Khái lược về những nhân tố tác động đến sự hình thành ý thức công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhân tố văn hóa trong xây dựng ý thức công dân ở nước ta hiện nay (Trang 27 - 33)

thành các hành động thực tiễn, cụ thể là khi mỗi cơng dân thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tính tự nguyện, với sự thôi thúc từ nội tâm, khơng tính

đến, khơng chờ đến việc có bị kiểm tra, kiểm sốt hay khơng, thì khi đó, ý

thức cơng dân mới thực sự hình thành. Điều đó chỉ có thể được hình thành khi mỗi cá nhân cơng dân có được nhận thức về quan hệ cộng đồng. Xã hội ở

thang bậc nào của nền văn minh cũng là một cộng đồng với những con người có đời sống, trình độ, hồn cảnh khác nhau nhưng có yêu cầu về trách nhiệm

công dân giống nhau. Nếu mỗi người có nhận thức về một cộng đồng văn

minh thì động cơ tự giác thực hiện trách nhiệm công dân sẽ phát triển.

Tóm lại, có thể xác định cấu trúc của ý thức công dân bao gồm: ý thức

pháp luật, ý thức chính trị, ý thức đạo đức, trong đó ý thức pháp luật là đặc

biệt quan trọng. Tuy vậy, ý thức pháp luật cũng luôn gắn liền với ý thức chính trị và ý thức đạo đức, chúng hoà quyện, tác động lẫn nhau trong một chỉnh thể chung để đạt đến sự hoàn thiện về nhận thức con người. Ý thức pháp luật chỉ

được hình thành và được đề cao khi người ta có đầy đủ ý thức chính trị và ý

thức đạo đức. Ý thức pháp luật sẽ được duy trì thường xuyên và được thể hiện một cách linh hoạt, mang đậm tính đạo đức trong phép xử thế của đời sống xã hội khi nó được làm giàu bởi ý thức chính trị. Ngược lại, ý thức chính trị và đạo đức của mỗi công dân được biểu hiện thông qua sự tôn trọng và chấp

hành pháp luật, thơng qua ý thức pháp luật. Chỉ có trong sự hài hồ đó mới có

được sự hồn chỉnh về ý thức công dân.

1.2. Nhân tố văn hố với việc hình thành ý thức cơng dân

1.2.1. Khái lược về những nhân tố tác động đến sự hình thành ý thức cơng dân cơng dân

Lý luận của triết học Mác – Lênin về ý thức đã đưa ra chỉ dẫn phương pháp luận quan trọng giúp cho chúng ta có thể hình dung và lựa chọn cách

thức tác động đến quá trình hình thành ý thức của con người. Đó là ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới, nó là kết quả của q trình phản ánh tích cực của con người về thế giới, nội dung của ý thức bị quy định (giới hạn) bởi

chính đối tượng phản ánh. Ngồi ra với tư cách là hiện tượng xã hội thì sự

hình thành ý thức bị quy định bởi đặc điểm của điều kiện xã hội. Từ những

chỉ dẫn trên, việc xem xét q trình hình thành ý thức cơng dân u cầu chúng ta phải đặt nó trong sự tương tác với những bối cảnh xã hội hiện thực. Nhưng xã hội lồi người rất đa dạng, vì vậy sự lựa chọn nhân tố nào là tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và mơ hình lý thuyết. Từ học thuyết duy vật lịch sử của triết học Mác thì đó là những nhân tố: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Dù rằng mục tiêu chính của luận văn là xem xét sự tác động của nhân

tố văn hóa đến sự hình thành ý thức cơng dân, nhưng việc hình dung sự tác động của nhân tố này trong tổng thể các nhân tố như đã nêu trên là cần thiết.

Nhân tố kinh tế

Kinh tế là lĩnh vực hoạt động cơ bản giúp đảm bảo cuộc sống của con người, tạo nên sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Thông qua hoạt

động lao động sản xuất, con người dần phát triển và hoàn thiện bản thân

mình. Mỗi thời đại, thơng qua phương thức hoạt động sản xuất vật chất tác động đến con người và tạo nên con người với những đặc điểm trí tuệ, tâm lý

nhất định. Chúng ta biết rằng, ý thức cơng dân chỉ có thể ra đời khi trước hết con người được tự do, khi con người biết ý thức và hành động theo quyền tự do ấy, nghĩa là khi họ nhận thức được vai trị và vị trí của cá nhân mình trong toàn xã hội. Chỉ khi ấy, họ mới trở thành những cơng dân đích thực trong ý

thức về quyền và nghĩa vụ cơng dân của mình.

Muốn có được điều đó, trước hết cần phải xây dựng một nền tảng kinh

tế nhất định cho xã hội, bởi không thể có một xã hội dân chủ, tự do, càng

khơng thể có những cơng dân có ý thức và năng lực làm chủ xã hội khi đời

Người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử. Cụ thể hơn, con người cần phải được đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của bản thân đến mức nào đó, trước hết là lợi ích vật chất thì mới có thể tham gia vào các cơng việc xã hội một cách tích cực, chủ động. Khẳng định này khơng loại trừ vai

trị của lợi ích tinh thần đối với con người. Khi những nhu cầu vật chất được

thoả mãn đến một mức độ nhất định, cuộc sống vật chất của con người trở nên

đầy đủ hơn thì khi đó, lợi ích chính trị - tinh thần sẽ ngày càng trở nên quan

trọng hơn.

Hơn nữa, việc tạo ra các quan hệ kinh tế hiện thực, trong đó các cá

nhân được tham gia vào những mối quan hệ kinh tế với tư cách của những cá nhân tự do là điều kiện đầu tiên cần có để giải phóng con người. Các quan hệ kinh tế ấy khơng thể có được trong một nền kinh tế nơng nghiệp, tự cấp tự

túc, bình quân, khép kín mà chỉ có thể có được trong một nền kinh tế thị

trường năng động. Nền kinh tế thị trường tuân theo qui luật giá trị, qui luật thị trường đã tạo ra môi trường kinh tế để kích thích sự phát triển các năng lực cá nhân, đảm bảo cho con người quyền chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm

của chính mình. Trong nền kinh tế đó, mọi đơn vị kinh tế, khơng phân biệt

thuộc thành phần kinh tế nào đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trên

nguyên tắc tự chủ kinh doanh, chịu trách nhiệm độc lập về mọi hoạt động

kinh tế của mình. Trong nền kinh tế thị trường, cá nhân con người được đặt

vào vị trí trung tâm, được giải phóng mọi tiềm năng, sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi con người. Mỗi tập thể và cả cộng đồng dân tộc động viên và tạo mọi điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy tinh thần tự lực tự cường, sáng tạo, làm giàu cho mình và cho xã hội. Đồng thời, kinh tế thị trường với

tính chất độc lập và tự do, dân chủ của nó đã thực hiện sự chế ước thể chế

chính trị bằng cách xác định giới hạn phạm vi can thiệp của quyền lực chính trị, địi hỏi các cơ cấu của hệ thống chính trị phải có những thay đổi thích ứng…Kinh tế thị trường cũng làm thay đổi các quan niệm chính trị trong xã

hội. Các quan niệm về tự do, bình đẳng, cạnh tranh, cơng khai…trong chính

trị là các quan niệm ban đầu được nhận thức sớm hơn, rõ hơn trong lĩnh vực

kinh tế, sau đó mới chuyển dần sang lĩnh vực chính trị. Do vậy, kinh tế thị

trường sẽ là môi trường tốt để nâng cao khả năng của công dân trong việc

tham gia vào đời sống chính trị, suy luận chính trị…thay vì trước đây tiếp

nhận sự bao cấp về tư tưởng chính trị một cách thụ động.

Như vậy, kinh tế thị trường là bảo đảm đặc biệt quan trọng có tính

quyết định tác động vào q trình thực hiện mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân. Tham gia vào các quan hệ kinh tế tự do và bình đẳng ấy, mỗi cá nhân cơng dân sẽ dần nhận thức được rằng, đó là những hoạt động không chỉ nhằm

đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần trong cuộc sống của bản thân mà cịn có

ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển và ổn định xã hội. Nhận thức được việc tham gia hoạt động kinh tế vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mình sẽ tạo nên tính tích cực tham gia phát triển kinh tế ở mỗi công dân. Đồng thời,

khi tham gia các quan hệ kinh tế ấy với tư cách là công dân tự do thì mỗi cơng dân cũng đồng thời phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo

việc thực hiện quyền tự do của mình khơng làm phương hại đến việc thực

hiện quyền tự do của người khác. Khi đó, ý thức cơng dân được hình thành.

Nhân tố chính trị

Nhân tố kinh tế, như đã trình bày, với tư cách là nền tảng cho sự hình

thành ý thức cơng dân được thể hiện ở chỗ nó là cơ sở xác lập vị thế tự chủ

của con người, song chỉ điều đó thì chưa đủ cho sự chuyển biến từ con người thần dân sang con người công dân. Điều này có thể chứng minh bằng những dữ kiện của giai đoạn hậu kỳ phong kiến ở tây Âu. Vì thế cuộc cách mạng tư sản, nghĩa là sự chuyển biến trên phương diện chính trị mới thiết lập những tiền đề đủ cho sự ra đời của con người cơng dân. Từ đó có thể thấy sự hình

thành ý thức công dân không chỉ chịu sự chi phối của cơ sở kinh tế mà còn chịu sự quy định và tác động qua lại với nhân tố chính trị. Chúng ta biết rằng,

khơng phải ngay từ khi loài người và xã hội loài người xuất hiện, tư cách công dân của con người đã hình thành. Phải đến khi xuất hiện một nhà nước

mà nhà nước đó thừa nhận trên hiến pháp và pháp luật địa vị pháp lý của

người dân, thì khi ấy, tư cách công dân của con người mới xuất hiện. Như

vậy, điều kiện chính trị là cơ sở cho sự ra đời tư cách công dân của con người, và do đó tạo tiền đề cho sự hình thành ý thức công dân.

Lẽ dĩ nhiên, không phải ngay khi tư cách cơng dân hình thành, cá nhân cơng dân đã có ý thức cơng dân. Ý thức ấy ra đời trong quá trình con người

tham gia vào đời sống kinh tế, đời sống chính trị. Gắn liền với quá trình ấy là quá trình phát triển của dân chủ. Dân chủ chính là sự mở rộng các quyền của con người: quyền tự do kinh doanh, tự do cư trú, tự do tôn giáo, tự do lập hiệp hội, quyền tự do tham gia rộng rãi vào đời sống chính trị, xã hội…Tất cả

những điều này làm cho hoạt động của con người ngày càng được tự do và đảm bảo hơn. Đồng thời, khi tham gia vào đời sống chính trị với tư cách

người làm chủ xã hội, trách nhiệm của con người đối với cộng đồng, xã hội

và nhân loại cũng ngày càng được mở rộng và nâng cao. Một nền dân chủ

chân chính, tiến bộ và hiện đại bao giờ cũng gắn liền với quyền và nghĩa vụ, lợi ích với trách nhiệm. Đó là quan hệ mật thiết khơng thể tách rời, nó thấm nhuần trong các quan hệ giữa công dân với nhà nước, cá nhân với xã hội, thành viên với cộng đồng. Tương ứng với quyền của xã hội, tức là những địi hỏi của xã hội đối với cơng dân, nhà nước có trách nhiệm tạo ra các điều kiện về luật pháp và thể chế để đảm bảo quyền tự do, quyền kiểm soát và thực thi các quyền, nghĩa vụ của cơng dân từ đó tác động đến sự hình thành những

phẩm chất, năng lực của nhân cách công dân. Thực tế lịch sử nhân loại cho thấy mối quan hệ giữa công dân và nhà nước là rất phức tạp cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn.

Kinh nghiệm lịch sử nhân loại cho đến nay dường như chưa tìm thấy

con người cơng dân tốt hơn mơ hình nhà nước pháp quyền. Lý thuyết về nhà nước pháp quyền là lý thuyết được các nhà tư tưởng tư sản đề xướng trong

cuộc đấu tranh chống lại các chế độ nhà nước chuyên quyền, độc đoán, nơi

mà quyền lực nhà nước đối với con người là khơng giới hạn, và do vậy, đó

cũng là nơi mà quyền tự do và nền dân chủ bị thu hẹp. Trong quan niệm về nhà nước pháp quyền, pháp luật được đề cao như là công cụ để giới hạn

quyền lực nhà nước, đảm bảo tự do, dân chủ cho công dân và nhà nước cũng là đối tượng kiềm chế bởi luật pháp. Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” Montesquieu đã khẳng định nguyên tắc sau: Cơng dân có quyền được làm

những gì mà luật pháp khơng cấm, cịn nhà nước chỉ được làm những gì luật pháp quy định. Rõ ràng nhà nước pháp quyền là thành phần không thể thiếu

của sự hình thành xã hội dân chủ, chỉ có mơ hình đó (ít nhất cho đến lúc này) có thể mang lại những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền con người, quyền công dân. Cùng với kinh tế thị trường là yếu tố bên trong thúc đẩy sự hình thành xã hội dân chủ, nhà nước pháp quyền là nhân tố chính trị tương thích với kinh tế, đồng thời là nhân tố trực tiếp, là điều kiện cơ bản cho việc xây dựng, mở rộng nền dân chủ thực sự, và do vậy, là nhân tố quan trọng tác

động đến việc hình thành ý thức cơng dân.

Nhân tố văn hố

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã cho thấy rằng văn hóa ln ln gắn liền với tồn bộ cuộc sống của con người và với sự phát triển của xã hội. Con người trong quá trình hoạt động của mình, bằng phương thức hoạt động riêng biệt đã tạo nên một hệ thống giá trị của mình, được truyền lưu từ đời này sang đời khác. Văn hố do con người sáng tạo ra, nhưng chính nó sau

khi ra đời lại tham gia vào cuộc sống của con người không chỉ với tư cách là thành quả của hoạt động người mà quan trọng hơn là với tư cách yếu tố nội

sinh, yếu tố làm cho chất lượng con người ngày một hoàn thiện, khả năng hoạt động sáng tạo của con người ngày một nâng cao, và phương thức ứng xử

cao đẹp giữa con người với con người ngày càng được củng cố. Văn hóa với

chức năng hướng con người tới giá trị Chân, Thiện, Mỹ chính là cội nguồn khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo vô tận của nguồn lực con người, do đó, văn hóa cũng chính là nhân tố có khả năng hướng mọi thành viên của cộng đồng xã hội có ý thức về vai trị của bản thân mình trong xã hội. Hơn nữa, đó là

những yếu tố đã thấm sâu và hình thành nên những giá trị bền vững ở mỗi con người, do đó, nếu những giá trị ấy hướng con người đến ý thức về trách

nhiệm cơng dân của mình thì nó sẽ là động lực lớn thúc đẩy cá nhân công dân hiện thực hố ý thức trách nhiệm ấy. Chính vì vậy, văn hố là một nhân tố

quan trọng giúp hình thành và phát triển ý thức công dân ở mỗi người dân. Như vậy, ý thức cơng dân chỉ có thể được hình thành và phát triển trên cơ sở hoạt động xã hội tích cực của cá nhân cơng dân. Việc tạo ra những điều kiện cho sự phát triển của xã hội trong kinh tế, trong đời sống chính trị và văn hố chính là tạo ra những điều kiện để cơng dân hình thành tri thức và thái độ tích cực, chủ động trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong

các nhân tố ấy, nhân tố văn hố dường như có vai trị khiêm tốn, nhưng trên

thực tế nó sẽ có vai trị quan trọng trong q trình hình thành ý thức cơng dân nếu như chúng ta biết tận dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhân tố văn hóa trong xây dựng ý thức công dân ở nước ta hiện nay (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)