Cảm hứng chủ đạo trong thơ Viễn Phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viễn phương nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 27 - 31)

1.2.3 .Thơ trong sự nghiệp sáng tác của Viễn Phương

2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Viễn Phương

2.1.1. Cảm hứng về quê hương đất nước

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất tổ quốc là một thử thách vô cùng ác liệt, cũng là một chiến công vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Thơ chống Mỹ trên trận tuyến ác liệt chống kẻ thù hung bạo đã lan tỏa sâu rộng trong cuộc kháng chiến toàn dân, đi vào chiều sâu tâm hồn và tình cảm của người đang chiến đấu đó là nền thơ thống nhất những mảng thơ sáng tác trong những hoàn cảnh chiến đấu khác nhau thành một bức tranh toàn cảnh, thành thế trận hiệp đồng của một nền thơ chống Mỹ, góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Hiện thực sôi sục nóng bỏng của cuộc kháng chiến đã dội vào trong thơ. Trong những năm khói lửa chiến tranh ác liệt thơ càng phát triển mạnh mẽ và sung sức. Thơ trẻ chống Mỹ đã gắng sức vươn lên xứng đáng với tầm vóc của dân tộc và thời đại. Thời kỳ này thơ được coi là một vũ khí sắc nhọn, có tính xung kích và nhanh chóng nhập cuộc vào cuộc kháng chiến của toàn dân. Lịch sử thơ ca dân tộc chưa bao giờ lại có một cuộc sống sôi nổi và phong phú đến thế. Thơ ca đã ghi lại nhiều hình ảnh về đất nước con người Việt Nam trong những năm tháng sục sôi đánh Mỹ. Đó là tinh thần chiến đấu dũng cảm hi sinh quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chính vì lẽ đó, một màu sắc chủ đạo trong thơ thời kỳ này là tinh thần ngợi ca cuộc kháng chiến, ngợi ca sức mạnh quần chúng, ngợi ca tinh thần của các chiến sỹ. Không nằm ngoài quy luật đó, nhà thơ Viễn Phương cũng đã góp phần thổi một luồng gió nhỏ vào công cuộc sáng tác thơ thời bấy giờ. Viễn Phương là nhà thơ áo lính ngay từ những buổi ban đầu. Ông đến với kháng chiến như bao người con yêu nước khác của dân tộc. Ông đến với thơ như cái nợ với đời cần phải trả. Thơ Viễn Phương lấp

lánh những cung bậc cảm xúc của một người lính, của một nhà thơ….chính vì thế, cảm hứng chủ đạo trong thơ ông cũng là những cảm hứng riêng mà chung trong nguồn thơ chống Mỹ lúc bấy giờ. Viễn Phương ít khi viết về cảm xúc cá nhân, ông dành ngòi bút cho nhiều những gì mà ông tai nghe mắt thấy trong cuộc kháng chiến này.

Viễn Phương như có duyên nợ với cuộc đời, với quê hương. Ông sinh ra trên mảnh đất An Giang và năm 17 tuổi đã đến với cuộc đời áo lính. Suốt thời kỳ chống Mỹ, ông tham gia trên nhiều mặt trận chiến trường khác nhau. Mỗi mảnh đất nơi ông đi qua, đều để lại những dấu vết kỉ niệm. Mỗi con người, mỗi dòng suối, mỗi con đường….đều để lại dấu ấn trong tim ông. Viễn Phương yêu những nơi ông đã đi qua, ông yêu những dòng sông, những con đường quen thuộc…tình yêu nhỏ nhoi ấy đã dệt thành tình yêu quê hương đất nước. Có thể nói, một trong những cảm hứng chủ đạo trong thơ Viễn Phương là thể hiện lòng yêu quê hương đất nước. Thơ ông dành một phần không nhỏ viết về những mảnh đất thân yêu, khi ca ngợi vẻ đẹp của một dòng sông, con suối; khi nhớ về những cánh đồng lúa bát ngát nơi quê nhà. Thơ Viễn Phương chan chứa tình cảm nỗi niềm với quê hương:

Tôi yêu quê tôi đất phù sa

Càng thương quê tôi mùa nước lũ Đất quê hương gốc rễ ông bà

Lắm hạnh phúc cũng nhiều gian khổ

(Quê mẹ phù sa)

2.1.2. Cảm hứng nhân văn và suy nghĩ về chiến tranh

Bên cạnh cảm hứng dành tình yêu cho quê hương, cho đất nước, thơ Viễn Phương còn chan chứa tình cảm với những người con của đất Việt, đó là hình ảnh về người mẹ, người chiến sỹ, hay chỉ là hình ảnh về một người dân bình thường giản dị. Phản ánh hiện thực trong những năm chiến tranh, các

nhà thơ đều có xu hướng tập chung khắc họa hình tượng người lính, hình tượng tổ quốc, nhân dân. Những hình tượng nghệ thuật này không còn là vấn đề mới mẻ, tuy nhiên đến với thơ Viễn Phương, hình ảnh người chiến sỹ giải phóng quân và nhân dân anh hùng vẫn có những nét khác biệt độc đáo và một sức sống bền vững, có khả năng được củng cố và phát triển trong giai đoạn lịch sử sắp tới. Trên cái nền là hình ảnh người lính yêu nước có tinh thần cảm quan không sợ gian khổ hy sinh, Viễn Phương tiếp tục đi sâu vào hình tượng nhân dân và người chiến sỹ với nội tâm sâu sắc. Viết về những người lính là viết về những nhân chứng lịch sử anh hùng của dân tộc. Cảm hứng trong thơ Viễn Phương xuất phát từ tấm lòng của một người lính đã từng sống và chiến đấu trong kháng chiến.

Yêu thương con người, luôn trăn trở với cuộc chiến của dân tộc, nên có thể nhận thấy cảm hứng chủ đạo trong thơ Viễn Phương là lòng căm thù giặc sâu sắc. Trong thơ Viễn Phương, hình ảnh bọn giặc Mỹ được nhắc đến dày đặc, ông căm thù bọn giặc Mỹ, căm thù những gì mà chúng gieo họa xuống mảnh đất này. Càng căm thù giặc bao nhiêu, ông lại càng thêm yêu nước bấy nhiều. Hình ảnh bọn Mỹ được ông miêu tả là một bọn sói lang, một bọn người mất tính người. Chúng nó là một lũ cướp và hơn ai hết, đối với Viễn Phương giặc Mỹ là bọn gieo tai ương mầm họa:

Chúng tưởng quê tôi đã biến thành đất chết Tám ngàn quân giặc Mỹ kéo xô vào

Đất bỗng nổ tung, rừng vang tiếng thét Quân ta làm sấm sét giữa trời cao

(Hãy đến quê tôi)

Và lòng căm thù giặc của Viễn Phương được ông miêu tả với giọng vui mừng khi quân giặc thất trận:

Chúng tháo chạy rồi! Tám ngàn giặc Mỹ Già trẻ xuống đường rộn rã chiến công

(Hãy đến quê tôi)

Cảm hứng về ý thức chống ngoại xâm trong thơ Viễn Phương được ông đẩy lên cực điểm khi miêu tả những đau thương mất mát mà người dân phải gánh chịu. Đó là hình ảnh những em bé thiếu sự chăm sóc của mẹ, đó là hình ảnh người mẹ vất vả nuôi con và chiến đấu, đó là những em bé giao liên ngày đêm nguy hiểm trên con đường gian khổ….

Mẹ ăn cơm sỏi cát Uống nước lã nuôi em Sức kiệt theo dòng sữa cạn Mắt sầu ứa lệ về đêm

(Tiếng hát trong đề lao)

Như vậy có thể thấy rằng, cảm hứng chủ đạo trong thơ Viễn Phương mang màu sắc và tinh thần của cuộc kháng chiến của dân tộc. Đó là cảm hứng về tình yêu quê hương đất nước, về lòng căm thù giặc sâu sắc, ca ngợi tình cảm giữa người với người, ca ngợi tình đồng chí cao cả….Thơ Viễn Phương vẫn chảy theo dòng của thơ ca kháng chiến, có những điểm chung mang tính thời đại, bên cạnh dòng chảy chung đó, thơ Viễn Phương mang dáng dấp riêng, mang hơi thơ của một nhà thơ áo lính tiêu biểu. Thơ Viễn Phương không giống ai, thơ ông là một lối rẽ riêng, độc đáo và hấp dẫn riêng. Tìm hiểu cảm hứng chủ đạo trong thơ Viễn Phương là bước đầu đi vào khám phá một hồn thơ tiêu biểu, đại diện phong cách thơ trong thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viễn phương nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)