cảnh văn hoá truyền thống Việt Nam:
+ Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước
Mỗi dân tộc đều có lịng u nước của mình. Việc khẳng định chủ
nghĩa yêu nước, truyền thống yêu nước của người Việt Nam không hàm ý rằng chỉ có người Việt Nam mới yêu nước. Nhưng đó khơng phải là một tình cảm tự nhiên, bẩm sinh mà là sản phẩm của lịch sử, gắn liền với đất nước,
quốc gia. Ý niệm về đất nước, về lãnh thổ của người Việt đã ra đời từ rất sớm và thường xuyên được hun đúc trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm.
Chính q trình thường xun và liên tục phải đối mặt với các thế lực xâm
chiếm từ bên ngoài với sức mạnh gấp nhiều lần, chính thời gian hàng nghìn năm sống dưới ách đơ hộ của phong kiến phương Bắc đã hình thành ở người
Việt tinh thần yêu nước đặc biệt, không phân biệt giai cấp, và cũng vì thế, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành đạo lý sống, là nhân tố hàng đầu trong bảng giá
trị của người Việt.
Người Việt Nam sống ở vùng đất trẻ, nhiều đầm lầy, kênh rạch sơng
ngịi và trải dài theo bờ biển, nên để định cư được, họ phải tiến hành khai
hoang mở đất, trị thuỷ. Bởi vậy, đất đai, lãnh thổ không phải là cái có sẵn một cách tự nhiên mà là cái phải đấu tranh, thậm chí phải “tạo ra” mới có được.
Do đó, thái độ của người Việt Nam đối với đất nước hoàn toàn khác so với
người Trung Quốc hay châu Âu. Nếu như người Trung Quốc gắn đất nước
với dịng họ cai trị, thì ở Việt Nam, đất nước không phải của vua hay của bất cứ một dịng họ nào mà là của chính người dân. Mỗi khi vận mệnh đất nước
đứng trước sự đe doạ, người Việt ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình
trong việc bảo vệ, giữ gìn nền độc lập của đất nước. Giáo sư Phan Ngọc nhận xét rằng: Có hai việc một ơng vua Việt Nam có quyền tận dụng sức dân mà dân vẫn theo vì nó gắn liền với quyền sống của người dân: chống ngoại xâm và đắp đê chống lũ lụt.
Trong bối cảnh như vậy, người Việt đã sớm hình thành nên ý thức về
chủ quyền quốc gia. Điều này đã được minh chứng qua hàng loạt các tài liệu và văn kiện lịch sử của dân tộc như: bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn và đặc biệt là “Bình Ngơ
Đại cáo” của Nguyễn Trãi năm 1427. Người Việt Nam ý thức được rằng, thân
phận của mình chỉ được đảm bảo trong một đất nước độc lập, do vậy, họ
quyết tâm kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giữ nước là để khẳng định
quyền độc lập dân tộc, quyền được sống độc lập của dân tộc và cá nhân mình. Tâm thức người dân Việt thấm đậm một ngun lý: khơng có tự do, bình đẳng và hạnh phúc của cá nhân trong một dân tộc nô lệ. Muốn có hạnh phúc của cá nhân, dân tộc phải được độc lập. Và sự độc lập dân tộc phải đem lại hạnh
phúc cho con người.
Như đã khẳng định, công dân và ý thức công dân là khái niệm luôn
nằm trong mối quan hệ với một nhà nước. Nói cách khác, chỉ trong khuôn khổ lãnh thổ quốc gia độc lập với một nhà nước dân chủ, thì tư cách cơng dân mới xuất hiện, và do đó, ý thức công dân mới được xác định. Như vậy, bản
thân mỗi công dân với ý thức về quyền và trách nhiệm công dân của mình cũng ln phải xác định ý thức ấy trong mối quan hệ cụ thể với nhà nước, với quốc gia mà họ đang sống. Quyền công dân cũng không thể tách rời với
quyền độc lập, tự chủ của dân tộc. Ý thức công dân không thể tách rời với ý thức về chủ quyền quốc gia, chủ quyền dân tộc. Do đã trải nghiệm cuộc sống trong một dân tộc trải qua nhiều cuộc kháng chiến, người Việt Nam hơn ai hết biết đến giá trị của quyền độc lập dân tộc, sự gắn kết của độc lập dân tộc với hạnh phúc con người. Đối với người Việt Nam, việc đã sẵn có ý thức về chủ
quyền quốc gia, sẵn sàng tham gia chứ khơng đứng ngồi chính trị, đứng trên chính trị là một điều vơ cùng thuận lợi cho việc xây dựng ý thức công dân ở mỗi người dân. Ngày nay, khi phát huy được tinh thần yêu nước, khi phát huy
đồng nghĩa với việc xây dựng được ở mỗi công dân Việt Nam ý thức về trách
nhiệm tham gia vào các quá trình, các nhiệm vụ chính trị của đất nước. + Ý thức cộng đồng, giá trị cộng đồng
Con người Việt Nam truyền thống sinh ra và lớn lên trong bối cảnh nền văn hố nơng nghiệp. Sản xuất nông nghiệp với những đặc thù của nó về mặt thuỷ lợi và chống thiên tai khiến cho một gia đình riêng rẽ khơng thể nào tự mình đảm đương được. Do đó, phải có sự tổ chức, gắn kết người dân vào một thể cộng đồng chung, tức là làng xã để tạo nên sức mạnh đáp ứng yêu cầu
phát triển của nền sản xuất và để điều hoà quyền lợi. Làng xã Việt Nam ra đời trong môi trường sinh thái học như vậy cho nên nó rất vững chắc. Trong bối cảnh như vậy, tính cố kết cộng đồng được hình thành rất sớm và rất được đề
cao trong văn hoá truyền thống của người Việt.
Trong môi trường làng xã, con người Việt Nam được che chở, đùm
bọc. Về kinh tế, anh ta được chia một phần ruộng công của làng. Cứ khoảng ba năm, làng chia lại ruộng công một lần cho các nam giới từ 18 tuổi trở lên, chiếu theo sổ đinh. Dù cho có chế độ ruộng tư, nhưng sự phát triển của nó rất chậm, cho nên làng nào cũng có ruộng cơng. Chính vì thế, chỉ ở trong cộng đồng, con người Việt Nam truyền thống mới được đảm bảo về thân phận và
cuộc sống. Chỉ với tư cách là thành viên của cộng đồng, con người mới có
chút ít giá trị. Đồng thời, muốn có được điều đó, cá nhân phải hồ mình vào
tập thể, phải thực hiện những trách nhiệm mà cộng đồng yêu cầu. Điều đó tạo nên con người Việt Nam là con người của nhiều quan hệ, của nhiều nghĩa vụ, rất cần thiết cho việc duy trì nhân cách, đạo đức.
Trong thời đại hiện nay, nếu mỗi cơng dân có nhận thức về một cộng
đồng văn minh thì động cơ tự giác thực hiện trách nhiệm công dân sẽ phát
triển. Trong khi chúng ta đang nỗ lực để xây dựng ở những công dân Việt
Nam mới ý thức về quyền lợi và trách nhiệm cơng dân của mình thì chính ý thức trách nhiệm với cộng đồng đã là yếu tố tồn tại từ lâu trong văn hố Việt
Nam truyền thống. Có khác chăng, người Việt Nam xưa chủ yếu có ý thức trách nhiệm với cấp cộng đồng trực tiếp, từ gia đình, làng xã thì nay, người
cơng dân Việt Nam cần nhận thức được trách nhiệm cơng dân của mình trong việc thực hiện các công việc của đất nước. Xã hội dân chủ hiện đại không tồn tại những ông vua chuyên chế quyết định thay người dân mọi việc như trong xã hội phong kiến trước đây nữa, thay vào đó, chính các cơng dân phải ý thức
được vai trị và trách nhiệm của mình trong việc tham gia quyết định và thực
hiện các công việc chung của đất nước. Lẽ dĩ nhiên, muốn xây dựng được ý
thức trách nhiệm của người công dân Việt Nam đối với cộng đồng xã hội thì trước hết phải bắt đầu từ việc xây dựng ý thức tham gia vào việc thực hiện các công việc chung của cộng đồng nhỏ bé của họ là gia đình, làng xóm.
+ Tính tự quản
Làng xã của người Việt vốn là một đơn vị tự quản. Tính tự quản này
thể hiện ở chỗ: các thành viên giám sát lẫn nhau trở thành một yêu cầu tự
nhiên và là biện pháp quan trọng để duy trì kỷ cương. Có thể thấy tính tự quản này vận hành như thế nào thông qua kết cấu quản trị của làng xã.
Bộ máy quản trị làng xã gồm hai cơ quan: cơ quan quyết nghị và cơ quan chấp hành. Cơ quan quyết định được gọi là hội đồng kỳ mục, có nơi cịn gọi là hội đồng kỳ hào, hội đồng làng, hội đồng xã…, đứng đầu là Tiên chỉ,
rồi đến Thứ chỉ. Đây là một tập thể không hạn định về mặt số lượng các thân hào danh tiếng trong xã, đã từng đỗ đạt như cử nhân, tú tài, tiến sĩ đã làm
quan hoặc đang làm quan. Hội đồng này mang tính chất đại diện cho dân làng và giữ vai trò chỉ đạo, quản lý mọi hoạt động của làng xã.
Chức dịch là người điều hành công việc trong làng và làm môi giới
giữa làng và chính quyền cấp trên. Đứng đầu bộ máy điều hành này từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII là xã trưởng, sang thế kỷ XIX là lý trưởng. Những chức dịch này do hội đồng kỳ mục giới thiệu để dân làng cử rồi cấp trên xét duyệt và chấp nhận. [24, 140]
Chính vì cách tổ chức này mà trong sự vận hành của làng xã ln ln có sự đấu tranh và dung hồ lợi ích giữa các tầng lớp cư dân trong làng và
giữa làng với nhà nước. Mỗi làng có một hệ thống phong tục tập quán riêng, tồn tại dưới dạng truyền miệng rất có hiệu lực mà nhân dân Việt Nam quen gọi là lệ làng. Từ thế kỷ XV, khi triều Lê muốn xây dựng một nhà nước tập quyền chặt chẽ, và muốn cột chặt làng xã vào chính quyền trung ương thì
những tập qn pháp truyền miệng đó được nâng lên thành “Hương ước”. Lệ làng chỉ trở thành hương ước khi được sự phê chuẩn của chính quyền cấp
trên. Nội dung của hương ước bao gồm tất cả các quy tắc liên quan đến đời
sống làng xã, điều chỉnh những mối quan hệ của dân làng. Hương ước là một thứ giao kèo không chỉ giữa nhân dân một làng mà chủ yếu là giữa những người được nhân dân cử ra điều khiển làng với toàn dân. Do vậy, trong quy định của hương ước có trách nhiệm của cả hai bên chứ không chỉ của người
dân thường. Nếu người trên không thực hiện đúng giao kèo thì sẽ bị người
dưới phê bình và có thể mất chức.
Ngồi ra, tính tự quản của làng xã của thể hiện rất rõ trong mối quan hệ giữa làng xã với chính quyền trung ương. Về nguyên tắc, vua hay triều đình
khơng giao dịch trực tiếp với dân trong làng xã. Do vậy, nhà nước quản lý làng xã (mà trên thực tế là hầu như tồn bộ xã hội) phải thơng qua đại diện của làng xã. [Xem: 52, 88]
Như vậy, có thể thấy trong văn hoá truyền thống Việt Nam một chế độ tự quản làng xã có chú ý tới thân phận của người dân. Đối với dân làng, họ có quyền tham gia bầu chọn ra người đại diện cho mình để tham gia vào bộ máy quản lý làng xã. Trước những quyết định hệ trọng, dân làng cũng được hỏi ý kiến. Việc người dân Việt Nam, từ lâu đã quen sống theo những cách tổ chức riêng của mình, do mình sáng tạo ra và chấp hành là một trong những điều
kiện thuận lợi cho việc xây dựng ý thức công dân. Khi bản thân ý thức tự quản lý cơng việc của cộng đồng mình sinh sống vốn đã tồn tại ở người Việt
Nam thì việc chuyển hố thành ý thức và thái độ tích cực trong việc tham gia vào các công việc chung của cộng đồng ở mỗi cơng dân sẽ có cơ sở thuận lợi.