Văn hóa và sự hình thành ý thức công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhân tố văn hóa trong xây dựng ý thức công dân ở nước ta hiện nay (Trang 33 - 41)

Để tìm hiểu về vai trị của nhân tố văn hố trong q trình hình thành ý

thức cơng dân, trước tiên cần xác định khái niệm văn hố.

Có thể nói, văn hố là một trong số ít những vấn đề mà số lượng định

nghĩa cũng như quan niệm về nó đạt đến mức độ vơ cùng phong phú, đa dạng. Đó là lý do của sự hiện diện hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hoá và

nhiều cách tiếp cận khác nhau. Chẳng hạn tác giả Nguyễn Huy Hoàng trong cuốn “Mấy vấn đề triết học văn hoá” đã chia ra đến bốn cách tiếp cận: tiếp cận giá trị học, tiếp cận hoạt động, tiếp cận nhân cách và tiếp cận ký hiệu học. Mỗi cách tiếp cận có những ưu điểm và lý lẽ riêng cho cách lý giải của mình. Điều đó

cho thấy, văn hoá là một hiện tượng phức tạp, bao gồm nhiều chiều cạnh khác nhau và bao trùm lên tất cả các mặt của đời sống con người.

Văn hoá là cái do con người sáng tạo ra, nhưng sau khi hình thành, nó lại can dự vào đời sống của con người không chỉ với tư cách là sản phẩm của con người mà quan trọng hơn là với tư cách một trong những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, vừa như mục tiêu cao nhất, lại vừa là động lực tích cực của sự phát triển ấy.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tơi khơng có tham vọng

đi sâu phân tích những vấn đề lý thuyết về văn hóa, mà chỉ nhằm lựa chọn

một cách tiếp cận cho đề tài nghiên cứu. Đó là cách tiếp cận hoạt động của

chủ nghĩa Mác về văn hoá.

Khi phê phán tính siêu hình, máy móc và phiến diện của chủ nghĩa duy vật cũ trong việc xem xét mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, các nhà kinh

điển của chủ nghĩa Mác đã nhận thấy: mặt hoạt động của con người không được chủ nghĩa duy vật phát triển mà lại được chủ nghĩa duy tâm phát triển

trong hình thức duy tâm, thần bí và trừu tượng. Trên cơ sở phê phán ấy, C.

Mác và Ph. Ăngghen đã viết: Những tiền đề xuất phát của chúng tôi không

phải là những tiền đề tuỳ tiện, khơng phải là giáo điều, đó là những tiền đề

hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng mà thơi. Đó là những cá thể hiện thực, là hoạt động của họ, những điều kiện sinh hoạt vật

chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra.

Như vậy, điểm xuất phát của các ông là quan điểm về hoạt động của

con người. Chính từ việc phân tích mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, giữa hoạt động và đối tượng, C.Mác đã đi đến quan niệm về “Tự nhiên là thân thể vơ cơ của con người”. Trong q trình hoạt động, con người đã thể hiện

năng lực của mình trong việc cải tạo tự nhiên, đã biến những “lực lượng bản chất người” thành các sản phẩm và tạo nên thế giới các đồ vật hay còn được

gọi là “thiên nhiên thứ hai”. Thế giới các đồ vật ấy, từ những đồ vật cụ thể

như công cụ sản xuất, đường sá, nhà cửa, máy móc, phương tiện giao thông,

đến các thiết chế và tổ chức xã hội, nhà nước, pháp luật, và ngôn ngữ, các tác

phẩm triết học, văn học, nghệ thuật, phim ảnh…cũng là cái được gọi thơng

thường là văn hố. Đồng thời, cũng chính nhờ tiếp xúc với thế giới ấy mà con người mới hình thành nên ý thức và cảm xúc, mới trở thành người thực sự.

Trên cơ sở cách tiếp cận hoạt động, V.E.Đaviđơvích - nhà nghiên cứu

văn hoá Nga, cũng là một trong những người đi tiên phong trong cách tiếp cận hoạt động về văn hoá, khẳng định: khái niệm “văn hoá” bằng cách này hay

cách khác thể hiện đặc thù mang tính tộc loại của hoạt động người. Nói cụ

thể hơn, khái niệm “văn hố” dù được xem xét từ góc độ nào cũng đều thể

hiện những đặc trưng về con người và về đời sống của con người. Do vậy,

chúng ta chỉ có thể nhận thức văn hố thơng qua hoạt động của con người.

Văn hố gắn bó với khái niệm hoạt động thông qua khái niệm “phương thức”. Phương thức hoạt động chính là hình thức của hoạt động được hình thành

trong sự tác động giữa chủ thể với khách thể bên ngoài và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong bản chất của mình, văn hố như là người chuyển tiếp hoạt động, như là người lưu giữ kinh nghiệm lịch sử và thể hiện sự thống nhất biện chứng của hoạt động đã được sinh ra và hoạt động đang được sinh thành.

Theo Đaviđơvích, cũng bởi xem xét văn hoá như là phương thức hoạt

động người cho nên văn hố tất yếu phải bao hàm trong mình cả những sản

phẩm, những kết quả của quá trình hoạt động của con người. Cho nên, văn

hoá thể hiện ra như là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình và kết quả của hoạt động người.

Từ những nhận thức này, có thể hiểu: “Văn hố là tổng thể các giá trị

người, là biểu hiện của phương thức hoạt động người của con người”

Như vậy, theo cách tiếp cận hoạt động, văn hố có thể được hiểu ở hai nội dung: thứ nhất, đó là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần trong đời

sống của con người; và thứ hai, văn hoá là sự biểu hiện của phương thức (hay cách thức) của sự tồn tại mà chỉ riêng loài người mới có.

Với bản chất như vậy, văn hố có thể trở thành sức mạnh và động lực thúc đẩy con người - chủ thể của văn hoá và cả xã hội, phát triển và ngày càng hoàn thiện bản thân. Cũng từ giác độ này, văn hoá với tư cách là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của con người nói chung và của cơng dân nói riêng mới được thể hiện rõ.

Khi nói đến vai trị quan trọng của văn hố trong sự phát triển thì văn

hố ở đây được xem xét với tư cách là nhân tố văn hoá. Phân biệt giữa khái

niệm văn hoá và khái niệm nhân tố văn hố là cần thiết vì việc chỉ nói vai trị của văn hoá đối với sự phát triển sẽ dễ khiến người ta sa đà vào việc xem xét vai trị của các loại hình văn hố cụ thể, các hoạt động văn hố hay vai trị của

đời sống văn hố nói chung của xã hội đối với sự phát triển. Cịn nói đến vai

trị của nhân tố văn hoá đối với sự phát triển xã hội, phát triển con người

nghĩa là muốn đề cập đến những nguyên nhân, hay những động lực về mặt

văn hoá đối với sự phát triển xã hội và con người. Nghiên cứu nhân tố văn

hoá nghĩa là xem xét văn hoá như là cái có khả năng tạo ra hoặc thúc đẩy việc tạo ra những kết quả hay những quá trình nào đó của đời sống xã hội. Và như vậy, tiếp cận ở góc độ nhân tố văn hố khơng chỉ xem xét vai trị của văn hố trong giới hạn hẹp của nó ở các lĩnh vực hoạt động văn hố hay ở đời sống

văn hố nói chung, mà tiếp cận ở góc độ nhân tố văn hố cho phép xem xét

văn hố trong tồn bộ đời sống xã hội.

Văn hoá là sản phẩm của con người, nhưng cũng là nhân tố quan trọng trong sự phát triển của con người. Nói cách khác, con người vừa là chủ thể của văn hoá, vừa là kết quả của quá trình văn hố. Khơng chỉ biểu lộ những năng lực sáng tạo của bản thân mình trong văn hố, con người cịn tìm thấy

trong đó những vật liệu cần thiết để tiếp tục phát triển và hồn thiện nhân

cách của mình.

Khi bản chất của văn hố được xác định từ góc độ là tổng thể các giá trị người của con người, thì vai trị của văn hố đối với sự phát triển xã hội và

con người bộc lộ ra một cách rõ nét hơn. Bản chất của văn hoá nằm ngay trong thái độ của con người đối với các sự kiện, các q trình đang diễn ra

xung quanh họ, và chính vì thế, văn hố có một chức năng quan trọng: chức năng điều chỉnh hành vi, điều chỉnh cách ứng xử của con người. Nói cụ thể

hơn, với tính cách là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, các giá trị văn hố ln phải được duy trì, thực hiện và sáng tạo bởi tất cả các

thành viên trong xã hội. Do vậy, văn hố ln ln can thiệp vào các quá trình xã hội thông qua sự đánh giá của tất cả các chủ thể xã hội, từ những cá nhân riêng lẻ đến toàn thể cộng đồng. Khi dựa vào bảng giá trị xã hội, tác động đến

đời sống xã hội của nhân tố văn hoá cũng thường trở nên tiềm ẩn hơn, nhưng

lại có sức sống mãnh liệt và tồn tại lâu bền hơn những nhân tố khác. Nếu như sự điều chỉnh xã hội bằng cưỡng bức kinh tế, bằng luật pháp có tác dụng điều chỉnh bắt buộc, thì sự điều chỉnh thơng qua phong tục, tập quán, thái độ, hành vi đạo đức, tôn giáo thường là tự nguyện và tự giác hơn. Chính bằng cách đó, văn hố có khả năng tác động đến mỗi thành viên xã hội, buộc mỗi thành viên phải tỏ thái độ của mình trước mỗi sự biến xã hội. Sự điều chỉnh này góp

phần quan trọng trong việc tạo ra sự ổn định xã hội do có được sự đồng thuận của phần lớn hoặc của tất cả các thành viên trong xã hội, nghĩa là tạo được cơ sở xã hội ổn định cho sự phát triển.

Vì văn hố là sự biểu hiện của cách thức mà con người tồn tại, cho nên văn hoá tham dự vào mọi hoạt động của con người như một yếu tố bên trong, yếu tố nội lực trong mọi hoạt động khác nhau của con người. Hoạt động là

cách thức duy trì sự tồn tại và đời sống của con người. Con người chỉ có thể

thức” những năng lực và tiềm năng đa dạng của bản thân. Đó cũng là ý tưởng của C. Mác về con người tương lai. Với tư cách là phương thức hoạt động

người của con người, là phương thức hoạt động nhằm thể hiện lực lượng bản chất của con người, văn hoá là con đường, là cách thức để phát triển tồn diện con người. Nó hiện hình trong mọi lĩnh vực hoạt động sống của con người, và làm cho những hoạt động ấy mang phẩm chất Người - tức là mang ý nghĩa

nhân văn, tiến bộ. Chính vì thế, văn hóa khơng chỉ là mục tiêu phấn đấu của xã hội và mỗi con người, mà nó cịn có vai trị là nội lực và động lực phát

triển của xã hội và mỗi con người. Vai trò động lực của văn hố khơng thể

hiện trong những vật thể bình thường mà nó là những yếu tố nằm ở tận đáy

sâu trong các giá trị xã hội, trong bản thân con người và các phương thức hoạt

động của con người. Đó là những hạt nhân lý trí, tình cảm, ý chí, bản lĩnh cô đúc thành năng lực tiềm tàng, tạo nên động lực bên trong của sự phát triển và

hoàn thiện con người. Có thể nói, văn hóa hiện thân trong mọi lĩnh vực hoạt

động sống của con người, của xã hội loài người, là hệ thống thần kinh điều

tiết suy nghĩ, hành động xã hội. Từ đó, có thể khẳng định, văn hố mang trong mình nó những sức mạnh và tiềm năng nội lực góp phần hình thành nên ý thức ở mỗi cá nhân công dân.

Trong lĩnh vực lao động sản xuất, khi văn hoá hoá thân vào hoạt động lao động của từng cá nhân cơng dân sẽ góp phần nâng cao hiệu quả lao động, tạo ra những sản phẩm lao động có chất lượng tốt với hàm lượng tri thức cao.

Trong lĩnh vực chính trị, văn hố chính trị của cá nhân công dân sẽ quyết định việc lựa chọn lý tưởng chính trị đúng đắn và thái độ tích cực tham gia vào đời sống chính trị của đất nước. Điều đó sẽ mang lại sức mạnh của

nền chính trị, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động chính trị.

Trong lĩnh vực pháp luật, cơng dân có văn hố pháp luật sẽ am hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong mọi hoạt động, giữ gìn kỷ

cương phép nước, có thái độ đúng đắn và tơn trọng pháp luật, đồng thời tích

cực và chủ động xây dựng pháp luật.

Văn hoá đạo đức điều chỉnh và hướng mọi hành vi hoạt động sống của công dân theo những chuẩn mực đạo đức tiến bộ, vươn tới những giá trị và

phẩm chất nhân văn cao cả.

Với những đặc điểm như vậy, văn hố là nhân tố có vai trị rất quan

trọng trong việc hình thành ý thức công dân ở mỗi cá nhân con người. Bản

thân con người hoạt động, tác động đến môi trường xung quanh dựa trên

những chuẩn thức văn hoá được thừa hưởng từ truyền thống và giáo dục. Bởi vậy, để phát huy tiềm năng con người vào công cuộc phát triển xã hội nói

chung và vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói riêng, cần phải tính đến

các yếu tố văn hoá mà mỗi con người đang mang trong bản thân. Điều này là

đặc biệt quan trọng đối với việc hoạch định các kế hoạch xã hội. Cũng chính

vì thế mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Chăm lo văn hoá là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và cơng bằng xã hội thì khơng thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững”, cho nên “các nhân tố văn hoá phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương…biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển”. [8, 55]

Kết luận chương 1:

Khi xét đến con người trong các mối quan hệ xã hội và trong lịch sử

hình thành và phát triển của xã hội lồi người, cơng dân là khái niệm thể hiện mối quan hệ pháp lý giữa con người với nhà nước. Tư cách cơng dân ra đời sau một q trình phát triển của lịch sử xã hội và sự ra đời của khái niệm công dân, tư cách công dân đánh dấu bước phát triển cao của xã hội loài người

xã hội mang lại cho con người những quyền tự do chính đáng trong mối quan hệ với các cá nhân khác, với nhà nước và với tồn xã hội. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc con người phải hình thành nên ý thức về tư cách cơng dân của mình, trau dồi vốn tri thức, hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình với các cá nhân khác và với tồn xã hội, đồng thời hình thành thái độ đúng đắn, tích cực trong việc tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ cơng dân

của mình.

Ở Việt Nam, tư cách công dân của người dân mới xuất hiện, và xuất

hiện trong bối cảnh trước đó con người Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm sống trong xã hội thần dân, do vậy, cần phải trải qua một quá trình lâu dài nhằm giáo dục, xây dựng ý thức cơng dân cho người dân. Q trình đó có thể có cách thức thực hiện một cách dễ dàng hơn khi chúng ta nhận thức được vai trò quan trọng của nhân tố văn hoá đối với sự phát triển con người nói chung và với sự hình thành ý thức cơng dân nói riêng. Các giá trị, chuẩn mực văn hố có tác động đối với sự hình thành ý thức công dân cũng không hề đơn

tuyến, mà có tác động theo những chiều thuận nghịch khác nhau. Bên cạnh

những chuẩn mực văn hố chung mang tính nhân loại và khu vực, thì những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhân tố văn hóa trong xây dựng ý thức công dân ở nước ta hiện nay (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)