Những giá trị, hạn chế của quan niệm Phân tâm học Freud về con

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về con người trong phân tâm học của Sigmund Freud (Trang 72 - 86)

2.2.1 .Quan niệm của Freud về cơ cấu nhân cách

2.3. Những giá trị, hạn chế của quan niệm Phân tâm học Freud về con

con ngƣời

Đánh giá mặt giá trị và hạn chế của một học thuyết vốn là công việc khó khăn, đòi hỏi sự khách quan để đi đến kết luận đúng đắn. Đối với học thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud, đó càng là một công việc phức tạp bởi trên 100 năm đã trôi qua, biết bao công trình đã nghiên cứu về Freud và sự đóng góp của ông cho đời nhưng cũng ít có lý thuyết nào gây nhiều tranh cãi như đối với Phân tâm học. Mặc dù cho đến hôm nay lý thuyết Phân tâm học Freud đã được nhiều người biết đến và đã có một cái nhìn thiện cảm hơn trước, nhưng sự đánh giá còn rất khác nhau, thậm chí còn có nhiều điểm trái ngược nhau. Chúng ta có thể tạm chia làm 3 loại ý kiến:

Thứ nhất, coi lý thuyết Phân tâm học như là một học thuyết hoàn chỉnh đóng vai trò nền tảng các lý thuyết xã hội khác. Một phát minh khoa học lớn nhất về xã hội trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Một ý kiến khác tương tự

nhưng mềm mỏng hơn coi lý thuyết Phân tâm học là một trong hai phát minh vĩ đại nhất về khoa học xã hội trong thế kỷ XIX, cùng với chủ nghĩa Mác.

Thứ hai, coi lý thuyết phân tâm học như là một lý thuyết phản khoa học có hại, thậm chí là phản động về chính trị. Nó có hại vì là một lý thuyết vô luân khuyến khích tình dục bừa bãi. Là phản khoa học vì đã biến nhu cầu tình dục nơi con người như là nhu cầu sinh lý thuần túy nơi các loài vật. Là phản động vì đây là lý thuyết tư sản nhằm bảo vệ chế độ tư bản một cách tinh vi và đầu độc những người lao động, chống lại chủ nghĩa Mác….

Thứ ba, coi lý thuyết Phân tâm học là một lý thuyết đã cống hiến cho đời một số luận điểm có giá trị nhưng cũng còn nhiều hạn chế cần phải hoàn chỉnh thêm. Tỷ lệ về những điểm tích cực và điểm hạn chế có thể ngược nhau. Với một số người này thì cho điểm tích cực là chủ yếu, còn những điểm hạn chế là thứ yếu. Với một số người khác thì ngược lại.

Bên cạnh ba loại ý kiến trên còn không ít người phân vân, hoài nghi mọi cách đánh giá đã biết, mong muốn được tìm hiểu để tự tìm lấy lời giải.

Thông thường mà nói thì bất cứ một lý thuyết nào mới ra đời cũng ít nhiều gặp phải tình trạng tương tự. Nhưng đối với lý thuyết Phân tâm học của Freud thì tình trạng này trở nên gay gắt và thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp xã hội khác nhau bởi một lẽ nó liên quan trực tiếp đến từng cá nhân, từng số phận, nhất là nó đụng chạm đến nhiều lý thuyết xã hội khác cũng như nhiều ngành khoa học khác như y học và giáo dục học…. Tuy nhiên, có thể thấy những giá trị và hạn chế sau của học thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud.

* Những giá trị của quan niệm Phân tâm học Freud về con người

Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận xung quanh những vấn đề mà Freud đã nêu ra trong học thuyết Phân tâm học song không thể phủ nhận ý

nghĩa lớn lao, tầm quan trọng của học thuyết này với đời sống nhân sinh. Khi chủ nghĩa duy lý chiếm vị thế độc tôn, con người đang khoác lên mình bao ảo tưởng thì Freud đã mạnh dạn chỉ ra những gì sâu kín mà con người che giấu. Chính luận thuyết của Freud là lời cảnh tỉnh cho con người biết nhìn nhận vào thực tế và biết những giới hạn trong nhận thức của mình. Đóng góp của Freud thể hiện ở nhiều phương diện:

- Về mặt y học: Lý thuyết của Freud đã đưa ra phương pháp chữa bệnh tâm thần mới. Cách chữa bệnh của Freud không xúc phạm đến bệnh nhân và bằng cách thức đối ngoại ông đi vào căn nguyên sâu xa của bệnh. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thức được rằng dù là những xung động tâm thần, người bệnh biểu hiện bằng nhiều hành vi khác thường thì chính hệ thống não bộ cũng bị tổn thương. Vậy nên, chữa bệnh chỉ thông qua đối ngoại, tâm tình có thể thực hiện ở những con bệnh nhẹ mà trở thành vô hiệu với những bệnh nhân mặc bệnh trầm trọng.

Một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, có ý kiến cho rằng lý luận y học của ông không vững chắc khi Freud nêu nguyên nhân chính gây bệnh là tính dục tuổi thơ. Dù luận thuyết đưa ra còn đang để ngỏ nhưng không thể không thấy được nhờ Freud mà xã hội, gia đình đã có cái nhìn khác đối với độ tuổi vị thành niên và thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ rất sớm. Cũng từ đó, những ham muốn bản năng, tính dục đã được nhìn nhận khách quan hơn khoa học mà không bị lên án bởi các rào cản của khuôn phép, đạo đức cổ hủ.

- Về mặt tâm lý học: Công lao to lớn nhất của Freud như nhiều nhà nghiên cứu đã ghi nhận là ông đã mở rộng khoa tâm lý học bề mặt sang tâm lý học miền sâu. Học thuyết về vô thức, tiềm thức là những đóng góp to lớn của Freud đối với đời sống tâm lý con người. Thông qua việc chứng minh sự tồn tại của vô thức và giải thích sự chi phối của vô thức đối với cơ chế tâm lý của con người, Freud đã giúp tâm lý học tìm hiểu, khám phá sâu hơn về đời

sống tâm lý con người với những cơ chế như dồn nén, mặc cảm… Cũng chính từ những khám phá của Freud, không chỉ tâm lý học mà các ngành khoa học khác đã tiếp tục nghiên cứu và ngày càng phát hiện ra nhiều điều thú vị, ngạc nhiên trong hoạt động tinh thần của con người.

- Về mặt xã hội: Freud đã nhận thấy một trong những căn bệnh trầm kha của thời hiện đại là sức tải quá lớn về mặt tâm lý khi sống trong xã hội công nghiệp. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhịp sống thời hiện đại diễn ra ngày càng nhanh, sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt thì những căng thẳng về tinh thần mà người ta còn gọi là bệnh stress càng nhiều. Freud chỉ ra rằng những sức ép này nếu không được giải tỏa kịp thời sẽ là nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh tâm thần.

- Về mặt triết học: Trước hết, học thuyết của Freud đã mở ra một cách nhìn mới, một góc độ tiếp cận mới đối với vấn đề con người. Đó là việc thừa nhận và đánh giá một cách đúng đắn vai trò của cái vô thức và cái bản năng tính dục của con người. Freud cũng đã chỉ ra phần khiếm khuyết trong triết học duy lý truyền thống là quá đề cao vai trò của ý thức trong đời sống của con người. Bên cạnh đó, Freud cũng chỉ ra rằng hoạt động của con người bị chi phối nhiều bởi bản năng tính dục có ngay từ thời thơ ấu. Xét vào thời điểm lúc bấy giờ, Freud đã rất dũng cảm khi dám trình bày quan niệm như vậy bởi đó là điều rất khó chấp nhận và thực tế là quan niệm của ông đã gặp phải rất nhiều sự phản bác. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tính mới mẻ và phát hiện của những quan niệm về con người của Freud. Hơn nữa, quan niệm của Freud cũng đề cập đến việc giáo dục nhân cách của con người bởi Freud đã chỉ ra trong học thuyết về nhân cách của mình sự phát triển nhân cách của con người ngay từ khi còn là trẻ nhỏ. Hiểu được những đặc trưng tâm lý của con người ở từng giai đoạn phát triển sẽ giúp chúng ta định hướng được giáo dục một cách đúng đắn.

* Những hạn chế của quan niệm Phân tâm học Freud về con người

Mặc dù khẳng định công lao to lớn của Freud là đã xây dựng nên một học thuyết về cái vô thức song điểm hạn chế của Freud cũng nằm ở chính chỗ đó. Bởi vì, Freud đã quá tuyệt đối hóa vai trò của vô thức đối với hoạt động của con người. Ông thừa nhận trong vô thức, bản năng tính dục là nhân tố cơ bản song lại không thấy những thuộc tính xã hội và văn hóa, lịch sử của vô thức.

Nhiều nhà phê bình nhận xét rằng những thuật ngữ của Freud thiếu chính xác. Chúng có khuynh hướng là những khái niệm tương đối khái quát với quá nhiều ý nghĩa. Hơn nữa, những khái niệm phức tạp dẫn đường cho học thuyết lại không ngắn gọn và có lẽ ta phải đi trên một con đường vòng vèo, phức tạp để đến được một một nhận thức những hành vi đơn giản nhất của con người. Sự phức tạp này không chỉ làm cho học thuyết trở nên nắm bắt khó khăn hơn mà còn làm chậm đi tiến trình đạt đến mức nhận thức cao hơn.

Một số ý kiến khác cho rằng Freud quá chú trọng đến căn bản sinh vật của hành vi con người, tin rằng những xung động bản năng chịu trách nhiệm tối thượng cho toàn bộ những hành động. Khi làm điều ấy, ông đã tạo cho học thuyết của ông được tổng quát hóa và cho rằng bản năng áp dụng như nhau cho tất cả mọi người. Kết quả của sự nhấn mạnh này là phần lớn ông đã phớt lờ những ảnh hưởng của nền văn hóa khác nhau trên nhân cách, điểm rất được các nhà khảo cổ văn hóa và nhiều nhà tâm lý học quan tâm. Mặc dù cái siêu ngã trong quan niệm của Freud được định dạng từ nền văn hóa đặc thù trong đó cá nhân được nuôi dưỡng song những nhà phê bình tranh luận rằng, quan điểm chưa đi sâu đủ để cho thấy có sự ảnh hưởng của những nền văn hóa khác nhau lên hành vi. Một trọng những phản ứng trực tiếp nhất đối với khía cạnh này của học thuyết là sự phát triển của một chuỗi những học thuyết phân tích xã hội.

Có lẽ lời phê bình quan trọng nhất về thuyết Freud là thiếu những tính chất thực nghiệm mạnh mẽ. Nghiên cứu sáng tạo của Freud, như chúng ta đã

thấy, là nghiên cứu dựa trên tiến triển của một người hay nhóm người qua từng giai đoạn liên quan đến những quan sát lâm sàng. Từ việc những quan sát như thế không thể nào sao lại một cách trực tiếp và chủ yếu dựa trên một số nhỏ những trường hợp cá nhân, nó được coi là một nền tảng kiểm tra học thuyết nghèo nàn. Công trình tiếp theo thường xuyên liên quan đến phần nào đó những xử lý có tính thử nghiệm, tương quan chính xác hơn, nhưng phần nhiều của nghiên cứu này thiếu hẳn sự điều khiển do sức phức tạp của chính bản thân học thuyết và những khó khăn khi đi đến những định nghĩa vận hành về các ý niệm trọng yếu. Có lẽ mâu thuẫn khi nói rằng, một trong những sức mạnh vĩ đại của học thuyết Freud là khả năng sản sinh ra hàng trăm nghiên cứu sau đó củng cố nền tảng của chúng ta về những kiến thức thực nghiệm. Trong khi một trong những điểm yếu to lớn của học thuyết là thực nghiệm được khai triển quá ít chính xác, không thể hướng tới những kết luận thích hợp và vững chắc.

Kết luận chƣơng 2

Như vậy, quan niệm của Phân tâm học Freud về con người là một sự sáng tạo. Trước Freud, hầu như mọi người tin rằng quá trình nhận thức chi phối hành vi con người tại đó những các nhân nhận thức có lý trí những lý do hành động của mình, và thực hiện chức năng trong một trạng thái hòa hợp nội tại. Freud đã chứng minh ngược lại. Tinh thần, ông nói, giống như một tảng băng trôi, với cái chóp của nó- trạng thái có ý thức- nhô lên trên bề mặt. Dưới bề mặt này, hình thành nền tảng cho hầu hết các hành vi của con người, là trạng thái suy nghĩ vô thức, chứa đựng những kinh nghiệm và những động cơ thúc đẩy được bắt nguồn từ thời thơ ấu hoặc trước cuộc sống trưởng thành, tồn tại dưới ý thức. Ngoài ra, Freud nhấn mạnh, nhiều hành vi của chúng ta bị chi phối với sự phi lý và bốc đồng. Chúng ta thường xuyên bị ảnh hưởng sâu rộng từ những xung đột giới tính mạnh mẽ, bản năng và những xung đột hiếu chiến.

Học thuyết Freud về cái vô thức chỉ ra rằng con người là rất phức tạp và sẽ sai lầm nghiêm trọng nếu chỉ xem nó như là một thực thể có ý thức và hoàn toàn duy lý. Hơn nữa, con người có thiên hướng tự lừa dối, nó tự lừa dối mình một cách vô thức. Học thuyết Freud đã trở thành một trong các nhân tố giáng một đòn nặng nề nhất vào quan niệm hời hợt, duy lý về con người. Đồng thời, con người được Freud mô tả như là một thực thể hoàn toàn do các dục vọng thấp hèn chi phối. Điều đó xảy ra vì học thuyết Freud đã quy giản mọi biểu hiện tối cao của tinh thần con người về những biểu hiện thấp nhất.

Lý luận nhân cách chiếm vị trí quan trọng trong phân tâm học. Freud dùng mô hình nhân cách này thể hiện con người làm như thế nào lấy bản năng làm động lực tiến đến phát triển thành quá trình trưởng thành có thuộc tính xã hội và tiêu chí văn minh. Freud nói, học thuyết vô thức chỉ là miêu tả phác đồ về cơ cấu tâm lý con người. Nguyên tắc khoái lạc đỉnh điểm nêu lên một loạt nguyên tắc tư tưởng, còn tự ngã và bản ngã thì miêu tả những phác đồ ấy, tư tưởng ấy phát triển lên như thế nào. Cũng có nghĩa là học thuyết trước đây chỉ là sự miêu tả trạng thái tĩnh, không nêu bật ý nghĩa động lực, nhưng lý luận ba phần nhân cách lại chú trọng nói rõ tính chất động lực của quá trình tâm lý. Lý luận này coi toàn bộ quá trình tâm lý của con người là một hệ thống năng lượng, hệ thống động thái, nó chịu sự chi phối của quy luật sinh lý, hóa học.

Mô hình nhân cách con người mà Freud đưa ra gồm ba bộ phận: bản ngã (cái ấy), tự ngã (cái tôi) và siêu ngã (cái siêu tôi). Ba bộ phận này cùng tồn tại, kiểm soát lẫn nhau theo hai nguyên tắc: nguyên tắc khoái lạc và nguyên tắc thực tại. Chính sự kiểm soát, đấu tranh lẫn nhau này là động lực của sự phát triển nhân cách của con người. Sự phát triển nhân cách con người được theo Freud trải qua các giai đoạn khác nhau được đặc thù bởi sự phát triển của bản năng tính dục. Có thể nói, quan niệm của Freud về việc hình thành chức năng của nhân cách con người là một sáng tạo mới mẻ.

KẾT LUẬN

1. Freud là người có công lớn trong việc sáng lập ra phân tâm học- vừa là một phương pháp trị bệnh vừa là một học thuyết triết học xã hội. Ông không phải là người đầu tiên phát hiện ra cái vô thức nhưng thành công của ông là ở chỗ ông đã dùng nó để lý giải những hiện tượng trong đời sống hàng ngày của con người và xây dựng nên một học thuyết về nó.

2. Freud cũng là người tiên phong dám bàn đến vấn đề tình dục- vấn đề mà cho đến nay, ở một số nơi vẫn còn khá xa lạ và cần được giữ trong vòng bí mật như một điều kiêng kỵ. Chính vì vậy, quan niệm này của Freud gặp phải không ít sự phản đối thậm chí là lên án bởi xung quanh vấn đề này có không ít những sự hiểu lầm. Sự thiếu hiểu biết, nghiên cứu một cách đúng đắn đã dẫn đến những lối sống không lành mạnh của một bộ phận thế hệ trẻ ngày nay. Chính vì vậy, học thuyết của Freud càng cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ để có những đánh giá đúng đắn về nó.`

3. Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhưng điều mới mẻ trong quan niệm về con người của phân tâm học Freud chính là ở cách tiếp cận và lý giải vấn đề của ông. Đối với nhân cách, phương pháp Phân tâm học của S. Freud có ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng khắp trên toàn bộ sự phát triển về mặt xã hội,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về con người trong phân tâm học của Sigmund Freud (Trang 72 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)