Xu hướng hình thành một hạ tầng kỹ thuật chung cho truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu hóa (Trang 91 - 92)

Chƣơng 1 TRUYỀN THÔNG CHÍNH TRỊ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ

2.2. Xu hƣớng phát triển của truyền thông chính trị

2.2.3. Xu hướng hình thành một hạ tầng kỹ thuật chung cho truyền thông

hay không thì quá trình này vẫn diễn ra và nó trực tiếp ảnh hưởng đến các vấn đề của quyền lực chính trị, đến các thiết chế xã hội vốn không được xây dựng để thích ứng với nó.

2.2.3. Xu hướng hình thành một hạ tầng kỹ thuật chung cho truyền thông chính trị chính trị

Bên cạnh quá trình giải điều tiết và tư nhân hóa, truyền thông cũng bị ảnh hưởng lớn lao đến từ các phát minh khoa học và công nghệ, đặc biệt là quá trình vi tính hóa và số hóa. Chính hai tác nhân cơ bản này đã dẫn đến việc hình thành nên một cấu trúc khung hạ tầng cho truyền thông mà nền tảng là hệ thống truyền thông vệ tinh.

Đây là một hệ thống hạ tầng truyên thông mang tính toàn cầu với sự đóng góp hỗn hợp: nhà nước, tư nhân, các tổ chức khu vực và quốc tế.

Với một hạ tầng kỹ thuật mang tính toàn cầu, truyền thông chính trị thật sự đã bước vào kỷ nguyên riêng của nó (đứng trên đôi chân của mình) với hệ thống vật chất, thể chế và luật lệ (luật chơi) riêng của nó - mà không còn bị chi phối quá lớn bởi các chủ thể nhà nước như trước kia. Nó bắt đầu tác động ngược trở lại với tư cách là một sức mạnh độc lập có năng lực định hình nền kinh tế, chính trị cũng như văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới.

Giờ đây, thông tin dưới hình thái số hóa thông qua các phương tiện truyền thông đến với hệ thống vệ tinh và từ đó pát tán trên khắp bề mặt địa cầu. Đây quả thật là một cuộc cách mạng về truyền thông mà lịch sử chưa từng chứng kiến. Lần đầu tiên nhân loại chứng kiến một hình thái truyền thông mang tính toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu nhìn nhận hạ tầng truyền thông chính trị hiện nay từ hai góc độ là “phần cứng và phần mềm”. Liên quan đến “phần cứng”, hệ thống nay được dựa trên các yếu tố: i) Mạng vệ tinh toàn cầu; ii) Mạng Internet và nền tảng do Mỹ phát triển và xây dựng; iii) Hệ thống các đường truyền, các thiết bị cùng công nghệ đi kèm; iv) Các chủ thể truyền thông (Các hãng tin nhà nước, các MNC, các tổ chức phi chính phủ, mạng xã hội, cộng đồng mạng,…). Còn “phần mềm” bao gồm: i) Các luật lệ của truyền thông; ii) Các trình điều khiển chạy trên các thiết bị truyền thông (phần mềm điều hành và ứng dụng); iii) Các dòng thôn tin (sự kiện và những người làm thông tin; sản phẩm và các nhà chế tác văn hóa); iv) Văn hóa của các chủ thể tham dự quá trình truyền thông; v) Ngôn ngữ giao tiếp; vi) Năng lực kết nối, chia sẻ, phân tích, đánh giá, tổng hợp và diễn giải thông tin của các bên tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu hóa (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)