏi. Do đó, phải kết hợp giữa các trường đại học với các viện nghiên cứu, các ngành và trung tâm công nghiệp để thúc đẩy sự ra đời của các công nghệ mới. Bởi các trường đại học sẽ là nơi ra đời các ý tưởng mới, các trung tâm công nghiệp sẽ là nơi đưa ra các yêu cầu mới. Đây chính là sự gắn kết học đi đôi với hành, đảm bảo mục tiêu đào tạo tồn diện.
Thứ hai, vấn đề dân chủ, bình đẳng, tự do đối với trí thức.
Nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, nên bên cạnh những mặt tích cực cũng cịn những hạn chế cần khắc phục. Dân chủ đã được thực hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đối với nhân dân. Vì vậy, nó trở thành mục tiêu, động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do nhiều nguyên nhân, nên dân chủ chưa phát huy hết vai trị của mình để huy động sức mạnh của tồn dân, trong có đội ngũ trí thức.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới vấn đề dân chủ và phát huy dân chủ. Đối với đội ngũ trí thức, theo Người cần phải phát huy cao độ vai trò của dân chủ, tự do trên cơ sở tập trung để họ có thể mang hết tài năng và trí tuệ ra phục vụ dân tộc. Hiện nay, trí thức nước ta đang được phân loại thành: trí thức khoa học - công nghệ (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học công nghệ), trí thức văn học - nghệ thuật, trí thức lãnh đạo quản lý, trí thức an ninh quốc phịng, trí thức sản xuất - kinh doanh, trí thức trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, sinh viên (đang được đào tạo, ở dạng tiềm năng là trí thức). Như vậy, trí thức nước ta hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong mỗi lĩnh vực đó, trí thức lại được phân chia theo khu vực hoạt động: nhà nước
hoặc tư nhân. Do đó, việc phát huy hết vai trị của trí thức địi hỏi Đảng phải có những chủ trương, đường lối cụ thể. Đặc biệt, phải tạo điều kiện cho trí thức trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, trí thức Việt kiều, vì trong những năm qua tiếng nói của các đại biểu trí thức này chưa được Đảng ta chú trọng. Đảng cần quan tâm tới đội ngũ trí thức ở ngồi Đảng, tạo điều kiện cho họ tham gia giải quyết các vấn đề của đất nước. Đối với trí thức là cán bộ đảng viên, Đảng cần giảm bớt những thủ tục hình thức trong sinh hoạt Đảng để trí thức có thể tập trung vào các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, khoa học.
Đặc biệt, trong bổ nhiệm cán bộ, công chức cần đảm bảo sự bình đẳng, cơng bằng giữa trí thức là đảng viên và trí thức ngồi đảng. Đảng cần có sự bố
trí đột phá trong cơng tác cán bộ, có như vậy nhân tài, trí thức mới được đặt
đúng vị trí của họ trong xã hội.
Đảng phải lãnh đạo Nhà nước ban hành các chính sách cụ thể cho phép thành lập các tổ chức đại diện cho trí thức ở các lĩnh vực khác nhau, giúp trí thức được bày tỏ quan điểm của mình về mọi vấn đề, tham gia xây dựng đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thứ ba, xây dựng mơ hình người trí thức đáp ứng u cầu của q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người chủ nghĩa xã hội. Con người xã hội chủ nghĩa là động lực quyết định nhất quá trình xây dựng chế độ xã hội mới ở nước ta. Cụ thể hóa quan điểm của Người, Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, đã xác định 5 đức tính của con người mới. Trên cơ cở đó, bước vào thế kỷ XXI, Đảng cần xây dựng mơ hình người trí thức cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hội nghị trung ương 7 khóa X (9/7/2008) của Đảng đã đề ra định nghĩa trí thức với các đặc điểm của trí thức nói chung, chưa đưa ra các đặc điểm của trí thức Việt Nam nói riêng trong thời đại mới. Vì vậy, Đảng cần vạch rõ nội hàm của khái niệm trí thức Việt Nam, đó là mục tiêu hướng tới của giáo dục và đào tạo, là tiêu chuẩn để trí thức tự tu dưỡng và rèn luyện.
Mơ hình người trí thức cần phải kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức cách mạng. Đây là nền tảng quan trọng để mỗi trí thức xác định được vai trò, trách nhiệm của mình đối với đất nước. Đồng thời, lựa chọn các giá trị tốt đẹp của nhân loại làm nền tảng cho xây dựng nhân cách trí thức. Mục đích hướng tới xây dựng một đội ngũ trí thức phát triển tồn diện cả về đức và tài, phẩm chất và năng lực.
Trong xây dựng mơ hình người trí thức trong giai đoạn mới, cần phải gắn kết với các đặc điểm của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, để đảm bảo sự tương đồng, đồn kết và vai trị lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Thứ tư, Đảng tuyên truyền sâu rộng hơn nữa trong nhân dân nhận thức
sâu sắc và coi trọng hơn nữa chiến lược bồi dưỡng nhân tài, trí thức.
Để đưa Trung Quốc từ đất nước nghèo đói, lạc hậu trở thành quốc gia thịnh vượng, Đặng Tiểu Bình đã coi bồi dưỡng và giáo dục nhân tài là một vấn đề có tính chiến lược. Vì vậy, muốn thực hiện thành cơng q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nước ta cần một đội ngũ trí thức và nhân tài.
Chiến lược bồi dưỡng nhân tài, trí thức cần phải được quán triệt sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Làm rõ vị trí, vai trị của nhân tài, trí thức đối với sự nghiệp đất nước trong nhận thức của nhân dân, đặc biệt là các cấp lãnh đạo, quản lý. Có như vậy, nhân tài và trí thức mới thực sự được trọng vọng và được đặt đúng vị trí trong xã hội và trong bối cảnh phát triển nền kinh tế tri thức. Đồng thời, nó cũng tạo động lực cho trí thức cống hiến hết tài năng và trí tuệ của mình cho đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đã kêu gọi các địa phương trong cả nước báo cáo lên Đảng và Chính phủ những người có đức và có tài để đưa họ tham gia xây dựng đất nước. Vì vậy, nếu làm tốt cơng tác tun truyền, vận động cũng sẽ là một trong những con đường tìm kiếm, phát hiện và sử dụng nhân tài, trí thức. Đảng cần coi việc thực hiện chiến lược đào tạo nhân tài, trí thức như một vấn đề xã hội hóa, lãnh đạo Nhà nước tổ chức nhiều cuộc thi ở mọi lĩnh vực để xây dựng đội ngũ trí thức. Đặc biệt, cần phải
thực hiện các biện pháp cụ thể như gắn với giáo dục lòng yêu nước, giáo dục truyề thống anh dũng đấu tranh chống ngoại xâm, nêu gương điển hình, …
Thứ năm, chính sách đối với trí thức Việt kiều
Năm 1970, Hàn Quốc đã mạnh dạn triển khai chính sách mời gọi trí thức Hàn kiều ở Mỹ trở về đóng góp. Ba mươi năm sau Hàn Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế thứ 13 của thế giới. Tương tự Trung Quốc đã ứng dụng chính sách ưu đãi mời gọi trí thức Hoa kiều, và họ cũng đã tiến rất nhanh trong công cuộc hiện đại hố, cơng nghiệp hố đất nước, trở thành nền kinh tế thứ ba trên thế giới.
Nhận thức của Đảng ta trong những năm gần đây về vai trị của bộ phận trí thức Việt kiều đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, để khai thác triệt để nguồn lực trí tuệ này Đảng cần phải có những chính sách thiết thực hơn nữa trong thời gian tới như:
Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động trí thức Việt kiều hướng về quê
hương. Khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết để thu hút họ tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
Hai là, Đảng cần chỉ đạo Nhà nước thực hiện chính sách đãi ngộ xứng
đáng, môi trường làm việc dân chủ và nhân văn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trí thức Việt kiều trong quá trình hồi hương, đầu tư và các hoạt động khác.
Ba là, trí thức Việt kiều là những người có trình độ, tiếp thu các kinh
nghiệm quản lý, thành tựu khoa học và cơng nghệ ở các nước phát triển. Vì vậy, Đảng cũng cần tăng cường các biện pháp để trí thức trong nước và nước ngồi có thể trao đổi học hỏi lẫn nhau. Đây cũng là một trong những con đường hiệu quả để tiếp biến các giá trị văn hóa nhân loại.