2.1. Quan niệm về Tự do, bình đẳng – quyền con người trong triết học chính trị của
2.1.1. Về luật tự nhiên và quyền tự nhiên
Xuất phát điểm để J.J.Rousseau nêu ra quan điểm về tự do, bình đẳng chính là quan niê ̣m về trạng thái tự nhiên của con người. Học thuyết này cho rằng, trong tự nhiên đã có những luật bất biến, có sẵn trước khi có con người . Trong những luật đó thì luật cơ bản nhất là luật tự do, bình đẳng.
Điều này được khẳng định trong tác phẩm “đầu tay” “Luận về khoa học
và nghệ thuật” (1750) trong tác phẩm này, J.J.Rousseau cho rằng: Khi con
người mới từ bàn tay tạo hóa sinh ra “sống trong những túp lều thô sơ…, dùng gai hay xương cá để vá quần áo bằng da súc vật,… dùng lông chim và vỏ ốc để làm mô trang sức… dùng hòn đá sắc cạnh để đẽo chiếc thuyền câu hay một vài dụng cụ âm nhạc…” khi đó chưa có bất bình đẳng, “con người sống tự do, không hư hỏng, lương thiện và sung sướng như bản chất của nó”
[trích theo: 62, 207]. Như vậy, theo J.J.Rousseau trong trạng thái tự nhiên tự do, bình đẳng là bản chất vốn có của con người.
Cũng giống như “Luận về khoa học và nghệ thuật” trong “Luận về nguồn gốc và cơ sở của sự bất bình đẳng giữa người với người” (1755),
J.J.Rousseau cho rằng, con người trong trạng thái tự nhiên to khỏe, lành mạnh, sống cuộc đời hết sức giản dị, với những nhu cầu đơn giản dễ dàng thỏa mãn và luôn luôn được thỏa mãn. Con người ấy “ăn no nê dưới một cây sồi, uống hết khát tại dòng suối gần nhất, tìm thấy giường nằm ngay dưới gốc cây đã cung cấp cho nó bữa ăn, và thế là những nhu cầu của nó được thỏa mãn…” ở trong trạng thái này, “…có một thứ mà tôi gọi là bất bình đẳng tự nhiên hay thể chất – ông viết – bởi vì nó do tự nhiên thiết lập ra và thể hiện sự khác nhau về tuổi tác, về sức khỏe, về sự cường tráng…” [trích theo: 63, 341- 342], trong hoàn cảnh ấy con người hầu như không biết đến bất bình đẳng. Tuy nhiên, khác với “Luận về khoa học và nghệ thuật”, trong tác phẩm này không phải chỉ có những suy nghĩ cực đoan và “ý kiến ngược đời” mà J.J.Rousseau còn bộc lộ một khả năng tư duy sâu sắc, táo bạo, với cách lập luận chặt chẽ, hệ thống có sức thuyết phục cao khi ông lý giải nguồn gốc của sự bất bình đẳng (vấn đề này được lý giải ở phần 2.1.3).
Như vậy, theo J.J.Rousseau con người không phải là do Chúa, Thượng đế, hay Đấng siêu nhiên nào đó sinh ra, mà con người là một sản phẩm đích thực của giới tự nhiên và thuộc về giới tự nhiên. Do vậy, bản chất con người chính là bản chất tự nhiên của nó. Và cũng chính vì nguồn gốc tự nhiên đó cho nên con người sẽ có được những đặc tính bẩm sinh về quyền lợi như nhau do tự nhiên ban tặng đó là quyền tự do, bình đẳng. Con người tạo hóa sinh ra có quyền tự do và bình đẳng, và những quyền đó về thực chất, trong bản chất con người là không thể tách rời, không thể chuyển nhượng.
Vấn đề về luật tự nhiên, quyền tự nhiên còn được J.J.Rousseau đề cập đến trong hầu hết tác phẩm của ông, nhưng sự lập luận chặt chẽ và có tính hệ thống hơn cả là tác phẩm Bàn về khế ước xã hội.
Trong tác phẩm này, ngay từ những dòng đầu tiên, quyển thứ nhất, chương 1, J.J.Rousseau đã khẳng định “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích” [45, 52]. Ở đây, theo J.J.Rousseau con người cần phải ý thức được quyền tự nhiên bẩm sinh của mình cũng như hiểu được tình trạng nô lệ và bất bình đẳng trong xã hội đương thời. Sang chương 2, ông lại tiếp tục khẳng định “Tự do là từ bản chất con người mà có” [45, 53]. J.J.Rousseau đề cao tư tưởng tự do và đồng nhất quyền tự do với phẩm chất con người, với quyền làm người. Điều này được ông nhấn mạnh trong chương 4, “Từ bỏ tự do của mình là từ bỏ phẩm chất con người, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người” [45, 59]. Mặt khác, khi lý giải mối liên hệ giữa tư do và bình đẳng, J.J.Rousseau cho rằng, bình đẳng là tiền đề của tự do . Ở quyển thứ hai, chương 11 ông viết : “Vì không có bình đẳng thì không thể nào có tự do được” [45, 115]. Như vâ ̣y, theo J.J.Rousseau tự do và bình đẳng là mô ̣t quan hê ̣ xã hội trong đó tính xã hội và tính tự nhiên không tách rời nhau ta ̣o nên bản chất người .
Theo J.J.Rousseau, trạng thái tự nhiên cũng chính là trạng thái của gia đình. Trong đó, người cha là hình ảnh của thủ lĩnh, con cái là hình ảnh của dân chúng “Thủ lĩnh cũng như dân chúng đều sinh ra bình đẳng, tự do” [45, 53]. Từ đó, J.J.Rousseau đã phê phán quan điểm của Hobbes, Grotius và đặc biệt là Aristotle- nhà triết học duy vật Hy Lạp Cổ đại, khi Aristotle cho rằng, con người sinh ra vốn không bình đẳng, có kẻ sinh ra làm nô lệ, có kẻ sinh ra để trị vì.
J.J.Rousseau cho rằng, nếu xét ở một khía cạnh nào đó thì Aristotle không sai, vì rằng bất cứ ai sinh ra trong hàng nô lệ thì đều là nô lệ. Tuy
nhiên, việc Aristotle cho rằng con người sinh ra đã là nô lệ là hoàn toàn không đúng, vì Aristotle đã “lấy kết quả làm nguyên nhân”. Từ đó, ông khẳng định: “Sở dĩ có người nô lệ bẩm sinh vì trước đó có người nô lệ không bẩm sinh” [45, 55]. Người nô lệ không bẩm sinh ấy đã bị cưỡng bức làm nô lệ, họ mất hết tất cả mọi thứ thậm chí cả nguyện vọng thoát khỏi xiềng xích để rồi do tính hèn nhát mà họ thành nô lệ mãi. Theo ông, nếu ai đó nói con cái của người nô lệ sinh ra đã là nô lệ chẳng khác gì nói rằng chúng sinh ra không phải là con người. Đã là con người ai cũng có quyền ngang nhau về mọi phương diện, không ai được bắt người khác phải làm nô lệ cho mình, ngược lại không ai phải tự bán mình để làm nô lệ cho kẻ khác vì sự tồn tại của mình, tự nhiên không sinh ra ai làm nô lệ cả.
Như vậy, J.J.Rousseau không nói nhiều đến trạng thái tự nhiên, nhưng ông lại khẳng định và nhấn mạnh vào vấn đề, tự do, bình đẳng là bẩm sinh, là
quyền con người, thuộc về bản chất con người. Đã là quyền tự nhiên, bẩm
sinh và thuộc về bản chất con người thì tất yếu nó mang giá trị phổ biến và vĩnh hằng, bất di bất dịch.
Tóm lại, tự do, bình đẳng là những quyền tự nhiên của con người. Đó là những quyền vốn có trong bản chất con người, những quyền mà con người có được chỉ vì là con người. Chính vì vậy, tự do, bình đẳng được xét trong trạng thái tự nhiên là: quyền tự nhiên, quyền bẩm sinh, chủ thể đích thực của hai quyền này là con người. Tự do, bình đẳng là từ bản chất con người mà có. Đã là quyền tự nhiên, quyền bẩm sinh và thuộc về bản chất con người rồi thì dù con người có khác nhau như thế nào, dù xã hội có thay đổi như thế nào thì những quyền đó cũng không thể thay đổi được. Đó là những quyền phổ biến, vĩnh hằng, phi biên giới, phi lịch sử, phi xã hội, phi giai cấp. Có thể gọi tự do, bình đẳng với tính chất như vậy là tự do tự nhiên, bình đẳng tự nhiên để phân biệt với tự do, bình đẳng trong xã hội dân sự.
Trên đây là tự do, bình đẳng được xét đến trong trạng thái đầu tiên của loài người, trạng thái tự nhiên, nguyên sơ để phân biê ̣t với tra ̣ng thái mà theo J.J.Rousseau - trạng thái xã hội (xã hội dân sự) - trạng thái chiến tranh. Vậy tự do, bình đẳng trong trạng thái này có cùng tính chất như trong trạng thái đầu tiên hay không? Đây mới chính là điều mà J.J.Rousseau quan tâm, lý giải. Cũng chính vì vậy, ông đã đặt ra những vấn đề tự do, bình đẳng trong hiện thực, trong thời đại hiện tồn.