1.2.3 .Thơ trong sự nghiệp sáng tác của Viễn Phương
2.2. Nhân vật trữ tình trong thơ Viễn Phương
2.2.3. Các nhân vật trữ tình khác trong thơ Viễn Phương
Bên cạnh cái tôi trữ tình của nhà thơ, Viễn Phương chú ý khắc họa đậm nét về hình ảnh mẹ và người em nhỏ giao liên. Họ là những nhân vật trữ tình mang trong mình hình bóng chung của cả dân tộc.
Hình ảnh người mẹ Việt Nam với truyền thống “kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang” được Viễn Phương miêu tả thật xúc động. Trước hết vẫn là nỗi đau khổ trong chiến tranh mà tuổi già còn phải chịu đựng. Biết bao bà mẹ có con đi chiến đấu xa và vĩnh viễn không có ngày gặp lại. Nỗi lòng riêng xót xa của người mẹ, ý thức của người mẹ nén lại những khổ đau trước trách nhiệm với cuộc đời chung, với đất nước, cũng như những cảm thương không cùng của tấm lòng người con đã được ghi nhận chân thành ở trong thơ. Với Viễn Phương, khắc họa chân dung người mẹ là một việc làm cao cả, người mẹ tần tảo sớm hôm vì các con, vì cuộc chiến đấu của dân tộc. Người mẹ ấy đã già, chân yếu tay mềm nhưng lòng căm thù giặc không bao giờ nguôi, mẹ tin tưởng vào các con của mẹ, tin tưởng vào nhân dân mình:
Mẹ giận mẹ mắt mờ không thấy địch Nhưng có nhân dân là có mặt trời
(Mẹ)
Cảm hứng chủ đạo trong thơ ca chống Mỹ hướng theo phương châm lớn của Bác Hồ “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Tổ quốc trong những năm tháng cả nước cùng ra trận là cảm nghĩ thiêng liêng của các nhà thơ. Chưa bao giờ đất nước và người mẹ lại hiện lên đẹp đẽ đến như thế:
Sáng sớm tinh sương, con còn say ngủ Mẹ đã thức rồi, cặm cụi quét sân
Thơ Viễn Phương còn hiện lên hình ảnh của người mẹ già nơi hậu phương, người mẹ ấy không chịu lùi trước khó khăn gian khổ. Với ý chí căm thù giặc, mẹ quyết hy sinh bảo vệ tổ quốc mình:
Mẹ cười sao lạnh đổi ngôi
Mẹ thề bám đất, chẳng rời một ly
(Nhớ lời di chúc)
Hình ảnh người mẹ Việt Nam với truyền thống “kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang” được miêu tả thật xúc động. Trước hết vẫn là nỗi đau khổ trong chiến tranh mà tuổi già còn phải chịu đựng. Biết bao bà mẹ có con đi chiến đấu xa và vĩnh viễn không có ngày gặp lại. Nỗi lòng riêng xót xa của người mẹ, ý thức của người mẹ nén lại những khổ đau trước trách nhiệm với cuộc đời chung, với đất nước, cũng như những cảm thương không cùng của tấm lòng người con đã được ghi nhận chân thành ở trong thơ:
Mẹ sợ chúng giết mất con của mẹ Đêm tối đi tìm…lội suối dầm sương Chia mỗi đứa một nắm cơm, rê thuốc Gặp đủ chúng con, mẹ khóc mẹ mừng
(Mẹ)
Cái đáng kính trọng nhất ở người mẹ Việt Nam không chỉ là sự thấu hiểu những nỗi niềm của con mà mẹ còn là người đồng chí thực sự tham gia vào mọi nhiệm vụ của cách mạng. Người mẹ đào hầm nuôi giấu cán bộ, người mẹ đi đầu trong cuộc đấu tranh chính trị, cũng là người mẹ chịu mọi khổ đau cho con sung sướng. Trong thơ Viễn Phương đã khắc hoạ sâu sắc hình ảnh những bà mẹ dũng cảm, giàu đức hy sinh:
Ngủ! Ngủ đi con! Đừng chờ mẹ hát Mẹ đánh xe tăng bảo vệ cuộc đời
Bên cạnh hình ảnh người mẹ, hình ảnh người chiến sỹ nhỏ tuổi cũng được Viễn Phương khắc họa rõ nét. Đó là hình ảnh của người em giao liên nhỏ tuổi, dũng cảm. Sống trong cuộc sống chiến đấu, các em như những chồi non vươn mình để giúp sức cho đồng đội. Các em là những anh hùng nhỏ tuổi, có ý chí kiên cường, dù gặp hiểm nguy cũng không làm các em lùi bước:
Khảo tra! Giặc vẫn khảo tra
Máu em tôi chảy mười ba hôm rồi! Máu hồng tô thắm đôi môi
Đôi môi không hé một lời cung khai
(Người em Nam Bộ)
Hình ảnh của người em gái rạo rực xung phong lên đường, đi theo tiếng gọi của tổ quốc. Hình ảnh đó mới đẹp làm sao:
Em viết cho anh lá thư tranh đấu Em phải đi ngay nên viết vội vàng Anh chớ trách vì sao chữ xấu
Thành phố đang vang tiếng gọi lên đàng
(Lá thư em gái) Thơ ca trong những năm chống Mỹ đó nổi lên rất đẹp hình ảnh của những cô cậu lứa tuổi cắp sách tới trường. Nhưng đứng trước cuộc chiến của dân tộc, các em mang trong mình một sứ mệnh mới, trở thành những em bé giao liên, dẫn đường cho các anh bộ đội. Các em đến với chiến trường như còn mang theo bao kỷ niệm của tuổi thơ và những ngày đi học ở trường. Các em đi vào cuộc chiến đấu của dân tộc với tất cả niềm tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên tâm hồn họ luôn tươi tắn, yêu đời:
Mắt lóng lánh em thẹn thùa xin bắn súng Rồi tiếp anh đào công sự bên đường Chiếc bàn nhỏ cho anh làm chướng ngại Bàn học trò viết mực tím cũng thương thương
(Mắt sáng học trò)
Nhưng các em vẫn thẹn thùng khi người ta nhắc đến công lao của mình, và cái dáng vẻ thẹn thùng đó mới đáng yêu biết nhường nào:
Hỏi em ai lập công đầu,
Em cười…có một vì sao mỉm cười
(Bài ca địa đạo)
Có thể nói rằng, hình ảnh về người mẹ và người em nhỏ giao liên trong thơ Viễn Phương là những nhân vật trữ tình tiêu biểu đại diện cho cả một thế hệ thời bấy giờ. Với những phẩm chất cao đẹp, những con người ấy đã đi vào những vần thơ và gây ấn tượng mạnh trong lòng người đọc. Nhắc đến thơ kháng chiến, người ta nhắc đến hình ảnh vĩ đại của người mẹ; hình ảnh gan dạ, dũng cảm của những em nhỏ giao liên. Hai hình ảnh đó tượng trưng cho sức mạnh đoàn kết của toàn dân, hậu phương đấy mà chiến trường đấy, ở bất cứ đâu sự xuất hiện của họ cũng là một vầng hào quang lấp lánh, tạo niềm tin cho cuộc kháng chiến của toàn dân.
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG VÀ NGÔN NGỮ TRONG THƠ VIỄN PHƯƠNG