Nguồn gốc của bất bình đẳng và giải pháp khắc phục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng triết học chính trị của Jean Jacques Rousseau (Trang 51 - 61)

2.1. Quan niệm về Tự do, bình đẳng – quyền con người trong triết học chính trị của

2.1.3. Nguồn gốc của bất bình đẳng và giải pháp khắc phục

Tư duy biê ̣n chứng trong nghiên cứu xã hội khiến J .J.Rousseau khi tìm hiểu tự do và bình đẳng như cái tất nhiên thì đồng thời cũng đă ̣t nó trong quan hê ̣ với cái đối lâ ̣p là bất bình đẳng . Điều này làm cho lý luâ ̣n của ông về nguồn gốc của b ất bình đẳng và giải pháp khắc phục bất bình đẳng trở thành mô ̣t quan điểm trung tâm trong hệ thống tư tưởng của J.J.Rousseau. Theo ông, đây chính là chìa khóa để làm sáng tỏ nguyên nhân tại sao các thể chế xã hội từ trước tới giờ luôn kìm hãm khát vọng tự do chân chính của con người. Trong tác phẩm “Luận về khoa học và nghệ thuật” (1750), thông qua việc

lược lại lịch sử xã hội loài người, J.J.Rousseau đã khẳng định rằng, việc tồn tại bất công và mất dân chủ không chỉ riêng có ở chế độ phong kiến nước Pháp, mà cả ở trước đó; rằng tiến bộ của văn minh vật chất đâu đâu cũng đưa các nước vào con đường suy vong và làm phong tục ngày càng hư hỏng đi. Ông là người đầu tiên đặt giữa hai hiện tượng giàu có và nghèo khổ trong mối quan hệ nhân quả. Từ tuyên bố “giàu có kia gây ra nghèo khổ này”, “sự xa hoa nuôi sống một trăm người nghèo ở thành phố nhưng làm cho một trăm nghìn người ở thôn quê phải chết đói”, ông phê phán tất cả các xã hội xây dựng trên cơ sở của bất bình đẳng kinh tế giữa người với người. Theo J.J.Rousseau, nguồn gốc đầu tiên của điều ác là sự bất bình đẳng. Từ bất bình đẳng phát sinh ra của cải. Từ của cải sinh ra xa xỉ và an nhàn. Xa xỉ đẻ ra

nghệ thuật, an nhàn đẻ ra khoa học, “Luận về khoa học và nghệ thuật” của

J.J.Rousseau thật sự đã gây ra một cuộc bút chiến sôi động nhất trong giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ. Nếu Voltaire đề cao sự xa hoa và tiến bộ của văn minh vật chất, theo ông, sự tiến bộ của vật chất tạo điều kiện cho sự tiến bộ tinh thần và đem lại hạnh phúc cho con người ngay trên trái đất. Thì J.J.Rousseau khẳng định rằng, thiện đức và hạnh phúc không thể song hành cùng nền văn minh. Ông viết: “Khi ánh sáng của khoa học và nghệ thuật dần dần hiện lên trên chân trời của chúng ta, thì đạo đức cũng dần dần biến đi; hiện tượng ấy thời nào và ở đâu cũng thế” [trích theo: 63, 328]. Ông đưa ra hàng loạt chứng cứ lịch sử để biện minh cho quan điểm của mình. Những tiến bộ của khoa học và nghệ thuật ở Ai cập, Trung Hoa, hay ở Hi Lạp, La Mã thời kỳ suy vong luôn kéo theo tình trạng phong tục và đạo đức hư hỏng. Trong khi các nhà văn và các triết gia tiến bộ khác đương đấu tranh cho sự thắng lợi của xã hội tư sản trong lòng chế độ cũ, thì J.J.Rousseau do hoàn cảnh giai cấp và những nếm trải của cuộc đời đã có được tầm nhìn vượt lên phía trước. Có thể nói hướng giải quyết của J.J.Rousseau trong bản luận văn là kết quả tất yếu những năm dài thể nghiệm bản thân. Vì thế, điểm hạn chế của J.J.Rousseau là lòng căm ghét văn minh tư sản được biểu hiện một cách cực đoan dưới dạng phê phán toàn bộ nền văn minh nói chung. Cái mà ông muốn vạch ra là “con người tự bản chất nó là tốt lành, nhưng các cơ chế của chúng ta đã làm nó ra hư đốn”. nó sẽ trở thành chủ đề hoạt động trong tương lai của ông. Nhưng trong tác phẩm này, chủ đề của ông thiếu sự chính xác và rõ ràng, chính ông thú nhận; “trong tất cả tác phẩm mà tôi viết ra, đây là tác phẩm lập luận yếu nhất”( những điều bộc lộ) [trích theo: 63, 332]. Hiển nhiên, các độc giả của ông khó chấp nhận luận chứng nghịch lý của ông rằng nền văn minh chính là nguyên nhân của sự bất hạnh, hay tình trạng suy đồi của xã hội là do sự hiểu biết về nghệ thuật và các khoa học [xem 48, 237]. Quan

điểm này về sau được Fourier (1772-1837) khẳng đi ̣nh la ̣i khi ông cho rằng : “sự nghèo khổ sinh ra từ sự thừa thã i” đây là nét tương đồng của hai nhà tư tưởng ở hai thời đa ̣i khác nhau , cả hai ông đều l ên án nền văn minh tư sản . Song chưa thấy được nguyên nhân sâu xa của nó là chế đô ̣ tư hữu.

Trong tác phẩm “Luận về nguồn gốc và bản chất của sự bất bình đẳng

giữa người với người”(1755), tác phẩm này mặc dù không được trao giải như “Luận về khoa học và nghệ thuật”, song những tư tưởng độc đáo mà

J.J.Rousseau trình bày trong tác phẩm này đã chứ a đựng mầm mống những gì ông viết về sau. Ông phân biệt bất bình đẳng tự nhiên và bất bình đẳng trong xã hội. Tuy nhiên, trong bản luận văn này J.J.Rousseau đi sâu vào loại bất bình đẳng thứ hai, đó là bất bình đẳng trong xã hội.

Để lý giải bất bình đẳng trong xã hội dân sự J.J.Rousseau trước hết luận giải về “trạng thái tự nhiên” của con người , tức trạng thái có trước sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật. Theo J.J.Rousseau, cần nhận thức bản chất con người trong trạng thái tự nhiên, tức bản tính thiên nhiên của con người khi chưa bị hoen ố bởi những tác động của quan hệ xã hội. Từ đó, mới có thể hiểu được luật tự nhiên vốn có của con người lẫn cơ sở đích thực của xã hội loài người và tổ chức chính trị cùng nguyên nhân xuất hiện bất bình đẳng.

Theo J.J.Rousseau, ở giai đoạn đầu tiên của sự phát triển nhân loại, trong trạng thái tự nhiên con người chưa biết tới sự khác biệt xã hội, những đặc quyền và những đối kháng giai cấp. Nếu như Hobbes cho rằng, trạng thái tự nhiên là trạng thái nguy hiểm mà con người cần phải trốn nhanh, còn Locke cho rằng trạng thái tự nhiên không tất yếu là tốt và không tất yếu là xấu và người ta chỉ ra khỏi trạng thái đó vì cái tốt hơn chứ không phải chạy trốn bằng bất cứ giá nào, thì theo J.J.Rousseau, đây là thời kỳ lâu dài, bình yên và hạnh phúc nhất trong lịch sử nhân loại, chính trong điều kiện đó, ông viết:

Con người đã phát minh ra lưỡi câu và cây gậy để câu cá, cung tên để săn bắn. người ta làm quần áo từ vỏ cây và da thú, dùng lửa để nấu ăn, sống trong “quần thể” một cách thất thường…họ đã sống tự do, khỏe mạnh, tốt lành và hạnh phúc theo bản chất của mình …[xem 50, 77-81]. Như vâ ̣y , khác với Hobbes và Locke khi các ôn g cho rằng con người ra khỏi tra ̣n g thái tự nhiên là cần thiết, là tốt, thì J.J.Rousseau, ở trong trường hợp này dường như ông còn có tư tưởng “tiếc nuối quá khứ”.

Tóm lại, trong trạng thái tự nhiên, con người bình đẳng về mặt quyền lợi. Sự bất bình đẳng chỉ xuất hiện gắn liền với quá trình đấu tranh vì sở hữu, mà trước hết là sở hữu đất đai. Theo J.J.Rousseau, sự xuất hiện tư hữu là “kết quả không tránh khỏi của việc canh tác đất đai” trong trạng thái tự nhiên. Sở hữu đất đai đưa đến tư tưởng chiếm đoạt và sự gia tăng bất bình đẳng lẫn cuộc đấu tranh vì quyền lợi, sự nô lệ và nghèo đói. Ông viết: “Người đầu tiên khoanh một khu đất, bỗng nhiên thốt lên câu “Đây là của tôi” và được các kẻ ngây thơ công nhận là nói đúng, người đó là người sáng lập chính thức ra xã hội… Biết bao tội ác, chiến tranh, tàn sát, khổ hạnh, bao điều ghê tởm loài người có thể tránh được nếu có ai đó kêu to để mọi người nghe: “Chớ tin tên lừa phỉnh ấy! Các người sẽ nguy mất nếu tin rằng, hoa lợi là của chung và đất đai không phải của riêng ai”[trích theo: 63, 346]. Như vậy, theo J.J.Rousseau bất bình đẳng chính là sản phẩm của chính quá trình phát triển của xã hội. Đây là tư tưởng cấp tiến của ông so với các nhà triết học đương thời.

Quá trình dẫn tới sự ra đời của quyền tư hữu đã được J.J.Rousseau lý giải bằng chính sự phát triển của xã hội, bằng khả năng tự hoàn thiện của con người. Ông chỉ ra rằng, chính quá trình hoàn thiện công cụ sản xuất, phân công lao động xã hội, một mặt làm thúc đẩy nhịp độ phát triển của xã hội, mặt khác lại làm nảy sinh đầu óc tư hữu nơi con người. Ông viết: “Nhưng từ giây phút một người cần đến sự giúp đỡ của người khác, ngay khi họ nhận thấy

rằng thật hữu ích cho một người độc thân có thể dự trữ mọi thứ cho hai người, thì sự bình đẳng biến mất…”. Như vậy, theo J.J.Rousseau, khi một người làm ra số lương thực đủ nuôi hai người thì bình đẳng không còn, tình trạng xã hội có người nô lệ và nghèo khổ xuất hiê ̣n và gia tăng . Ông viết: “ngành luyện kim và nông nghiệp là hai kỹ xảo mà sự phát minh ra chúng đã đẻ ra cuộc đại cách mạng này. Đối với thi sĩ, đó là vàng và bạc, nhưng đối với triết gia nó là sắt và lúa mì đã khai hóa con người nhưng hủy hoại loài người” [50, 81]. Tuy rằng cách diễn đạt này của J.J.Rousseau là hơi cực đoan, nhưng những tư tưởng này đã đến gần với cách giải thích duy vật về các hiện tượng xã hội – xem sản xuất là tiền đề của sự vâ ̣n đô ̣ng xã hội . Đồng thời, cách phân tích sự vận động tư hữu của ông cũng đã chứa đựng yếu tố biện chứng, chính Engels trong “Chống Đuy rinh” viết: “J.J.Rousseau nói rằng, con người ta khi còn ở trạng thái tự nhiên và dã man, thì đều là bình đẳng; và vì J.J.Rousseau đã coi ngôn ngữ như là một sự bóp méo trạng thái tự nhiên, nên ông ta hoàn toàn có lý khi đem sự bình đẳng giữa các động vật cùng một giống loài áp dụng cả cho con người - động vật, bình đẳng ấy lại hơn các động vật khác ở chỗ nó có một đặc tính: khả năng đạt đến hoàn thiện, khả năng phát triển hơn nữa; và đó là nguyên nhân của sự bất bình đẳng. Thế là, J.J.Rousseau thấy việc sinh ra sự bất bình đẳng là một bước tiến. Nhưng bước tiến này có tính chất đối kháng, nó đồng thời cũng là một bước lùi…Mỗi bước tiến mới của văn minh đồng thời cũng là một bước tiến mới của sự bất bình đẳng. Xã hội ra đời cùng với văn minh, tất cả những thể chế do xã hội tạo ra đều biến thành những thể chế đi ngược lại mục đích ban đầu của chúng” [35, 198]. Như vậy, J.J.Rousseau đã chỉ ra được sự phát triển xã hội bắt đầu bằng sự chuyển biến dần dần về lượng, sự phân đôi cái thống nhất ban đầu thành các mặt đối lập, và cuối cùng là sự phủ định biện chứng trạng thái ban đầu của nó. Ở đây, như Engels đã nhận xét J.J.Rousseau có lối suy nghĩ hầu như giống

lối suy nghĩ của Mác trong Bộ Tư bản, mà ngay về chi tiết , còn có cả một

loạt những lối nó i biê ̣n chứng mà Mar x vẫn dùng , như là : “các qúa trình đối kháng, về bản chất của nó , thì chứa đựng một mâu thuẫn trong bản thân nó; sự chuyển hóa mô ̣t cực thành cái đối lâ ̣p với nó ; sau cùng , hạt nhân của toàn bộ: phủ đi ̣nh của cái phủ đi ̣nh” [35, 199].

J.J.Rousseau phân ra ba giai đoạn phát triển của bất bình đẳng, cấp độ đầu tiên gắn với giai đoạn thiết lập bất bình đẳng về tài sản và quyền sở hữu, từ đó dẫn tới việc thu nhập khác nhau của mỗi người do đó sinh ra kẻ giàu người nghèo. Cấp độ thứ hai, là sự xuất hiện của các hình thức chính quyền, dẫn đến trong xã hội xuất hiện kẻ thống trị và người bị trị. Cấp độ thứ ba là, chính thể chuyên chế tất yếu ra đời, đánh dấu sự phát triển tột đỉnh của bất bình đẳng.

Trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, J.J.Rousseau không bàn

nhiều đến vấn đề nguồn gốc của mất tự do, bất bình đẳng. Mà vấn đề này chỉ được ông đề cập đến trong một số đoạn khi ông đang bàn đến một vấn đề khác.

Ngay từ đầu cuốn Bàn về khế ước xã hội, J.J.Rousseau đã khẳng định “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích” [45, 52]. Như vậy, theo ông bất bình đẳng, mất tự do là hiện tượng xảy ra ở khắp mọi nơi và phổ biến trong đời sống của con người.

Cũng như Montesquieu, ông cho rằng: “Xa hoa là do nhiều của cải, và muốn xa hoa thì phải giàu có. Cái xa hoa làm hư hỏng cả người giàu và người nghèo; giàu hư hỏng vì chiếm hữu, nghèo hư hỏng vì thèm khát; cái tệ xa hoa bán rẻ tổ quốc vì sự mềm yếu hoặc vì tính kiêu căng; nó tước mất công dân của nước nhà bằng cách làm cho người này phải nô lệ người khác và tất cả dân chúng thì nô lệ theo dư luận” [45, 136].

Như vậy, tiến xa hơn các bậc tiền bối, J.J.Rousseau không dừng lại ở việc tìm nguồn gốc của sự bất bình đẳng trong lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội. Ông hiểu rằng, chính sự phát triển của kinh tế và các hình thái sở hữu khác nhau là nguyên nhân sinh ra bất bình đẳng, đồng thời, phát triển kinh tế là cơ sở để xóa bỏ mọi bất công đó.

Tự do, bình đẳng là quyền bẩm sinh của con người, thế nhưng trong trạng thái xã hội, con người bị tước đoạt mất quyền đó. Do vậy, từ chỗ là cái đầu tiên, cái bẩm sinh vốn có của con người, thì trong trạng thái xã hội, tự do và bình đẳng chỉ là đích đến để con người vươn tới. J.J.Rousseau là một trong những người đưa ra những phương án để con người đi tới đích đó. Ở đây , J.J.Rousseau đã có tư tưởng biê ̣n chứng về sự vâ ̣n đô ̣ng của tự do , bình đẳng. Cái đích để con người vươn tới không còn đơn thuần là tự do , bình đẳng tự nhiên mà còn được bổ sung làm phong phú thêm nô ̣i hàm của nó phù hợp với sự phát triển của li ̣ch sử xã hội.

J.J.Rousseau cho rằng, con người tạo ra bất bình đẳng, thì về nguyên tắc con người cũng có thể xóa bỏ được nó, phải làm cho tự do, bình đẳng hiện hữu nơi những người lao động đang bị áp bức, mất tự do. J.J.Rousseau hoàn toàn ủng hộ những người dám đứng lên đấu tranh cho tự do và công lý. Ông viết: “Khi nhân dân bị cưỡng bức mà họ biết phục tùng, họ làm thế là phải, nhưng nếu có thể hất cái ách áp bức đó thì còn hay hơn nữa, vì thế là họ giành lại tự do mà họ vốn có quyền được hưởng, có quyền giành lại và không ai được tước đoạt tự do của họ” [45, 52].

Nếu như Montesquieu chủ trương hạn chế bất bình đẳng bằng cách hạn chế của cải của người giàu và sự xa hoa, thì J.J.Rousseau cho sự bình đẳng đó là “điều tưởng tượng hảo huyền không có trong thực tế” [45, 115-116]. Và nếu như Voltaire muốn duy trì quyền sở hữu không hạn chế của giai cấp tư sản, Diderot phê phán kịch liệt bất công đẳng cấp. Thì J.J.Rousseau, đã phê

phán gay gắt chế độ tư hữu, vì rằng, chính nó đã tạo ra sự bất bình đẳng. Tuy nhiên, theo J.J.Rousseau không nên thủ tiêu toàn bộ chế độ tư hữu, bởi vì việc đó không thể thực hiện được. Ông chủ trương xóa bỏ quyền tư hữu lớn, duy trì quyền tư hữu nhỏ ở mức độ nhất định, sao cho vừa xây dựng được mối quan hệ xã hội dựa trên công lý, vừa không cho phép xuất hiện các giai cấp đối nghịch nhau. Hơn nữa, chính sở hữu nhỏ là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Theo ông, một xã hội chỉ có thể là tiến bộ khi “mọi người đều có một cái gì đó, và không ai được có quá nhiều” [45, 78]. Như vâ ̣y, quan niê ̣m này của J.J.Rousseau đã chứa đựng yếu tố duy vâ ̣t khi ông lý giải về bất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng triết học chính trị của Jean Jacques Rousseau (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)