Mô hình Tự do hay mô hình Bắc Đại Tây Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu hóa (Trang 82 - 89)

Chƣơng 1 TRUYỀN THÔNG CHÍNH TRỊ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ

2.1. Một số mô hình truyền thông chính trị trên thế giới

2.1.3. Mô hình Tự do hay mô hình Bắc Đại Tây Dương

Mô hình Tự do hay mô hình Bắc Đại Tây Dương là mô hình phổ biến ở vương quốc Anh, Ireland và Bắc Mỹ. Mô hình Tự do được xác định bởi sự thống trị của cơ chế thị trường và các phương tiện truyền thông thương mại. Sự hình thành thể chế tự do sớm ở Anh và các thuộc địa trước đây, cùng với

một loạt những đặc điểm về chính trị, xã hội liên quan đến lịch sử quốc gia này- cách mạng công nghiệp sớm, quyền lực của chính phủ bị hạn chế, thẩm quyền pháp lý một cách mạnh mẽ, chủ nghĩa đa nguyên bị tiết chế và cá nhân hóa…- đã gắn kết chặt chẽ với những đặc điểm của hệ thống các phương tiện truyền thông ở một mẫu hình đặc biệt. Những đặc điểm này bao hàm sự phát triển một cách mạnh mẽ báo chí thương mại và sự thống trị nổi bật của nó so với các hình thức tổ chức báo chí khác, sự hình thành rất sớm phát thanh và truyền hình thương mại, sự chuyên nghiệp của nghề báo, sự phát triển của truyền thống “lấy sự kiện làm trung tâm” khi đưa tin, và sức mạnh của quy tắc khách quan. Phần lớn các phương tiện truyền thông hoạt động độc lập với các đảng phái chính trị và các nhóm xã hội khác ngay từ cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh đó, sự can thiệp của nhà nước vào các phương tiện truyền thông cũng bị giới hạn trong tương quan so sánh với các hệ thống Nghiệp đoàn Dân chủ và Đa nguyên Phân cực

Mô hình Tự do hay thường được gọi là mô hình truyền thông Anh - Mỹ trong một số ý nghĩa là mô hình duy nhất được phân tích trong nghiên cứu truyền thông với tư cách một mô hình chặt chẽ nhất. 4 nước được thảo luận ở đây là Mỹ - một ví dụ rõ ràng của hệ thống Tự do; Anh - nơi có những người bảo thủ, nghiệp đoàn tự do và sự dân chủ xã hội mạnh hơn ở Mỹ; Canada và Ireland cũng là 2 ví dụ khác về hệ thống truyền thông tự do. Các nước này có lịch sử mối quan hệ liên kết với nhau trong chính trị, văn hóa. Ở các nước này, báo chí thương mại phát triển tương đối sớm, cùng với đó sự can thiệp của nhà nước ít, đặc trưng thông tin trung lập chính trị của báo chí đã chi phối và trở thành một truyền thống.

Chủ nghĩa tự do và sự phát triển báo chí thương mại phát hành đại chúng: Cũng như trong các quốc gia Nghiệp đoàn, sự phát triển của thị trường và các tầng lớp trong xã hội cùng với sự kết nối với đạo Tin Lành trong môi trường các thành phố là trung tâm của phát triển báo chí. Một số lượng lớn

các bài luận và tờ rơi chính trị được đưa ra để chống lại cuộc chiến tranh tuyên truyền, đem đến một sự thúc đẩy mạnh mẽ với nền văn học thế tục. Đặc điểm đặc biệt nhất của lịch sử truyền thông các nước Bắc Mỹ là sự phát triển sớm và mạnh mẽ của báo chí thương mại. Thương mại hóa không chỉ mở rộng lưu thông mà còn chuyển đổi các tờ báo từ các doanh nghiệp cỡ nhỏ mà hầu hết thua lỗ và cần sự hỗ trợ từ các cá nhân giàu có, các nhóm cộng đồng độc giả, đảng phái chính trị hay nhà nước, trở thành các hãng có số vốn lớn và lợi nhuận cao. Bản chất của sự biến đổi này và tác động của nó đối với nền dân chủ là chủ đề tranh luận quan trọng trong nghiên cứu truyền thông ở các nước tự do. Sự thương mại hóa báo chí đã gây ảnh hưởng đến đời sống dân chủ, bằng cách tập trung quyền lực truyền thông trong tay các nhóm lợi ích xã hội đặc biệt - những người kinh doanh - thay đổi mục đích của báo chí từ sự biểu hiện quan điểm chính trị sang thúc đẩy tiêu dùng. Tuy vậy, thương mại hóa không có nghĩa là báo chí mất đi mối quan hệ với các đảng phái chính trị, cũng không phải không còn đóng những vai trò chính trị, thay vào đó, báo chí với đội ngũ biên tập và ông chủ của nó trở thành những chủ thể chính trị độc lập. Một cách khác, sự độc lập của báo chí đánh dấu sự nổi lên của các biên tập viên như những chủ thể chính thức trong cuộc chơi chính trị, thay vì là công cụ của các chính trị gia. Đồng thời, logic của thị trường đã thay đổi và hạn chế một cách rõ ràng sự tham gia chính trị của báo chí và các ông chủ, thúc đẩy họ giảm bớt tinh thần đảng phái). Thật sự rằng việc thương mại của hóa báo chí trong các nước tự đo đã thoát ra khỏi hệ thống truyền thông các hình thức phi thương mại.

Mối quan hệ chính trị song song: Các nhà báo ở các nước Tự do duy trì xu hướng phát triển phong cách thông tin và tường thuật của báo chí so với các nhà báo ở châu Âu lục địa, những nhà báo chú trọng nhiều hơn đến việc bình luận. Ở Mỹ, Canada và Ireland, tính trung lập chính trị đã thành quan điểm điển hình của các tờ báo. Nguyên tắc trung lập đặc biệt mạnh mẽ trong

ngành báo chí Mỹ cũng như trong một số nước khác thể hiện trong sự kiện chính trị quan trọng nhất - chiến dịch bầu cử - nơi mà báo chí Mỹ thường cẩn thận cân bằng phạm vi của 2 chính đảng trong các mục báo hàng ngày. Tất nhiên, thực tế rằng các tờ báo quan trọng của Mỹ, Canada và Ireland không phân rõ định hướng hướng chính trị của họ nhưng không có nghĩa là họ không có. Tất cả đều có bản chất trung dung. Tuy nhiên báo chí Anh lại là một câu chuyện rất khác. Định hướng chính trị khác biệt mạnh mẽ trong nội dung các tin tức. Quan điểm dân túy và đảng phái là một nội dung trong các tờ báo tin vắn ở Anh. Với mô hình Tự do, mối quan hệ song song trong lĩnh vực báo chí thể hiện ở mức độ cao như ở Anh và thấp ở các nước khác cho thấy rằng sự phát triển các thị trường phương tiện truyền thông thường không thể tự động loại bỏ các vấn đề song song tồn tại. Phát thanh truyền hình ở cả bốn quốc gia đều thể hiện truyền thống trung lập chính trị.

Tính chuyên nghiệp của báo chí tương đối mạnh trong các nước mô hình Tự do. Sự chuyên nghiệp trong báo chí chủ yếu bắt đầu khi báo chí thương mại xuất hiện cùng các phóng viên làm việc toàn thời gian. Tại Bắc Mỹ, sự chuyên nghiệp của báo chí liên quan chặt chẽ với việc chuyển hướng thành các tờ báo trung lập chính trị, thể hiện tính “khách quan” - về cơ bản, tin tức phải được tách khỏi ý kiến, bao gồm cả ý kiến của các nhà báo và những người chủ sở hữu báo. Sự phát triển sớm và mạnh mẽ của hình thức chuyên nghiệp, tập trung vào các nguyên tắc khách quan, liên đến đến sự suy giảm tầm quan trọng của đảng phái chính trị và ngày càng chú trọng vào sự độc lập chuyên môn. Ở Anh cũng như các nước tự do báo chí khác đều có sự chuyên nghiệp hóa rất mạnh, tức là các nhà báo đã thiết lập riêng cho mình các tiêu chí cho việc lựa chọn và trình bày thông tin. Các tổ chức hiệp hội nghề báo ở các nước Tự do chưa phát triển mạnh mẽ như các nước Nghiệp đoàn Dân chủ, nhưng các hiệp hội nhà báo ở Mỹ cũng đã đóng một vai trò

quan trọng trong việc thúc đẩy các tiêu chuẩn đạo đức và xây dựng một nền văn hóa báo chí. Các tổ chức chính thức quy định sự tự chủ của truyền thông cũng không phát triển bằng các quốc gia Nghiệp đoàn Dân chủ, nhưng vẫn hơn nhiều các nước khu vực Địa Trung Hải. Báo chí điều chỉnh sự tự chủ ở các nước Tự do được tổ chức chủ yếu một cách không chính thức.

Vai trò của nhà nước ở các nước Tự do tương đối hạn chế và vai trò của thị trường cùng khu vực tư nhân là tương đối lớn. Nước Anh là nơi khai sinh của chủ nghĩa tư bản công nghiệp và Mỹ là trung tâm của sự phát triển chủ nghĩa tư bản. Trong lĩnh vực truyền thông, hệ tư tưởng tự do đã thể hiện trong sự phát triển sớm của các ngành công nghiệp truyền thông thương mại và lý thuyết tự do của báo chí cũng bắt nguồn từ chính xã hội dân sự cùng thị trường đó. Nhà nước thực tế luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội tư bản, cả trong sự phát triển của truyền thông ở các nước có đặc điểm tự do nhất. Ngay cả ở Mỹ, mẫu hình tự do nhất thì vai trò nhà nước cũng thể phủ nhận. Vai trò đó thể hiện ở việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin ban đầu như hệ thống bưu chính, tạo ra sự phát triển báo chí, cũng như đảm bảo cơ sở nguồn nhân lực báo chí thông qua giáo dục công cộng. Báo chí cũng được nhà nước công nhận là một tổ chức xã hội quan trọng và được nhà nước đưa ra những khuôn khổ pháp lý như quyền bảo vệ tính bảo mật của các nguồn tin, là các “lá chắn” pháp luật ở các bang. Vai trò của nhà nước không thể phủ nhận, nhưng thực tế rằng, như ở Mỹ, lịch sử truyền thông gắn với đặc trưng là sự hạn chế quan trọng vai trò của nhà nước. Quan trọng hơn ở đây là truyền thống luật pháp liên quan đến Tu chính án thứ nhất, phân biệt một cách rõ ràng hệ thống truyền thông ở Mỹ so với các nước châu Âu. Hiến pháp châu Âu luôn có sự bảo đảm về sự tự do báo chí, nhưng thường có nguyên tắc pháp lý giữa các điều đó, để cân bằng với nguyên tắc riêng tư, phúc lợi xã hội, đa nguyên chính trị, trật tự xã hội. Cả lý thuyết pháp lý và văn hóa chính trị Mỹ có xu hướng

điều chỉnh Tu chính án thứ nhất, tương ứng là các quy định truyền thông được phổ biến ở châu Âu như quy tắc tự do cá nhân, các quy định về quảng bá chính trị, những yêu cầu về thời gian cho truyền thông chính trị, hay các luật về quyền trả lời, không được giữ vững một cách hợp pháp ở Mỹ.

Về lĩnh vực quản trị về truyền phát, trái ngược với hệ thống tại châu Âu

lục địa, nơi mà đa nguyên chính trị được thể hiện trong phát thanh truyền hình các đảng phái, thì ở các nước Tự do, hệ thống phát thanh truyền hình mang nghĩa phục vụ một xã hội đa nguyên thì phải tách ra khỏi các đảng phái chính trị và được quản lý bởi các chuyên gia trung lập không thuộc đảng phái nào.

Lịch sử chính trị, cấu trúc và văn hóa : Cuộc cách mạng tư sản xảy ra đầu tiên ở Anh và lịch sử đã cho thấy sự phát triển của chế độ đại nghị và thị trường, cùng với việc nâng cao tỷ lệ biết chữ và ảnh hưởng của đạo Tin lành đã dẫn đến sự phát triển của báo chí và sự tự do báo chí. Kết nối cơ bản giữa lịch sử chính trị xã hội và sự phát triển của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là sự phát triển sớm của tự do báo chí và sức mạnh của nền công nghiệp truyền thông thương mại. Một số yếu tố cụ thể hơn về cấu trúc chính trị và văn hóa ở các nước tự do:

- Tính đa nguyên vừa phải. Các quốc gia Nam Âu có xu hướng đa nguyên phân cực, còn các quốc gia Nghiệp đoàn Dân chủ có xu hướng đa nguyên vừa phải, và các nước Tự do tập trung vào xu hướng này hơn cả.

- Tính đa nguyên cá nhân. Thực tế là các phương tiện truyền thông trong các nước Tự do thể hiện mình không phải như cái loa của các nhóm xã hội, mà như các nhà cung cấp thông tin cho các cá nhân công dân.

- Chủ nghĩa đa số. Tất cả bốn nước thuộc hệ thống Tự do đều có xu hướng đi theo chính trị đa số. Nói chung, kinh nghiệm của các nước Tự do cho thấy rằng quan niệm về tính cố hữu chính trị trong chủ nghĩa đa số củng cố quan điểm cho rằng phương tiện truyền thông, cũng như trong các thể chế chính trị khác, đại diện cho lợi ích chung duy nhất của xã hội.

- Quyền lực hợp pháp và hợp lý. Sự phát triển của quyền lực chính đáng và hợp pháp có một số hệ quả từ phương tiện truyền thông. Đầu tiên, nó thiết lập một bối cảnh văn hoá trong đó khái niệm về tính trung lập được coi là hợp lý và được hướng tới. Thứ hai, nó cung cấp nguồn thông tin có thể được coi là trung lập về chính trị và cung cấp nền tảng cơ sở mô hình thông tin của báo chi. Thứ ba, một chế độ mạnh của quyền lực chính đáng, hợp pháo làm giảm xu hướng chủ sở hữu phương tiện truyền thống liên mình với các đảng, qua đó làm giảm tầm quan trọng của các loại thuộc “công cụ hóa” phổ biến ở Địa Trung Hải.

Kết luận. Mô hình Tự do có một hệ thống truyền thông đặc biệt bao gồm sự phát triển mạnh mẽ của báo chí thương mại và sự thống trị của nó so với các dạng khác. Các phương tiện truyền thông được tổ chức riêng biệt với các đảng chính trị và các nhóm xã hội. Sự can thiệp của nhà nước trong lĩnh vực phương tiện truyền thông khá hạn chế. Có một số mâu thuẫn căng thẳng trong hệ thống truyền thông Tự do. Sự căng thẳng giữa thực tế của sở hữu tư nhân và kỳ vọng các phương tiện truyền thông sẽ phục vụ lợi ích công cộng, và căng thẳng giữa đạo đức nghề nghiệp với áp lực thương mại. Ngoài ra còn có sự căng thẳng giữa truyền thống tự do của báo chí và những áp lực của kiểm soát chính phủ trong xã hội, nơi mà các nhà nước có mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia mạnh mẽ. Mô hình Tự do thực sự là làn sóng của tương lai, theo nghĩa là hầu hết các hệ thống phương tiện truyền thông đang chuyển hướng theo cách thức của nó.

D. Hallin và Mancini trên đây đã xác định mô hình chính thức của các hệ thống phương tiện truyền thông chính trị: i) Đặc điểm “Mô hình đa nguyên phân cực” ở Nam Âu; ii) “Mô hình nghiệp đoàn dân chủ” của các nước Bắc và Trung Âu (bao gồm cả Áo); iii) “Mô hình tự do” của các nước Bắc Đại Tây Dương. Hai tác giả đã lập luận rằng vấn đề toàn cầu hóa và các nhân tố khác đang tạo ra một sự hội tụ rộng khắp hướng tới Mô hình Tự do. Đây là

một mô hình đặc trưng bởi một nền báo chí chính trị “trung lập” và thương mại, sự đa dạng nội bộ, báo chí định hướng thông tin và tính chuyên nghiệp mạnh mẽ [21: tr. 62-73].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu hóa (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)