“Sự cáo chung” của truyền thông chính trị?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu hóa (Trang 89 - 90)

Chƣơng 1 TRUYỀN THÔNG CHÍNH TRỊ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ

2.2. Xu hƣớng phát triển của truyền thông chính trị

2.2.1. “Sự cáo chung” của truyền thông chính trị?

Vấn đề mà Francis Fukuyama đặt ra cách đây hơn 20 năm vẫn là một chủ đề tranh luận trên thế giới cho tới ngày hôm nay. Ông đã ca ngợi những giá trị của chủ nghĩa tự do dân chủ của phương Tây, coi đó như là mục đích cuối cùng mà lịch sử nhân loại đang đi đến, đó là trạng thái cuối cùng của con người (the last man). Hình ảnh Bức tưởng Berlin bị sụp đổ năm 1989 đánh dấu như một sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trong mắt công chúng. Và không thể phủ nhận một điều, chính truyền hình đã có một sự ảnh hưởng lớn đến điều đó. Với truyền hình, chủ nghĩa tư bản, văn hóa cùng ý thức hệ đã lan tỏa một cách lặng lẽ, ầm thầm, và hòa bình trong các nước Đông Âu. Kể từ sau thời điểm Bức tường Berlin sụp đổ cùng với sự đổ vỡ của Hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, truyền thông của khu vực này đã bước vào kỷ nguyên của tự do thông tin và thị trường truyền thông. Những hình ảnh và giá trị của truyền thông chính trị thế giới truyền tải lúc này đều ca ngợi sức mạnh và vẻ đẹp của nền dân chủ tự do. Fukuyama cũng cho rằng thế giới này ngày càng trở nên giống nhau hơn, bất chất những khác biệt về văn hóa, truyền thống và tôn giáo. Nhưng đó là một viễn cảnh xã xôi. Trên thực tế hiện nay, bên cạnh quá trình đi đến điểm chung đó, những khác biệt về văn hóa, truyền thống, và tôn giáo vẫn ảnh hưởng đến truyền thông chính trị nói riêng và đời sống chính trị thế giới nói chung. Bên cạnh các giá trị tự do, dân chủ mà các nước phương Tây ca ngơi, thì cũng nổi lên trong các hình ảnh truyền thông chính trị là các giá trị văn hóa, giá trị tư tưởng,…của các nước trên thế giới. Đây là quá trình xây dựng quyền lực mềm của các quốc gia, điển hình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…

Tuy vậy, dù đã có nhiều sự thay đổi trong bức tranh truyền thông chính trị thế giới, thì vẫn không thể phủ nhận một thực tế về sự lãnh đạo của Mỹ và thế giới Phương Tây trong bức tranh đó. Thuyết “Cáo chung của lịch sử” tuy gặp nhiều phản bác nhưng nó cũng đã chỉ ra một xu hướng mà cả thế giới đang vận động. Trong đó, đặc biệt là sự tạo dựng các quan điểm (thuộc hệ tư tưởng) và các luật chơi (thuộc các thiết chế) của các nền dân chủ tự do trên thế giới buộc các chủ thể muốn tham gia vào trong quá trình đó thì phải hòa nhập vào và tuân thủ các luật chơi trong đó.

Trong điều kiện toàn cầu hóa, luật chơi chung của các quốc gia dân chủ được áp dựng cho mọi chủ thể tham gia quá trình hội nhập quốc tế. Các thiết chế được tạo dựng đó là sự minh bạch, thị trường tự do, pháp chế…Nếu không đáp ứng được các luật chơi đó, các quốc gia sẽ phải đứng ngoài cuộc chơi của các nước tuân theo luật chơi của nền dân chủ thế giới.

Truyền thông chính trị được xem xét ở đây chính là vấn đề sự hội nhập thông tin với quốc tế, hội nhập với thiết chế thông tin của các nền dân chủ tự do và đi theo những xu hướng chung của thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu hóa (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)