1.2.3 .Thơ trong sự nghiệp sáng tác của Viễn Phương
2.2. Nhân vật trữ tình trong thơ Viễn Phương
2.2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Viễn Phương
Thơ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ đã có những vận động, bước thay đổi phong phú. Nhiều nhà thơ tên tuổi đã xuất hiện trong thời gian này, họ cùng cầm súng và cầm bút vào trong chiến trường, hàng loạt
các tác phẩm có giá trị ra đời. Họ thể hiện cái tôi cá nhân hòa chung cái tôi dân tộc. Nó không dừng lại ở cái tôi cá nhân mà vươn xa tới cái tôi chung, cái tôi cộng đồng. Viễn Phương cũng vậy, cái tôi trong thơ Viễn Phương mang dấu ấn của cái tôi áo lính, chính vì thế nó lung linh sắc màu, nó là sự hòa quyện giữa những cảm xúc chung và riêng, là sự hòa quyện của một tâm hồn thơ lãng mạn với một cuộc đời hiện thực trong những trận chiến…tất cả những cái đó, là tạo nên sự đa dạng khi Viễn Phương thể hiện cái tôi trữ tình trong những tác phẩm của mình.
Cái tôi chiến sỹ
Cuộc chiến đấu anh hùng của dân tộc là cơ sở sáng tạo của một nền thơ trong đó có sự trưởng thành của đội ngũ thơ trẻ. Họ là những người có tuổi đời còn trẻ nhưng sáng tác thơ đã tạo được dấu ấn của mình trong đời sống văn học. Các nhà thơ tìm đến thơ ca như sự tự nhận thức, khám phá về quê hương và con người. Họ viết về đồng đội, nhân dân, viết về cuộc chiến tranh của dân tộc. Nhiều nhà thơ đã đem đến tiếng nói mới mẻ, duyên dáng khỏe khoắn về người lính, nhân dân anh hùng cho nền thơ ca chống Mỹ. Cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước đã trở thành cái nền tảng đạo đức, khí phách anh hùng, cung cấp những mẫu mực hành vi cho nhân vật văn học.
Trưởng thành trong lòng cuộc chiến đầy ác liệt, các nhà thơ áo lính đã có cái nhìn sâu sắc về chiến tranh, về vị trí nhà thơ Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy. Bên dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi (Chế Lan Viên). Họ cũng ý thức về vai trò, sự xuất hiện kịp thời của thế hệ mình. Chính vì vậy, cái tôi nhà thơ lúc này khoác lên mình màu áo của người chiến sỹ. Với Viễn Phương cũng vậy, ông ra chiến trường với tâm huyết của một thanh niên sôi sục khí thế chiến đấu quân giặc bảo vệ nước nhà. Thơ Viễn Phương vì thế mà mang đậm dấu ấn của cái tôi chiến sỹ.
Viễn Phương đã sống và chiến đấu trong suốt cuộc hành trình kháng chiến chống Mỹ, ông đến với chiến trường cũng giống như bao thanh niên khác lúc bấy giờ, đó đơn giản là vì tình yêu quê hương đất nước. Đi theo ông trong suốt những năm kháng chiến là một nguồn cảm hứng thơ dạt dào. Một hồn thơ và một chiến sỹ áo lính kết hợp trong con người Viễn Phương đã tạo nên một phong cách thơ chung mà riêng lúc bấy giờ.
Viễn Phương nhớ lại buổi đầu ông đến với văn chương: “Tôi lớn lên trong thời nô lệ, dân ta một cổ hai tròng…Trên ghế nhà trường, tôi không còn tâm trí đâu để học hành. Tôi bắt đầu làm thơ, những bài thơ lãng mạn khóc gió, than mây, khóc tình yêu tan vỡ, khóc cuộc đời là biển khổ mênh mông” [40]. Đó là những năm tháng Viễn Phương chập chững bước vào con đường nghệ thuật văn chương. Và người ta bắt gặp một Viễn Phương yếu đuối, một Viễn Phương hoài nghi trước cuộc đời, một Viễn Phương quanh quẩn bởi những nỗi lo âu tầm thường trong cuộc sống. Hình ảnh Viễn Phương lúc đó gần với tâm trạng của những nhà thơ Mới thời kỳ trước, họ đang “mò mẫm” tìm đường, họ cô đơn, họ bất lực trước cuộc đời….Nhưng Viễn Phương đã khác họ, Viễn Phương đã tin vào ngày mai, ông bắt đầu “đứng dậy” đi tìm lý tưởng sống cho mình. Và tất cả đã thay đổi khi “Trong lúc trước mắt tôi thấy trời đất tối sầm, cuộc đời bế tắc thì Cách mạng tháng Tám bùng nổ. Như người chết đuối vớt được phao, như người lạc đường nhìn thấy sao bắc đẩu, tôi đã đi vào cách mạng một cách nhẹ nhàng, thanh thản” [40]. Hình ảnh về một Viễn Phương đến với kháng chiến “nhẹ nhàng, thanh thản” nhưng đó như một bước ngoạt quan trọng của một cuộc đời một con người đang loay hoay tìm hướng. Viễn Phương đã trở thành người lính, trở thành người chiến sỹ ngay những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn dân tộc. Bước vào chiến trường, một bên là khẩu súng đánh giặc, một bên là cây bút viết thơ, Viễn Phương đã thực sự là một nhà thơ tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến toàn
dân tộc: “Những bài thơ đích thực của tôi đã ra đời. Tôi đã thực sự bước vào con đường văn thơ từ ấy” [40].
Những bài thơ của Viễn Phương lần lượt ra đời và thực sự tỏa sáng trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với người lính, hành trình ra chiến trường là những chặng đường hành quân không mệt mỏi. Trên những chặng đường ấy, Viễn Phương đi qua nhiều mảnh đất, gặp gỡ nhiều người, chứng kiến tận mắt nhiều thứ mà đã từng nghe…tất cả để lại trong ông những dấu ấn, và cảm xúc trào dâng. Và cái tôi chiến sỹ như lắng đọng lại khi:
Em nằm “săm” một Tôi nhốt “săm” hai
Đêm nghe tiếng trẻ u ơ khóc Não ruột bên song gió thở dài
(Tiếng hát trong đề lao)
Cái tôi chiến sỹ Viễn Phương trầm lắng lại khi chứng kiến những nỗi đau mà người dân phải hứng chịu, nỗi đau của đứa bé mới sinh ra đã mất mẹ, nỗi đau chia lìa của cha và con, nỗi đau chia lìa của những đôi trai gái đang tuổi trăng tròn…Lòng người chiến sỹ quặn thắt khi nghe tiếng trẻ khóc đêm trong nhà lao:
Ầu ơ…
Em tôi khát sữa bú tay
Ai cho bú thép ngày rày tôi mang ơn! Em tôi khóc đã mỏi mòn
Chép môi nuốt lệ thay dòng sữa thơm
(Tiếng hát trong đề lao) Bên cạnh hình ảnh người chiến sỹ lắng đọng, trầm lắng suy tư còn là một chiến sỹ hăng hái với cuộc đời kháng chiến. Cái tôi trong thơ Viễn Phương đã rạo rực, sáng bừng những niềm tin vào ngày mai. Ông gửi gắm
những tâm sự đó qua những trang thơ của mình. Viễn Phương sáng tác đều đặn, khi đăng trên báo, khi in thành sách nhỏ…và cảm hứng chủ đạo bao trùm là sự nhiệt huyết của một nhà thơ cầm bút đánh giặc. Cái tôi trữ tình của người chiến sỹ được thể hiện mạnh mẽ khi Viễn Phương ao ước cùng sống và chiến đấu trong lòng dân tộc:
Ta nuôi chí lớn của Trưng Vương
Chẳng được vung gươm giữa chiến trường Cũng quyết nung sôi bầu máu nóng
Cho hồn bay bổng tận muôn phương
(Tình nhi nữ)
Cái tôi chiến sỹ đã bộc lộ khá rõ những khát khao hoài bão của bản thân. Khát khao được sống và chiến đấu, hoài bão về một tương lai tươi sáng…tất cả hiện lên vô cùng đẹp trong một tâm hồn thơ Viễn Phương. Cái tôi đó đã vươn từ cái tôi cá nhân nhỏ bé để đến với cái “tôi” chung, cái “ta” cộng đồng. Có thể nói, chưa bao giờ Viễn Phương lại ý thức về cá nhân như lúc này, ông say mê chiến đấu, say mê với sự nghiệp của cả dân tộc. Viễn Phương đã ý thức sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với vận mệnh của dân tộc. Ý thức thế hệ ở người lính nói chung và Viễn Phương nói riêng là quá trình nhập cuộc của các nhà thơ trẻ: “Chiến trường đã trở thành điểm hội tụ cảm xúc, suy nghĩ của mọi người làm thơ. Nhưng với chiến sỹ nhận thức cuộc đời này bằng sự sống chết của chính mình thì từ điểm hội tụ ấy các anh nhìn mọi vấn đề của cuộc sống dưới ánh sáng mới nghiêm túc hơn và cũng trong sáng, rực rỡ hơn” [31, tr. 176]. Chính trong những hoàn cảnh nguy hiểm nơi chiến trường đã rèn luyện cho cái tôi của nhà thơ trở nên cứng rắn hơn, tự tin hơn và sống có trách nhiệm hơn. Với Viễn Phương, cái tôi chiến sỹ trong ông bao giờ cũng là cái tôi sục sôi với khí thế cách mạng, cái tôi vươn xa
ngoài cộng đồng. Viễn Phương không ngừng cầm súng và cầm bút. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngòi bút luôn được ông coi như một thứ vũ khí quan trọng. Làm thơ và đánh giặc đã trở thành hai thứ không thể thiếu của nhà thơ áo lính này. Trong chiến trường làm thơ, vào ngồi tù cũng làm thơ, mà làm thơ trong nhà lao là một cách để Viễn Phương hòa nhập cùng cuộc kháng chiến bên ngoài. Những bài thơ được viết trong nhà tù là những bài thơ thể hiện cảm xúc dạt dào về cái tôi của một người chiến sỹ. Đó có thể là tâm trạng của một người chiến sỹ mong ngóng được ra ngoài để tiếp tục sống và chiến đấu:
Mong sao đời sớm nở hoa
Dù trên mồ trẻ canh tà trăng soi Hầm gai là huyệt chôn người
Nhưng không lấp được ý đời con đâu Dù cho nắng lửa mưa dầu
Trong hang tối vẫn ngẩng đầu trông lên Dù cho đá nổi rong chìm
Lòng con chỉ có một niềm mà thôi
(Chúc thọ trong tù) Dù trong lao tù, nhưng mạch thơ của Viễn Phương dường như không ngừng tuôn chảy. Sống và chiến đấu, sống và cầm bút đó là kim chỉ nam của Viễn Phương nói riêng và các nhà thơ khác thời đó nói chung. Trong hoàn cảnh bị mất tự do, nhưng hình ảnh về người chiến sỹ vẫn đẹp, vẫn lạc quan tin tưởng. Và hơn hết, tình cảm kính trọng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc vẫn như trời bể khi nhớ tới người cha già dân tộc:
Đêm nay mừng lắm Cha ơi! Cỏ cây mở hội, đất trời liên hoan Đêm nay mười chín tháng năm Hồn con sáng tợ đêm rằm trung thu
Con đang chúc thọ trong tù
Con đang dựng một rừng cờ trong tim Đêm nay mộng hóa thành chim
Tung qua lưới sắt con tìm đến Cha
(Chúc thọ trong tù) Hay đơn giản chỉ là miêu tả những sinh hoạt thường ngày trong nhà tù, là những cuộc nói chuyện với những người bạn tù khác. Chính trong thời gian ngồi tù, cái tôi chiến sỹ trong thơ Viễn Phương dường như có sự bứt phá, nó không còn đớn thuần là cái tôi bộc phát, không còn là cái tôi riêng lẻ, nó đã trở thành cái tôi sâu sắc, cái tôi chung của cả dân tộc. Có lẽ vì vậy, lúc bấy giờ, những bài thơ trong tù của Viễn Phương được đông đảo mọi người đón nhận, như trong một lần ông từng tâm sự: “ Vào tù, đối với chúng tôi chỉ là sự thay đổi địa bàn. Trong tù, tôi vẫn tiếp tục làm thơ. Tôi làm thơ không giấy bút chỉ âm thầm làm bằng trí nhớ và trí căm thù. Thơ từ thủa ấy là đồ quốc cấm, bọn chúa ngục luôn tìm cách hủy hoại, nhưng thơ tù vẫn tồn tại vì nó được in sâu vào trong tim, trong máu của anh em” [40]. Và nhà thơ vui sướng khi biết: “Về sau ra tù, tôi được biết thơ tù của tôi có bài được truyền ở Chí Hòa, có bài đã vào tận chuồng cọp nơi Côn Đảo” [40]. Thơ Viễn Phương không chỉ dừng lại cho cá nhân ông, mà nó dành cho những người khác, cho đồng đội của ông, cho những người dân yêu nước lúc bấy giờ. Vì vậy, cái tôi trữ tình của người chiến sỹ ở Viễn Phương là cái tôi tiêu biểu cho một thế hệ trẻ lúc bấy giờ.
Trong thơ Viễn Phương ta bắt gặp nhiều tâm trạng khác nhau của cái tôi chiến sỹ. Khi thì là cái tôi với lòng căm thù giặc sâu sắc, khi thì là cái tôi rạo rực với cuộc chiến, khi thì là cái tôi lạc quan chốn lao tù…những có lúc người ta lại bắt gặp một cái tôi lắng đọng, một cái tôi trầm tư sâu lắng. Cái tôi chiến sỹ ấy được kết tinh từ những trải nghiệm của cuộc sống, từ những điều
mắt thấy tai nghe. Từng đi qua những mảnh đất của quê hương đất nước, từng đi qua ranh giới của sự sống và cái chết, Viễn Phương cảm nhận được giá trị của cuộc đời, hình ảnh người áo lính trong thơ ông vì thế mà thật hơn, gần gũi hơn. Người đọc cảm nhận được hình ảnh một người chiến sỹ suy tư trước vận mệnh của dân tộc:
Không thể cầu xin một thế giới công bằng “Em vẫn đốt diêm” đêm trời giá băng
(Em nghĩ gì khi mùa xuân sang?) Nhiểu khi đó lại là cái tôi chiến sỹ “vươn vai đứng dậy” hét vang điệp khúc núi sông:
Bốn mươi lăm vạn đầu quân Triệu Đã chất thành non giữa lũy Tần Bạch Khởi! có nghe sông núi thét: “Bạo tàn đâu khuất được lòng dân”
(Sông núi thét) Đó là sự thể hiện của một cái tôi chiến sỹ quyết tâm, một cái tôi sống vì cách mạng và chết vì cách mạng. Cái tôi chiến sỹ ở Viễn Phương được nhà thơ gửi gắm qua những tâm tư, nỗi niềm riêng của một người con trong kháng chiến. Cái tôi đó chỉ là một trong muôn ngàn cái tôi khác, nhưng nó đã đứng lên, lan tỏa và trở thành cái tôi tiêu biểu trong dòng thơ kháng chiến chống Mỹ lúc bấy giờ.
Mỗi người lính ra chiến trường, họ không còn nghĩ cho lợi ích cá nhân mình, mà họ nghĩ tới toàn dân tộc. Họ sống và chiến đấu với từng kẻ thù xâm lược, giữ từng mảnh đất quê hương. Và tâm hồn người lính như được thanh lọc, tâm hồn họ trở nên trong sáng, cao thượng và xen vào đó là sự lãng mạn. Dù sống trong cảnh bom đạn, khói lửa của chiến tranh, dù ăn cơm nắm nằm đất, dù bệnh tật liên miên…nhưng những điều đó không thể thiêu rụi đi những
tâm hồn còn đang rất trẻ. Họ là những thanh niên đang trong tuổi đẹp nhất của cuộc đời, họ biết yêu và biết thể hiện tình yêu. Nhưng chiến tranh dường như không cho phép họ thể hiện tất cả những điều đó. Họ ra đi, khoác trên mình màu áo xanh của người lính, họ vào chiến trường, nhưng dường như cái bản chất lãng mạn dường như không hề mất đi. Điều này chúng ta có thể bắt gặp trong những vần thơ của Viễn Phương. Viễn Phương cũng là một chàng trai trẻ khoác trên mình màu áo lính, Viễn Phương cũng giống như bao người thanh niên khác, có tuổi xuân, có sự lãng mạn…và điều này đã hình thành nên nhân vật trữ tình trong một góc sáng tác của ông – cái tôi chiến sỹ lãng mạn. Đó là cái tôi chiến sỹ yêu đời, yêu cuộc sống, đó là cái tôi chiến sỹ với những nốt nhạc trữ tình sâu lắng trong tâm hồn. Từ góc độ tình yêu, đọc thơ Viễn Phương, chúng ta bắt gặp hình ảnh một người lính với nỗi nhớ nhung:
Đường Tây tím núi xanh đồi
Nhớ sao giọng nói tiếng cười em xưa? Tháng tư trời đã đổ mưa
Trút bao nhiêu nước cho vừa nhớ thương? Sau, dù trời rộng muôn phương
Nhớ em, nhớ mãi con đường thủy chung
(Qua Tây Trường Sơn nhớ dân công) Như vậy có thể thấy, thơ Viễn Phương là một hồn thơ tiêu biểu cho mảnh đất cái tôi trữ tình phát triển. Và nó sinh động hơn khi được nhìn qua lăng kính của một người chiến sỹ. Chính điều đó đã tạo nên một cái tôi hướng ngoại sâu sắc. Cái tôi đó không vì lợi ích cá nhân, cái tôi đó bứt phá vươn ra xa, hòa chung với cộng đồng, hòa chung với cuộc chiến tranh của toàn dân tộc. Cái tôi đó không ẩn nấp một vị trí cụ thể, cái tôi đó rạo rực xông pha trên những mặt trận. Cái tôi đó không bó hẹp ở bản thân cá nhân, cái tôi đó là cái tôi chung, cái tôi tiêu biểu cho thế hệ người lính thời kỳ chống Mỹ. Đó chính
là cái tôi chiến sỹ được thể hiện rất chân thật trong những vần thơ của Viễn Phương. Với cái tôi chiến sỹ, Viễn Phương đã hòa nhập cuộc đời riêng của mình vào cuộc đời chung của dân tộc, nó như sợi chỉ nam xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông.
Cái tôi gắn bó tha thiết với thiên nhiên, quê hương, đất nước
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày
Đó là những câu hát vang lên từ tình yêu quê hương đất nước. Mỗi chúng ta ai cũng có cội nguồn, ai cũng từng sinh ra và lớn lên trên những