• Khái niệm :
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm.
• Thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho : là thời điểm cối kỳ kế toán năm.
Đối với các đơn vị niêm yết phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì việc trích lập và hoàn nhập dự phòng cả thời điểm lập BCTC giữa niên độ.
• Các đơn vị phải lập hội đồng thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng
• Đối tượng lập dự phòng : Bao gồm hàng hoá dung cho kinh doanh gồm cả hàng hoá tồn kho bị hư hỏng, kém chất lượng, lạc hậu…, mà giá gốc ghi trên sổ kế taon1 cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định
của BCTC hoặc các chứng từ khác có chứng minh giá vốn hàng tồn kho và đảm bảo là những hàng hoá thuộc quyền sở hữu của DN tồn kho tại thời điểm lập BCTC.
• Phương pháp lập dự phòng :
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Mức DF = Số lượng HTK x ( Giá gốc HTK – giá trị thuần có thể thực hiện của HTK giảm giá HTK
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm : Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác liên quan trực tiếp theo quy định tại VAS 02
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hoá tồn kho : Là giá bán của hàng hoá tồn kho trừ chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ
Ước tính giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho:
Giá trị thuần có thể = Giá bán ước - Chi phí ước tính để hoàn thành SP và chi thực hiện HTK tính của HTK phí ước tính cần thiết cho tiêu thụ HTK
Ước tính giá trị thuần phải dựa trên những bằng chứng tin cậy tại thời điểm kết thúc niên độ
Khi ước tính giá trị thuần của hàng tồn kho phải chú ý những yếu tố sau : + Sự biến động giá cả hàng tồn kho
+ Mục đích của dự phòng tồn kho : Nếu hàng tồn kho được dự trữ bảo đảm cho các hợp đồng bán hàng không thể huỷ bỏ thì phải dựa vào giá trị hợp đồng. Như vậy, nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính.
Điều này đòi hỏi kiểm kê xác định:
+ Những hàng tồn kho không bị hư hỏng, kém chất lượng, giảm giá
+ Những hàng tồn kho bị hư hỏng, kém chất lượng, giảm giá cần phải lập dự phòng. Và trong số này phải xác định số hàng tồn kho dự trữ cho những hợp đồng không thể huỷ bỏ để xác định mức DF phù hợp.
• Nguyên tắc lập dự phòng :
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính cho từng thứ hàng hoá
- Đối với hàng hoá dự phòng cho hợp đồng không thể huỷ bỏ thì mức DF là chênh lệch giữa giá trị hợp đồng nhỏ hơn giá gốc
- Đối với hàng hoá tồn kho còn lại thì mức dự phòng là chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thự hiện được nhỏ hơn giá gốc
- Có chứng từ hợp lệ để chứng minh giá vốn hàng tồn kho
• Phương pháp dự phòng kế toán hàng tồn kho a/ Chứng từ sử dụng:
Hiện nay theo quy định chung chứng từ sử dụng trong kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho thuộc loại chứng từ hướng dẫn.
b/ Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bên nợ : Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay lớn hơn số đã trích lập cuối niên độ trước
Bên có : Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ kế toán Số dư có : Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho còn cuối kỳ
Nguyên tắc hạch toán:
Khoản DF giảm giá hàng tồn kho phài lập ở cuối kỳ kế toán này > DF giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán trước thì lập dự phòng thêm phần chênh lệch và ghi tăng giá vốn
Khoản DF giảm giá hàng tồn kho phải lập cuối kỳ kế toán này < DF giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán trước thì hoàn nhập dự phòng phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn.
c/ Trình tự hạch toán :
+ Trường hợp khoản DF giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản DF giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi :
Nợ 632 : Giá vốn hàng bán
Có 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Trường hợp khoản DF giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản DF giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, kế toán ghi :
Nợ 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có 632 : Giá vốn hàng bán
Kế toán mở sổ tổng hợp của TK 159 để theo dõi toàn bộ tình hình trích lập và DF giảm giá hàng tồn kho. Ngoài ra, có thể mở sổ theo dõi chi tiết số dự phòng được trích lập cho từng mặt hàng
+ Trường hợp hàng tồn kho bị hư hỏng Nợ 632 : Giá vốn hàng bán
Có 156 : Giảm giá hàng tồn kho