6. Kết cấu đề tài
2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mạ
2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
được quan tâm, công tác này mới chỉ dừng lại ở mức độ kiểm tra tính chính xác của con số, chưa thực sự phòng ngừa rủi ro cho hoạt động tín dụng. Việc theo dõi, nhận diện những rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh từ phía khách hàng không được tiến hành thường xuyên, ít được để ý tới. Chỉ đến khi rủi ro tín dụng xảy ra, CN mới tìm cách khắc phục và xử lý.
Tỷ lệ nợ xấu qua các năm đều dưới 1% đã thể hiện thành công rất lớn của BIDV – CN Thanh Xuân. Song song với đó, mức nợ xấu xét theo số tuyệt đối và tương đối tại Chi nhánh có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tăng đột biến vào năm 2019 (tăng 68%), nợ hạch toán ngoại bảng năm 2020 là 500 tỷ. Điều này đã tác động một phần tới kết quả kinh doanh hàng năm tại Chi nhánh cũng như kết quả xếp hạng thứ bậc của Chi nhánh trong hệ thống của BIDV.
Hồ sơ tín dụng có liên quan nhiều khi không đầy đủ, các tài liệu chứng minh chưa phản ánh chính xác. Việc sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa khách quan, trung thực, không phải báo cáo nào cũng phải kiểm toán, mà tùy thuộc vào mức vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. Nhiều thông tin như hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng chưa được cập nhật, khiến việc theo dõi hoạt động kinh doanh chưa được sát sao. Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng thường thiếu sót, dẫn tới rủi ro tín dụng. Và những thông tin thường thiếu sót, là nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng là thông tin về năng lực, phẩm chất, uy tín của khách hàng, Thông tin về lĩnh vực kinh doanh, Thông tin tài chính của khách hàng. Ngoài ra, các thông tin phi tài chính liên quan đến khách hàng chưa được thu thập đầy đủ, chính xác có thể dẫn đến thẩm định, đánh giá năng lực tài chính, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng chưa chuẩn nên không phản ánh đúng bản chất và thực trạng hoạt động kinh doanh của khách hàng, ảnh hưởng đến việc áp dụng chính sách khách hàng cho vay, phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro, hạch toán dự thu tại chi nhánh.
Thực hiện chương trình TA2 mô hình tín dụng của BIDV đã có thay đổi đáng kể, hoạt động tín dụng đã có sự tham gia của bộ phận quản lý rủi ro đã khách quan hơn và chất lượng tín dụng được cải thiện. Do sức ép cạnh tranh, thiếu nhân lực nên hiện nay bộ phận tín dụng vẫn thực hiện cả chức năng tiếp thị khách hàng, thẩm định ban đầu, phán quyết tín dụng đối với các món trong thẩm quyền phán quyết. Mặt khác, dù hầu hết số nhân viên đều đồng ý Phòng Quản lý rủi ro nên hoạt động độc lập với Phòng Quan hệ khách hàng và thuộc Hội Sở Chính nhưng thực tế Phòng Quản lý rủi ro vẫn chịu sự chỉ đạo của Ban giám đốc chi nhánh, và vẫn chưa thực sự độc lập với Chi nhánh.
Bên cạnh đó, việc rà soát và giám sát độc lập các kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ đối với từng khách hàng của Chi nhánh chưa được chặt chẽ. Ngân hàng BIDV – CN Thanh Xuân mới thực hiện đối chiếu rà soát đối với các khách hàng có sự thay đổi về xếp hạng mà chưa thẩm định chọn mẫu đối với kết quả chấm điểm từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Khối Quản lý rủi ro chưa được chú trọng đúng mức.
Các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng của BIDV – CN Thanh Xuân còn mang tính chất định tính, chỉ có duy nhất phương pháp “Hệ thống xếp hạng rủi ro” là mang tính định lượng. Ngân hàng cần thay đổi hệ thống xếp hạng tín dụng hiện nay đang áp dụng tại Chi nhánh cho phù hợp hơn với thực tế.
Hệ thống chấm điểm tín dụng của chi nhánh còn nhiều yếu tố “động”, có xu hướng biến động nhiều trong thực tế như: thông tin phục vụ công tác đánh giá, các chỉ tiêu phân tích, phương pháp đánh giá …, gây ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả chấm điểm. Số lượng các chỉ tiêu phân tích và tỷ trọng điểm của mỗi chỉ tiêu là giống nhau đối với những khách hàng doanh nghiệp khác nhau. Phương pháp phân tích nhiều khi còn mang nặng tính chủ quan của cán bộ chấm điểm. Kết quả dễ dẫn tới phê duyệt các khoản vay cho
những đối tượng đi vay không có khả năng trả nợ và góp phần tạo ra nợ khó đòi.
Có thể nhận thấy, hệ thống đo lường rủi ro tín dụng của BIDV được phát triển theo hướng đo lường rủi ro tín dụng riêng biệt và mô phỏng theo mô hình điểm số tín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế như Moody’s, Standard & Poor. Tuy nhiên kết cấu của hệ thống này vẫn còn nhiều bất cập, kết quả chấm điểm phân loại nợ từ hệ thống so với cách phân loại nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn nhiều khác biệt, cần hoàn thiện chỉnh sửa để phù hợp hơn.
2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV – CN Thanh Xuân
a) Môi trường kinh tế
Do tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế có diễn biến phức tạp. Trên thế giới, năm 2019 ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid 19, giá dầu mỏ liên tục giảm mạnh do hoạt động giao thương bị tê liệt, giá vàng cũng liên tục tăng cao và đạt mức kỷ lục, áp lực lạm phát trên phạm vi toàn cầu. Ở trong nước, nền kinh tế cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn với sự tăng giá của một số mặt hàng chủ lực như, sắt, thép, xi măng…, làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, lạm phát ở mức hai con số, thị trường bất động sản và chứng khoán sụt giảm mạnh. Năm 2020, khủng hoảng dịch bệnh ở Châu Âu, khiến cho thị trường tiêu thụ hạn hẹp, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống, sức mua giảm, hàng tồn kho tăng, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn và thua lỗ, hệ quả là làm mất khả năng thanh toán, làm phát sinh nợ quá hạn của ngân hàng. Đến cuối năm 2020, chính sách tiền tệ thắt chặt cùng với việc gia hạn nộp thuế hay giảm thuế của Chính phủ đưa ra đã tác động khiến tình hình kinh tế dần khôi phục và ổn định.
b) Môi trường pháp lý
Việc thực hiện chỉ thị của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cùng nhiều quy định pháp lý hiện nay còn rườm rà, rắc rối, việc tuyên truyền pháp luật lại rất hạn chế khiến cho doanh nghiệp và ngân hàng khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ. làm cho sự thích ứng của các doanh nghiệp còn chậm, chưa theo kịp với cơ chế. Hồi tháng 4/2019, Ngân hàng nhà nước đã xếp các khoản vay của các công ty chứng khoán và công ty kinh doanh bất động sản vào nhóm có hệ số rủi ro 250%. Đồng thời, NHNN siết chặt các điều khoản vay cho kinh doanh bất động sản cũng như NHNN đã xây dựng kịch bản để giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất này xuống 16% vào cuối năm. Điều này đã gián tiếp tác động đến các khoản tín dụng của BIDV – CN Thanh Xuân, nợ xấu phát sinh.
c) Nguyên nhân về phía khách hàng
* Tình hình tài chính của khách hàng không minh bạch
Đối với khách hàng doanh nghiệp, một thực trạng chung hiện nay ở Việt Nam là rất nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm ngặt chế độ báo cáo tài chính hoặc chính bản thân họ không nhận ra tầm quan trọng của việc lập báo cáo tài chính một cách bài bản. Do vậy hầu hết các báo cáo tài chính gửi đến ngân hàng đều có chất lượng kém, không phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng và mất thời gian để tìm hiểu và xác định lại nội dung trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Thêm nữa hiện nay có rất ít doanh nghiệp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Thông thường chỉ doanh nghiệp nhà nước bị bắt buộc kiểm toán thì mới thuê kiểm toán tài chính độc lập, còn lại phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Do vậy ngân hàng khó phát hiện sai sót trong việc chấp hành chế độ kế toán của doanh nghiệp và dẫn
đến thông tin sử dụng phân tích khách hàng không chính xác.
Đối với khách hàng cá nhân, tâm lý người Việt là không muốn công khai thông tin cá nhân cũng như sổ sách của các hộ kinh doanh là rất khó theo dõi nên việc thu thập thông tin cá nhân khách hàng là rất khó khăn.
* Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích
Nhiều doanh nghiệp vì thiếu vốn nên tìm mọi cách để vay được tiền ngân hàng. Khi đến ngân hàng xin vay, để được ngân hàng chấp thuận duyệt đơn xin vay, doanh nghiệp đề ra phương án sử dụng tiền vay thật hợp lý, nhưng khi được ngân hàng cho vay, doanh nghiệp lại sử dụng tiền vay vào mục đích khác, dẫn đến không hoàn trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng. Thậm chí doanh nghiệp dùng vốn vay ngắn hạn đầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản, chứng khoán nên nhiều khi doanh nghiệp không thể hoàn trả nợ ngân hàng.
d) Nguyên nhân về phía ngân hàng
* Trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng các cấp.
Do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm trong khi đó đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế, thiếu kinh nghiệm liên quan đến các lĩnh vực kĩ thuật, xây dựng, thêm nữa chưa được đầu tư đúng mức về thời gian, phương tiện, đào tạo…điều này gây khó khăn cho công tác phân tích đánh giá phương án kinh doanh cũng như các dự án đầu tư.
Bên cạnh đó lại chưa có các bộ chỉ tiêu chuẩn của từng ngành, do đó không đưa ra được các cảnh báo và định hướng cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả. Điều này còn ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng khách hàng do cán bộ tín dụng thường cho điểm không chính xác các chỉ tiêu đánh giá ngành nghề theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Điều này đòi hỏi cán bộ làm công tác tín dụng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên tìm hiểu các
ngành nghề, lĩnh vực khác nhau để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của mình.
* Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng
Đối với hoạt động của NHTM, rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng có liên quan đến mọi hoạt động của ngân hàng .Do đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản trị rủi ro phải được tổ chức thật chặt chẽ và có hệ thống, có sự phân cấp và phân quyền nhiệm vụ cũng như trách nhiệm cụ thể đối với các cấp và các bộ phận trong ngân hàng.
Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng phải đảm bảo sự giám sát và kiểm soát đối với mọi hoạt động trong toàn hệ thống cũng như có thể đánh giá và nhận định những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Song quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ của BIDV – CN Thanh Xuân chưa thực sự phát huy vai trò hiệu quả. Kiểm tra chủ yếu xoay quanh việc xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ tài sản bảo đảm. Hầu như hệ thống giám sát chưa chủ động rà soát các sai sót, bộ phận kiểm tra nội bộ còn lỏng lẻo nên chưa phát hiện được hết các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng để có biện pháp chấn chỉnh và xử lý kịp thời.
Mặt khác ngân hàng chưa có chế tài xử lý, quy định về trách nhiệm của cán bộ tín dụng và thẩm định đối với kết quả, chất lượng tín dụng. Các sai phạm chưa được xử lý nghiêm dẫn đến trách nhiệm của cán bộ trong công việc không cao.
* Yếu tố thông tin và công nghệ ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng Công nghệ ngân hàng hiện đại là một trong những đòi hỏi quan trọng hàng đầu để hỗ trợ hoạt động quản trị đạt hiệu quả.
Với sự hỗ trợ của hệ thống phần mềm hiện đại, khoa học thì mọi hoạt động thu thập và xử lý thông tin có thể được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, từ đó giúp cho việc ra quyết định của các cấp lãnh đạo kịp thời.
Song tại BIDV – CN Thanh Xuân về thông tin phục vụ công tác đánh giá: Cán bộ tín dụng hầu như chỉ có thông tin do khách hàng cung cấp và thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân Hàng Nhà Nước để đánh giá, tuy nhiên các thông tin khách hàng cung cấp có thể không đúng với thực tế, còn thông tin từ CIC thì đơn điệu và thường xuyên không được cập nhật đầy đủ dẫn đến việc thẩm định khách hàng vay vốn đôi khi không chính xác. Ngoài ra, Chi nhánh cũng chưa có bộ phận nghiên cứu, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau trên địa bàn để tổng hợp thành các luồng thông tin mang tính dự báo đối với từng ngành nghề cụ thể giúp cho ngân hàng có thể nhận biết được các rủi ro đối với từng ngành nghề mà mình đang cho vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Là một ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, BIDV – CN Thanh Xuân góp phần thúc đẩy kinh tế thủ đô phát triển, cung cấp vốn kịp thời cho các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh..., cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, bắt kịp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng cao. Hoạt động tín dụng vẫn là một hoạt động chính, tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho Chi nhánh.
Qua phân tích, nhận xét, đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV – CN Thanh Xuân trong thời gian qua, thấy rằng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh vẫn còn những bất cập, chưa thật sự hiệu quả. Từ những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tác giả sẽ đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong chương 3.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN