2.2.1. Quan niệm về thống nhất quyền lực nhà nước và những ý tưởng về nhà nước của dân, do dân, vì dân tưởng về nhà nước của dân, do dân, vì dân
Quan niệm về thể chế chính trị mà trước hết là tư tưởng về nguồn gốc và bản chất nhà nước được J.J.Rousseau trình bày chủ yếu trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”. Thực ra, quan niệm này đã được nhiều tác giả đề cập đến từ thời cổ đại. Epicure được coi là người đề xướng lý luận về “Khế ước xã hội” khi ông cho rằng, xã hội là tập hợp những cá nhân, những cá nhân này không chỉ sợ chết, sợ thần thánh mà còn sợ cả những người gây ra lo âu, đau khổ cho họ. Để loại trừ nỗi sợ hãi, lo âu, đau khổ đó, con người đi đến chỗ thỏa ước với nhau về việc không làm hại nhau. Lâ ̣p luâ ̣n này về sau được các nhà tư tưởng kế thừa như Hobbes, Locke, Montesquieu đến Diderot và J.J.Rousseau chỉ là những người tiếp tục phát triển nó trong thế kỷ XVII-
XVIII. Dựa t rên quan điểm của những người đi trước, từ Machiavelli đến Montesquieu, J.J.Rousseau đã đưa thêm vào nhâ ̣n xét của mình khiến cho những quan điểm trên trở nên mới mẻ , đô ̣c đáo mang hơi thở của thời đa ̣i ông và thể hiện rõ nét tư tưởng triết học chính trị của ông so với bậc tiền bối.
Nội dung tư tưởng kêu gọi bình đẳng, tự do cho người công dân, nhất là cho nông dân, thành phần đông đảo nhất trong xã hội Pháp lúc bấy giờ, và những tư tưởng chống thần quyền, chống chuyên chế, đặc biệt là những lý giải về chủ quyền nhân dân, về bản chất quyền lực nhân dân, về thống nhất quyền lực nhà nước và những ý tưởng về nhà nước của dân, do dân, vì dân và những phương pháp để thực thi mô hình nhà nước đó trong tác phẩm “Bàn về
khế ước xã hội” được coi là tư tưởng cấp tiến . Tư tưở ng đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh hoạt chính trị của nước Pháp trong và sau cách mạng tư sản Pháp 1789 nói riêng cũng như cách mạng thế giới nói chung.
Tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” gồm 4 phần với 48 chương. Mở đầu quyển thứ nhất, J.J.Rousseau viết: “Tôi muốn xem trong trật tự dân sự có chăng một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối xử với con người như con người; và có chăng những luật pháp đúng với ý nghĩa chân thực của nó” [45, 51]. Mục đích của tác phẩm là khảo sát sinh hoạt của con người từ kinh nghiệm lịch sử, xây dựng cơ sở xã hội để con người phát huy quyền tự do của mình, nhưng đó phải là quyền “hợp pháp”, tức quyền được ghi nhận trong các văn bản, được đảm bảo trong thực tế. Nếu như trước đây, ở thời kỳ sáng tác đầu tiên của mình, khát vọng bình đẳng, tự do được J.J.Rousseau đưa ra từ hiện thực thiếu tự do và bất bình đẳng, thì giờ ông quan tâm tới cái cần có hơn là cái đang có.
Cũng giống như Hobbes, Spinoza, Locke và các nhà Khai sáng Pháp khác, J.J.Rousseau cũng xuất phát từ lập trường của “pháp quyền tự nhiên”, mà theo F.Engel là đặc tính của triết học cận đại. để khẳng định tự do là
quyền thiêng liêng nhất trong tất cả những quyền tự nhiên mà con người được hưởng và theo J.J.Rousseau, từ bỏ tự do của mình là từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người. Từ đó, J.J.Rousseau bày tỏ thái độ của mình trước tình trạng mất tự do: “người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích” [45, 52]. Hậu quả này xuất phát từ đâu? Phải xây dựng xã hội trên những nguyên tắc gì để đảm bảo tự do và bình đẳng cho mọi người? Tự nhiên không ban cho ai có quyền uy với đồng loại. Không có ai sinh ra để làm người cai trị cũng như không có ai sinh ra là nô lệ bẩm sinh. Sở dĩ có người bị coi là nô lệ bẩm sinh vì trước đó tổ tiên của họ đã bị cưỡng bức làm nô lệ. Đây là điểm tiến bộ của J.J.Rousseau so với các bậc tiền bối. Chẳng hạn, Montesquieu do quá nhấn mạnh đến tính quyết định của môi trường địa lý, nên Montesquieu đã đi đến chỗ cực đoan khi khẳng định rằng, có một số dân tộc sinh ra phù hợp với thân phận nô lệ. Bởi lẽ, ở họ “không có ý thức như mọi giống người khác”, cũng như không có một tâm hồn tốt, hay một số dân tộc “quyền tự do chẳng có ý nghĩa gì cả”, hoặc “những người tự do qúa ư yếu đuối trước chính phủ của họ nên đã tìm cách trở thành nô lệ” [37, 135-136].
Theo J.J.Rousseau, “lực” hay sức manh vật lý, sức mạnh cơ bắp, cái mà thiên nhiên đã phú cho mỗi người không đồng đều nhau và nó cũng không làm cho kẻ mạnh được có quyền hợp pháp đối với những kẻ yếu hơn mình. Kẻ yếu chỉ phải phục tùng kẻ mạnh khi họ không đủ sức để cưỡng lại mà thôi. Song kẻ mạnh cũng không mãi đủ mạnh để làm người thống trị. Vậy cái làm cho người ta “sinh ra tự do” mà lại phải “sống trong xiềng xích” là ở chỗ: kẻ mạnh đã chuyển lực thành quyền và chuyển sự phục tùng thành nghĩa vụ. Theo logic phân tích của J.J.Rousseau, quyền ở trạng thái tự nhiên chủ yếu dựa vào sức mạnh vật lý và sự phục tùng như mô ̣t nghĩa vụ thể hiện sự yếu đuối trước sức mạnh vật lý ấy. J.J.Rousseau viết: “khi nhân dân bị cưỡng bức
mà lại biết phục tùng, họ làm như thế là phải; nhưng nếu có thể hất cái ách áp bức đó đi thì còn hay hơn nữa; vì thế là họ giành lại được tự do mà họ vốn có quyền được hưởng, có quyền giành lại và không ai được tước đoạt của họ” [45, 52]. Nếu ở Hobbes, ý thức ban đầu là ý thức về tồn tại thì ở J.J.Rousseau chuyển sang điều kiện có tính nhân bản cho tồn tại.
Tiếp theo, J.J.Rousseau cho rằng nhu cầu bảo vệ bản thân trước khi bước ra khỏi trạng thái tự nhiên đã khiến cho mỗi cá nhân tự nguyện liên kết với nhau để ta ̣o nên một sức mạnh mới lớn hơn nhằm chống lại các trở lực có thể gây tổn hại cho sự sinh tồn của con người mà sức mạnh của từng cá nhân không thể cưỡng lại được. Sự liên kết này sẽ tạo nên nhà nước. Sự kiện các công dân đều được tham gia vào các công việc điều hành đất nước vào thời kỳ nền dân chủ chủ nô đã tỏ ra rất bổ ích đối với J.J.Rousseau khi xem xét quá trình hợp nhất tự nguyện giữa người với người trong trạng thái công dân. Điểm đáng chú ý trong học thuyết Khế ước xã hội của J.J.Rousseau là cách hiểu về sự “chuyển quyền” từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái công dân. Trước hết, do chỗ J.J.Rousseau phân biệt trạng thái tự nhiên và trạng thái dân sự gắn liền với trình độ nhâ ̣n thức của con người nên quan niệm chuyển quyền của ông cũng mang nội dung đó. J.J.Rousseau cho rằng, ý thức về sự tổ chức mới đòi hỏi biến sức mạnh vật lý của từng cá thể đơn lẻ thành sức mạnh hợp nhất của các thành viên. Tiếp đến, trạng thái dân sự chẳng những không thủ tiêu bình đẳng tự nhiên, mà còn làm cho chúng trở nên hiện thực, nghĩa là được đảm bảo trên thực tế bằng những quy định mang tính pháp lý. J.J.Rousseau viết: “Với khế ước xã hội, con người bị mất đi cái tự do thiên nhiên và cái quyền hạn chế được làm những điều muốn làm mà làm được; nhưng mặt khác, con người thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu cái mà anh ta có…Công ước cơ bản (pacte fondametal) không phá bỏ bình đẳng tự nhiên, nó xây dựng sự bình đẳng tinh thần và hợp pháp để có thể thay thế cái
mà thiên nhiên đã làm cho con người không bình đẳng về thể lực. Trên phương diện khế ước và pháp quyền, con người tuy không đồng đều nhau về thân thể và trí tuệ vẫn được hoàn toàn bình đẳng ngang nhau” [45, 73-78]. Cuối cùng, quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội, giữa cái bộ phận và cái toàn thể, giữa cái riêng và cái chung, khiến cho sự chuyển quyền được hiểu như một biểu hiện của sự tiến bộ xã hội. Sự chuyển quyền ở góc độ này có thể xem như sự khước từ trạng thái dã man, thiếu tổ chức, để xác lập quan hệ mới về quyền: con người thể hiện quyền của mình qua “ý chí chung”.
“Ý chí chung” là khái niệm mới mà J.J.Rousseau lần đầu tiên đưa ra trong tác phẩm này. Nó được thể hiện như tiếng nói chung được rút ra từ ý chí của đại đa số. Tất nhiên, J.J.Rousseau không khẳng định, ý chí chung là kết quả của phép cộng giản đơn từ những quan điểm chung trong những ước muốn của tất cả hay ước muốn của đa số. “Ý chí chung” tự bản thân nó đã biểu hiện của sự phát triển về chất của con người. Khi bước vào môi trường xã hội, mỗi cá nhân còn tồn tại hai loại ý chí khác nhau. Ý chí cá nhân vẫn luôn hướng đến cái có lợi nhất cho bản thân mình, còn ý chí chung hướng đến hạnh phúc của mọi người. Song chính tự do thiên nhiên làm thay đổi bản chất của con người đã làm cho ý chí chung của họ chiến thắng ý muốn riêng tư và do vậy, cá nhân tuân theo nhân dân. Ý chí chung không thể xóa bỏ vì mỗi người khi chạy theo ý chí cá nhân đều thấy mình không thể tách rời khỏi cái tập thể, đều cần đến tập thể để duy trì cái cá nhân của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn xuất hiện những thiểu số muốn được hưởng quyền lợi của công dân, song không muốn làm nghĩa vụ thần dân. Do đó, theo J.J.Rousseau, hành động dùng sức mạnh tập thể để buộc những kẻ chỉ biết đến những ý chí riêng quay trở về phục tùng ý chí chung không phải là hành động tước đoạt tự do cá nhân, mà chỉ là hành động buộc anh ta phải tự do. Nói khác đi, theo J.J.Rousseau, việc chuyển từ trạng thái tự nhiên, nơi con người dựa vào sức
mạnh vật lý để đạt được điều mình muốn, có thể là tước đoạt tự do của người khác, sang trạng thái công dân là đánh dấu sự trưởng thành về ý thức làm chủ của con người đối với số phận của mình. Bởi lẽ, những thỏa thuận tự nguyện trong khế ước xã hội hàm chứa ước muốn không chỉ sống bình yên, mà còn sống trong môi trường tự do và bình đẳng được đảm bảo; bằng khế ước xã hội, quyền con người trở nên vững chắc hơn trong xã hội công dân (xã hội dân sự). Trong môi trường xã hội, tất cả các thành viên đều có trách nhiệm với hành vi của mình trước mọi người và hướng tới mục tiêu chung, tạo nên sự thống nhất tất yếu giữa tự do và đạo đức: Tôi là người tự do, nhưng tôi không bị cuốn hút theo những dục vọng thấp hèn như trước đây. Bởi lẽ, tôi đã là một công dân tự do chứ không phải con người tự do nói chung nữa. Từ đó, J.J.Rousseau đã phác thảo nên mô hình xã hội mới, ở đó mọi người đều bình đẳng, tự do trước pháp luật, như hình thức tổ chức đời sống của các công dân một cách hợp lý.
Theo J.J.Rousseau, chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, bởi vì, chính nhân dân đã tạo nên nhà nước bằng hành động ký kết công ước, do đó, cơ quan quyền lực tối cao, tức người nắm quyền tuyệt đối trong việc điều khiển các thành viên của nó, đồng thời là người phán xét các cách thức sử dụng “cái tổng lực” mà nhân dân đã đóng góp khi thành lập nhà nước, chỉ có thể là con người tập thể , là số đông được điều khiển bằng ý chí chung. Điểm sáng tạo của J.J.Rousseau so với các bậc tiền bối đã thể hiện trong lập luận này.
Vào thế kỷ XVIII, cùng với sự phát triển như vũ bảo của kinh tế và tri thức khoa học, vấn đề chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân được nhiều nhà tư tưởng chính trị bàn luận sôi nổi, trong đó nổi bật là quan điểm về sự chuyển quyền của Hobbes và Locke. Quan niệm quyền lập pháp thuộc về nhân dân của J.J.Rousseau là sự kết hợp khéo léo giữa quan niệm chuyển
quyền của Hobbes và quan niệm tự do cá nhân của Locke. Nó thể hiện quan hệ biện chứng giữa luật và quyền: luật vẫn được đảm bảo nhưng quyền tự do vẫn được tôn trọng. Nó thể hiện khác biệt cơ bản giữa J.J.Rousseau và Hobbes trong quan niệm khế ước xã hội. Với J.J.Rousseau, đấng chúa tể (nhà vua) không phải là cá nhân mà là nhân dân, vì thế, quyền lập pháp không thể thuộc về một nhân vật quyền uy tối thượng mà thuộc về toàn bộ dân chúng. Nếu ngược lại, luật pháp vốn là công cụ để chế ngự tham vọng sẽ trở thành công cụ để duy trì bất công. J.J.Rousseau viết: “Người lập pháp quyết không phải là một vị pháp quan hay một quốc vương” [45, 101]. Và “quyền lập pháp thuộc về nhân dân và chỉ có thể thuộc về nhân dân mà thôi” [45, 122], nghĩa là mọi người ai cũng như ai đều có khả năng như nhau đối với việc lập pháp hay không có cái gọi là quyền lực tối cao được đại diện bởi một cá nhân hay tập thể cá nhân nào.
Vấn đề đại diện quyền lực tối cao là điểm khác biệt lớn nhất trong quan điểm chính trị của J.J.Rousseau so với Montesquieu. Nếu Montesquieu chủ trương đại nghị theo kiểu quân chủ lập hiến Anh, thì theo J.J.Rousseau, “chủ quyền tối cao là sự thực hiện ý chí chung” [45, 79], do đó nó không thể được đại diện. Bởi lẽ, “ý chí chung thì không ai nói thay thế được” [45, 179]. Lời công kích kịch liệt nhất của J.J.Rousseau đối với kiểu dân chủ đại diện là: “Nhân dân Anh tưởng mình là tự do; thật ra họ lầm to. Họ chỉ tự do trong khi đi bầu các đại biểu nghị viện mà thôi; bầu xong đại biểu họ trở lại là nô lệ, không còn là cái thá gì nữa” [45, 179]. Với ông, mô hình quân chủ lập hiến Anh nói riêng hay dân chủ đại diện nói chung không thể hiện quyền lực thực sự của nhân dân.
Nguyên nhân của vấn đề lập pháp không thể được đại diện cũng như không thể được chuyển nhượng, theo J.J.Rousseau, xuất phát từ một điểm duy nhất là: phải cai quản xã hội trên lợi ích chung của toàn bộ xã hội chứ không
ưu tiên cho một cá nhân hay một phe nhóm nào. Trong khi đó, do bản chất của nó, ý chí cá nhân bao giờ cũng hướng về ưu tiên bản thân, còn ý chí chung lại hướng về sự đồng đều, bình đẳng. Ý chí cá nhân chỉ có thể nhất trí với ý chí chung trên một số điểm một cách ngẫu nhiên, không có và không thể có gì đảm bảo cho sự nhất trí đó tồn tại lâu dài và bền vững được. Ý chí của một phe nhóm, một đảng phái cũng không thể đại diện cho ý chí chung cũng vì nguyên nhân đó. Ý chí chung công bố là luật pháp, còn ý chí riêng công bố thì chỉ là mệnh lệnh mà thôi. Luật là sự công bố của ý chí toàn dân, cho nên trong quyền lập pháp không ai có thể đứng ra thay mặt toàn dân để làm luật. “Mọi đạo luật mà dân chúng chưa trực tiếp thông qua đều vô giá trị, không thể gọi là luật được” [45, 179]. Hơn thế nữa, luật pháp đặt ra chỉ để đảm bảo những quyền lợi chính đáng của con người. Do đó, “vì mọi lý do, nhân dân luôn có quyền thay đổi pháp luật, ngay cả những điều luật tốt cũng vậy” [45, 118].
Theo J.J.Rousseau, nhân dân là người trực tiếp làm ra luật và nhân dân là đối tượng để pháp luật bảo vệ nhằm mang lại tự do bình đẳng cho mọi công dân; nhân dân thực thi quyền này của mình bằng những lá phiếu tán thành hay phản đối. Tuy nhiên, nếu trong xã hội có tình trạng “một công dân