(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 12.950 14.500 19.000 1.550 12 4.500 31 Nợ nhóm 1 11.680 12.930 17.930 1.260 11 5.000 39 Nợ nhóm 2 1.220 1.480 970 260 21 -510 -34 Nợ xấu 52 87 95 35 68 8 9 Tỷ lệ nợ nhóm 2(%) 9,42 10,2 5,11 Tỷ lệ nợ xấu(%) 0,4 0,6 0,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2018 – 2020 tại BIDV-CN Thanh Xuân)
Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng nhưng trên thực tế vấn đề nợ xấu cũng là một vấn đề mà Chi nhánh cần phải quan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Do đó, để đánh giá rủi ro tín dụng tác giả sẽ đi vào phân tích tình hình nợ xấu của ngân hàng.
Chất lượng tín dụng của BIDV – CN Thanh Xuân nhìn chung được đánh giá là tương đối tốt. Đồng thời cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2019 (12%) và năm 2020 (31%) thì tốc độ tăng trưởng dư nợ nhóm 1 cũng tăng tương ứng năm 2019 là 11% và năm 2020 là 39%. Điều này thể hiện các khoản cho vay của Chi nhánh đa phần đều được phân loại nợ nhóm
1. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu trong cả 3 năm gần đây đều nhỏ hơn 1% (tương ứng các năm 2018, 2019, 2020 là 0,4%, 0,6% và 0,5%) cho thấy dấu hiệu khả quan trong thực trạng rủi ro tín dụng của Chi nhánh.
Tuy nhiên, nếu xét riêng chỉ tiêu nợ xấu: Về số tuyệt đối năm 2019 tăng đột biến từ 52 tỷ lên 87 tỷ đồng, tăng 35 tỷ so với năm 2018 (tăng 68%). Năm 2020 nợ xấu vẫn tiếp tục tăng thêm 8 tỷ đồng và đạt 9,5 tỷ (tăng 9% so với năm 2019). Mặc dù tỷ lệ nợ xấu năm 2020 chỉ đạt 0,5%, giảm 0,1 so với năm 2019 (0,6%) nhưng đó là do tổng dư nợ của Chi nhánh tăng mạnh, và chủ yếu là tăng dư nợ trung dài hạn. Nên có thể các khoản nợ xấu chưa bộc lộ rõ, điều này thể hiện sự tiềm ẩn về rủi ro tín dụng trong tương lai, đòi hỏi sự cần thiết trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
- Tỷ lệ nợ quá hạn:
Theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN và thông tư 14/2018/TT-NHNN, nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.