Kiến nghị đối với đội ngũ trí thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ tri thức và sự vận dụng trong thời kỳ đổi mới (Trang 105 - 112)

Trên đây là những kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước, nhưng để nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa. Nhưng để xây dựng thành cơng và phát huy có hiệu quả vai trị của đội ngũ trí thức, một yếu tố cơ bản là xuất phát từ bản thân người trí thức. Do đó, bên cạnh việc rèn luyện các phẩm chất đạo đức cách mạng, cần khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn đáp ứng u cầu trong nước và từng bước nâng cao phù hợp với trình độ của các nước phát triển. Với mong muốn đó, tác giả xin đề xuất các ý kiến sau:

Thứ nhất, trí thức phải luôn kiên định, tin tưởng, ủng hộ và chấp hành

nghiêm chỉnh đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước .

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm và nêu cao tầm quan trọng của chính sách xây dựng một đội ngũ trí thức cách mạng, trí thức của nhân dân, chính tâm tu thân. Vì vậy, cùng với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta không ngừng chăm lo cho sự nghiệp trồng người, trong đó có xây dựng đội ngũ trí thức. Bản thân mỗi trí thức cần phải nhận thức sâu sắc về vai trò của Đảng trong việc tổ chức và giác ngộ đội ngũ mình. Bởi khi có niềm tin sắt đá vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng và nhân dân lựa chọn, trí thức mới tự nguyện phấn đấu hy sinh cho lý tưởng cao đẹp gắn liền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới vẫn diễn ra gay gắt. Do đó, trong xã hội vẫn cịn những bất cập nhất định, dần dần phải khắc phục. Với đặc điểm nhạy cảm, có hiểu biết sâu sắc, trí thức phải lạc quan với những hạn chế đó, cùng với Đảng và Nhà nước tìm ra những biện pháp xóa bỏ triệt để trong tương lai.

Trí thức hoạt động trong các ngành văn hóa nghệ thuật, giáo dục, khơng ngừng tuyên truyền đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Mỗi trí thức phải là tấm gương sáng trong quần chúng nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng và Chính phủ. Đồng thời, với những biến đổi của tình hình thế giới và trong nước, trí thức cần tham gia đóng góp xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể.

Thứ hai, bản thân người trí thức cần tự ý thức sâu sắc hơn nữa vai trị của

mình đối với đất nước, dân tộc.

Mỗi thời kỳ có những cơ hội và yêu cầu mang tính lịch sử, muốn có thể khẳng định và phát huy vai trị của mình, bản thân người trí thức trước hết phải ý thức được đầy đủ vị trí, vai trị. Muốn vậy, đội ngũ trí thức cần nỗ lực các mặt sau:

Một là, chủ động trau dồi kiến thức, văn hóa. Điều này vơ cùng quan

trọng vì nước ta hướng tới mục tiêu phát triển nền kinh tế tri thức, tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Mặt khác, khi gia nhập WTO, tham gia vào sân chơi chung quốc tế, đòi hỏi nước ta phải có một đội ngũ trí thức có chất lượng. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, đây cũng là cơ hội thuận lợi để trí thức có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với trí thức ở các nước phát triển. Trí thức cần chắt lọc những tri thức tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, và áp dụng vào thực tiễn để giải quyết thành công các vấn đề xã hội đang đặt ra. Muốn vậy, trí thức cần nâng cao vốn ngoại ngữ của mình, để có thể giao lưu học hỏi.

Hai là, trí thức cần phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm, dám thẳng

thắn phê phán và đấu tranh với những biểu hiện sai trái trong xã hội. Kiên quyết đấu tranh nhằm đẩy lùi tiêu cực, góp phần xây dựng một lối sống lành mạnh. Cần loại bỏ tư tưởng an phận thủ thường trong trí thức, trong điều kiện hiện nay, trí thức phải tham gia vào nhiều hoạt động để phát huy tính năng động và sáng tạo của trí thức. Trí thức nên nêu rõ các tâm tư và nguyện vọng của mình để cùng Đảng và Nhà nước giải quyết các vấn đề tránh sự hiểu nhầm.

Ba là, trí thức có thể tự tạo ra một mơi trường cạnh tranh lành mạnh với

nhau trong sản xuất kinh doanh, giảng dạy, hay nghiên cứu khoa học, … qua các cuộc thi. Bởi thơng qua đó, trí thức sẽ giao lưu với nhau, chia sẻ kiến thức, xây dựng được khối đồn kết vững chắc.

Bốn là, trí thức phải hình thành các kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu của xã

hội. Đó chính là sự tự tin, năng động, sáng tạo và biết giải quyết những áp lực trong cuộc sống, có ngoại ngữ thành thạo trong giao tiếp, ... Đây là cơ sở quan

trọng để trí thức mở rộng sự giao lưu ra thế giới, đặc biệt là đối với các trí thức Việt kiều.

Thứ ba, trí thức phải củng cố và phát huy mối quan hệ với giai cấp công

nhân và giai cấp nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Trí thức tuy là một lực lượng xã hội, nhưng khơng thể tồn tại độc lập, tách rời mà có mối quan hệ gắn bố chặt chẽ với giai cấp công nhân và giai cấp nông dân trong cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày nay, trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta càng phải kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trị của trí thức và xây dựng khối đại đồn kết dân tộc.

Trí thức phải loại bỏ tư duy tiểu nơng, coi thường lao động chân tay trong xã hội, phải thực sự coi trọng vai trị của giai cấp cơng nhân và nông dân, coi đây là cơ sở để thực hiện các ý tưởng của mình. Trí thức phải tơn trọng vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân, giúp giai cấp cơng nhân hồn thành sứ mệnh lịch sử thông qua các dự án hỗ trợ nhằm năng cao trình độ và hiểu biết. Đối với giai cấp nơng dân, trí thức phải tìm mọi biện pháp nâng cao năng suất lao động cho họ, chuyển giao khoa học, tạo ra các giống cây con mới phục vụ sản xuất.

Thứ tư, đối với các trí thức là Việt kiều, bản thân mỗi người cũng cần phải

tự nâng cao hiểu biết của mình về đất nước, tránh những hiện tượng nhận thức sai lệch. Trí thức, cần đấu tranh kiên quyết với các luận điệu xuyên tạc về Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch ở nước ngồi. Với mơi trường hoạt động có nhiều điều kiện thuận lợi, có điều kiện giao lưu với nhiều trí thức đến từ nhiều quốc gia, trí thức Việt kiều cần có sự tun truyền để bạn bè thế giới hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam.

Trí thức cần ủng hộ tích cực đối với chính sách về nước cơng tác của Đảng và Nhà nước để có thể đóng góp xây dựng các dự án và chương trình đầu tư cho phát triển một số ngành mũi nhọn. Đồng thời, qua đây có thể kết hợp đào tạo được đội ngũ trí thức cho đất nước trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, những tư tưởng của Người luôn được Đảng ta kế thừa và vận dụng sáng tạo trong điều kiện lịch sử mới. Vì vậy, Đại hội VII (6/1991) của Đảng lần đầu tiên khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Quán triệt tinh thần đó, Đại hội VIII, IX và X, XI ln xác định di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức là một trong những nội dung có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc, trong đó có tư tưởng về xây dựng và phát huy vai trị của trí thức. Do đó, Nhà nước đã cụ thể hóa đường lối thành các chính sách cụ thể gắn với sự vận động của thực tiễn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, trong quá trình đổi mới, đội ngũ trí nước ta ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế - xã hội, ... Tuy nhiên, do tác động của kinh tế thị trường, xu thế tồn cầu hóa, những hạn chế của xã hội cũ cịn tồn tại nên đội ngũ trí thức vẫn còn những điểm cần khắc phục trong thời gian tới: chất lượng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, hiện tượng chảy máu chất xám, ... Đây là những vấn đề đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta trên cơ sở kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh cần đề ra những chính sách giải quyết triệt để trong thời gian tới.

Với tư cách là người nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những kiến nghị về phía Đảng, về phía Nhà nước và đội ngũ trí thức, mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI.

KẾT LUẬN

Lịch sử nhân loại đã khẳng định một chân lý: Bất cứ dân tộc nào cũng không thể tồn tại và phát triển nếu khơng đứng trên đỉnh cao của trí tuệ, và ngược lại, một dân tộc đã có một lịch sử tồn tại và phát triển lâu dài nhất định là dân tộc có trí tuệ ở tầm cao. Do đó, việc xây dựng và phát huy vai trị của đội ngũ trí thức nhằm nâng cao vốn tri thức của mỗi quốc gia là cần thiết và quan trọng.

Kế thừa các giá trị tư tưởng, văn hóa truyền thống của dân tộc và nhân loại, xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới, Hồ Chí Minh đã khẳng định: trong bất cứ giai đoạn nào của cách mạng, cùng với giai cấp công nhân và giai cấp nơng dân, đội ngũ trí thức ln là một lực lượng cách mạng quan trọng của dân tộc. Người nói: Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết thì phải có nhân tài, và “trí thức khơng bao giờ thừa. Chỉ có thiếu trí

thức mà thơi”. Hồ Chí Minh chủ trương gắn cải tạo, sử dụng trí thức được đào

tạo trong chế độ cũ nhưng có tinh thần yêu nước với xây dựng đội ngũ trí thức mới. Dưới ngọn cờ “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” của Hồ Chí Minh, đội ngũ trí thức đã thực sự góp phần khơng nhỏ quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh khơng chỉ nêu lên một hệ thống quan điểm có tính khoa học, cách mạng và nhân văn sâu sắc về xây dựng và phát huy vai trị của đội ngũ trí thức, mà cịn là một tấm gương lớn về trọng dụng trí thức, trọng dụng nhân tài. Đó thực sự là một di sản vô cùng quý giá mà chúng ta cần phải nhận thức sâu sắc để kế thừa và phát triển trong sự nghiệp Đổi mới.

Sự nghiệp Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986). Thực tiễn công cuộc Đổi mới đất nước đã đặt dân tộc ta đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Chính thực tiễn ấy là cơ sở quan trọng nhất để khẳng định vai trị ngày càng quan trọng của đội ngũ trí thức trong giai đoạn phát triển mới của dân tộc ta, khẳng định giá trị

và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát huy vai trị của đội ngũ trí thức. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã xây dựng đường lối, hoạch định chính sách nhằm đào tạo, thu hút, sử dụng và phát huy vai trị của đội ngũ trí thức. Sự đổi mới trong nhận thức và thực tiễn lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ trí thức là một bộ phận cấu thành quan trọng trong đường lối và sự nghiệp đổi mới của đất nước. Đó là những bước phát triển rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, còn nhiều vấn đề liên quan đến việc xây dựng và phát huy vai trị của đội ngũ trí thức mà thực tiễn đang đặt ra vẫn đòi hỏi phải được nhận thức sâu sắc hơn, giải quyết thấu đáo hơn.

Nhận thức và vận dụng đầy đủ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát huy vai trị của trí thức, chính là một cơ sở quan trọng để chúng ta có thể giải đáp được những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra trong bối cảnh lịch sử mới của đất nước hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ tri thức và sự vận dụng trong thời kỳ đổi mới (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)