2.1. Quan niệm về Tự do, bình đẳng – quyền con người trong triết học chính trị của
2.1.2. Tự do, bình đẳng trong xã hội dân sự
Theo J.J.Rousseau, bước chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái công dân (xã hội dân sự theo cách dịch của Hoàng Thanh Đạm), “con người trải qua một chuyển biến lớn lao: Trong xử sự của họ, công lý thay cho tiềm thức, trong hành vi của họ có thêm đạo nghĩa mà trước kia không có”[45, 73]. J.J.Rousseau cho rằng, xã hội dân sự là trình độ cao hơn so với xã hội ở trạng thái tự nhiên. Khế ước xã hội không xóa bỏ sự bình đẳng tự nhiên, mà thông qua quyền bình đẳng về mặt luật pháp và đạo đức, can thiệp vào mọi sự bất bình đẳng về thể lực mà giới tự nhiên mang đến cho mọi người, con người tước đoạt ở mình lợi ích mà anh ta có được từ giới tự nhiên. Đổi lại anh ta có được lợi ích lớn hơn nhiều: “với khế ước xã hội, con người mất đi cái tự do thiên nhiên và cái quyền hạn chế được làm những điều muốn làm mà làm được; nhưng mặt khác con người thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những cái mà anh ta có” [45, 73-74].
Từ đó, J.J.Rousseau phân biệt tự do tự nhiên với tự do trong xã hội dân sự. Ở trạng thái tự nhiên, khi con người vừa bước chân ra khỏi thế giới – không phải con người, thì tự do, nghĩa là con người sống theo sở thích và dục vọng cá nhân. Con người có thể làm những gì mình muốn mà không bị cản trở bởi bất kỳ đạo luật nào. Quyền tự do là cái vốn có của con người, “tự do là từ bản chất con
người mà có”, quyền đó không phải do thượng đế, nhà nước hay bất cứ ai ban tặng cho con người. Tự do là giá trị thiêng liêng nhất của con người. Để làm được điều đó, con người hoàn toàn dựa vào sức mạnh của cá nhân mình, mang tính tự phát, vô tổ chức. Còn tự do trong trạng thái xã hội là tự do dân sự, theo ông “cần phân biệt tự do thiên nhiên chỉ hạn chế chật hẹp trong khả năng sức lực một cá nhân với quyền tự do dân sự mà giới hạn rộng rãi là ý chí chung của nhiều người” [45, 74]. Quyền tự do dân sự, trước hết là quyền tự do về chính trị, đó là sự an ninh, an toàn của công dân, không thể bị xâm phạm bởi những sai trái của nhà nước lẫn phía cá nhân. Con người, vốn có quyền tự bảo vệ an ninh cho mình, khi tham gia vào „‟khế ước xã hội‟‟ ho ̣ trao cả sự an ninh của mình cho xã hội công dân. Cho nên, nhà nước phải có nghĩa vụ bảo vệ sự an ninh đó, tức là, tự do của mỗi cá nhân được đảm bảo bởi sức mạnh của tập thể. J.J.Rousseau đề cao quyền tự do ý chí. Theo ông, đây là quyền tự do quan trọng, bởi vì, “tự do tinh thần khiến anh ta trở thành người chủ thực sự của chính bản thân mình”. Trong trạng thái tự nhiên, con người hành động theo tiếng gọi của nhu cầu và dục vọng mang tính bản năng, tách rời tính cộng đồng xã hội. Ngược lại, trong xã hội dân sự, tự do của mỗi cá nhân gắn liền với tự do cộng đồng và xã hội. Ở đây, J.J.Rousseau đã cụ thể hóa quyền tự do tư tưởng thành giá trị đạo đức và quyền tự do ngôn luận. Cho nên con người sẽ là chủ thể nhâ ̣n thức và tự dẫn dắt hoa ̣t đô ̣ng của mình theo những quy tắc xã hội mà ho ̣ thừa nhâ ̣n.
Theo J.J.Rousseau, trong xã hội công dân, con người không chỉ có quyền tự do trong lĩnh vực chính trị, mà còn là quyền tự do trong lĩnh vực kinh tế. Ông coi trọng những của cải mà con người có được trong trạng thái tự nhiên. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự trở thành quyền tư hữu khi được pháp luật thừa nhận. Như vậy, điều cốt yếu nhất trong tự do về mặt kinh tế là quyền tự do sở hữu những gì mà mình có. J.J.Rousseau quan niệm, tự do sở hữu ở đây là sở hữu trong khuôn khổ pháp luật. Nếu “trong trạng thái tự nhiên, mọi người có quyền đối với những
cái mà mình cần đến‟‟ [45, 75], thì trong xã hội dân sự, mỗi cá nhân chỉ có quyền sở hữu những gì mà anh ta có, không được chiếm đoạt của cá nhân khác và của tập thể, có như vậy, thì tự do của người này mới không xâm phạm tự do của người khác. Đây có thể coi là điểm tiến bộ của J.J.Rousseau so với các bậc tiền bối, tự do theo J.J.Rousseau không còn dừng la ̣i ở tự do chung chung, trừu tượng mà được cu ̣ thể hóa trong luâ ̣t và được đảm bảo trong thực tế.
Bình đẳng được xét trong trạng thái dân sự theo quan điểm của J.J.Rousseau là: Trên cơ sở pháp luâ ̣t, mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Mặc dù không nêu ra như mô ̣t đi ̣nh nghĩa , mô ̣t khái niệm như vậy nhưng trong quan điểm của J.J.Rousseau cũng đã nêu bật lên được ý nghĩa đó của bình đẳng . Ông viết “Công ước xã hội quy định sự bình đẳng giữa các công dân; mọi người đều phải cam kết những điều kiện như nhau và được hưởng quyền ngang nhau” [45, 89]. Theo ông, thông qua Khế ước xã hội, con người đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau. Ông viết: “Công ước cơ bản (pacte fundamental) không phá bỏ sự bình đẳng tự nhiên, nó xây dựng sự bình đẳng tinh thần và hợp pháp để thay thế cái mà thiên nhiên đã làm cho con người không bình đẳng về thể lực. Trên phương diện khế ước và pháp quyền, con người tuy không đồng đều nhau về thân thể và trí tuệ vẫn được hoàn toàn bình đẳng ngang nhau” [45, 78]. Cụ thể là mọi người đều phải cam kết những điều kiện như nhau và được hưởng quyền ngang nhau. Về sau, tư tưởng này tiếp tục được Engels khẳng định trong tác phẩm Chống Đuyrinh, như sau:
“Từ sự bình đẳng của mọi người với tư cách là con người, rút ra cái quyền có một giá trị ngang nhau về chính trị và xã hội cho tất cả mọi người, hay ít ra là cho mọi công dân trong một nước, hay cho mọi thành viên trong một xã hội” [35, 149]. J.J.Rousseau coi “bình đẳng là tương đối” vì trong lĩnh vực kinh tế, đó mới chỉ là bình đẳng trong lĩnh vực tài sản giữa mọi người.
Tự do, bình đẳng sẽ không thể trở thành hiện thực, nếu bình đẳng chỉ tồn tại trong pháp luật mà không được thực hiện hóa trong thực tế. Nếu thiếu bình đẳng hay bất công quá mức về tài sản thì tự do, bình đẳng chỉ là sự giả tạo. J.J.Rousseau viết: “Còn về tài sản thì không nên để một công dân nào giàu đến mức có thể mua một công dân khác, và không một công dân nào nghèo đến nỗi phải tự bán mình” [45,115]. Khác với J.J.Rousseau, Vonte chỉ thừa nhận quyền bình đẳng trên lĩnh vực chính trị , còn trên lĩnh vực kinh tế ông kịch liệt phản đối sự bình đẳng và tán dương cho sự phân hóa giàu - nghèo.
Như vậy, J.J.Rousseau đưa ra quan niệm về tự do, bình đẳng tự nhiên và tự do, bình đẳng trong xã hội dân sự. Ở đây, quan điểm về tự do, bình đẳng trong hai trạng thái như vậy được ông đưa ra đều có lý do của nó. Rõ ràng tự do, bình đẳng trong xã hội dân sự là cần thiết trong xã hội đương thời. Thế nhưng để có thể có được tự do, bình đẳng đó không thể không khẳng định tầm quan trọng, điểm khởi đầu, cái cơ sở cho nó chính là tự do, bình đẳng tự nhiên, bẩm sinh bắt nguồn từ quyền tự nhiên của con người. Tiếp đến là tự do, bình đẳng trong xã hội d ân sự được thể hiê ̣n ra ở các quyền mà cao nhất là quyền tự do chính trị, tư tưởng và tự do ngôn luâ ̣n , tiếp đó tự do , bình đẳng phải được đảm bảo bằng sự bình đẳng trong kinh tế , được thể chế trong luâ ̣t pháp và được thực thi trong cuô ̣c sống. Tính lôgic và sự móc nối vấn đề trong tư tưởng ông chính là ở chỗ đó. J.J.Rousseau đã dựa vào tự do, bình đẳng tự nhiên để luận chứng cho cuộc đấu tranh vì tự do, bình đẳng trong xã hội.Pháp quyền tự nhiên là cơ sở cho pháp luật thực định. Như vậy, trạng thái tự nhiên của con người được các nhà tư tưởng thời kỳ này coi là tư tưởng hạt nhân trong việc xây dựng các tư tưởng về nhà nước, chính trị, xã hội.
Tự do, bình đẳng trong hai trạng thái nói trên là sự tiếp nối logic của sự phát triển, dù khác biệt nhưng nó không đối lập nhau mà cái này là điều kiện cho cái kia như mô ̣t tất yếu . Đó là phải có pháp quyền bảo vê ̣ quyền tự nhiên
chân chính, phải có nhà nước được xây dựng trên cơ sở Khế ước xã hội - có sự đồng thuâ ̣n để cùng đa ̣t được tự do và bình đẳng cho từng cá nhân và cho toàn xã hội.
Lý luận về “tự do, bình đẳng- bác ái” của các nhà Khai sáng Pháp mà đặc biệt là J.J.Rousseau, không chỉ là khẩu hiệu của cách ma ̣ng Pháp mà còn trở thành lý tưởng của thời đa ̣i.