6. Kết cấu đề tài
3.2. Giải pháp đối với quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
3.2.5. Tăng cường công tác khắc phục, xử lý rủi ro tín dụng, nợ xấu
Các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV – CN Thanh Xuân chiếm một tỷ trọng tương đối, cho nên việc phân tích đánh giá khả năng thu hồi và giao kế hoạch thu hồi nợ cho cán bộ tín dụng phải là việc làm thường xuyên. Xây dựng kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý trong toàn Chi nhánh theo năm, chia ra các quý, giao chỉ tiêu thu hồi nợ, coi đây là chỉ tiêu bắt buộc thực hiện và là cơ sở quyết định việc chi lương kinh doanh đối với đơn vị.
Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp khắc phục và biện pháp xử lý rủi ro tín dụng:
a) Cho vay thêm
Trường hợp phương án/dự án đầu tư của khách hàng đang gặp khó khăn, có thể ảnh hưởng đến việc thu nợ mà nguyên nhân chủ yếu là do khách quan. Và Chi nhánh xét thấy khả năng phương án/dự án có thể phát triển tốt nếu được đầu tư thêm vốn thì có thể xem xét cho vay thêm.
b) Bổ sung tài sản đảm bảo
Việc bổ sung tài sản đảm bảo phải được thực hiện khi khoản vay có biểu hiện bất ổn, nguồn thu không rõ ràng, giá trị tài sản bảo đảm có khả năng bán thấp hơn dư nợ vay. Việc thực hiện bổ sung các biện pháp bảo đảm này phải được quy định thành văn bản thỏa thuận và là một phần bổ sung cho hợp đồng tín dụng hiện hành.
c) Xử lý nợ tồn đọng
Đối với nợ có tài sản đảm bảo là tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản tòa án giao cho Chi nhánh thì Chi nhánh hoặc ủy thác cho Công ty
Quản lý nợ và khai thác tài sản chủ động xử lý theo các hình thức: tự bán công khai trên thị trường, bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc tổ chức có chức năng bán đấu giá, bán cho Công ty mua bán nợ Nhà nước. Tiền bán Tài sản đảm bảo được xử lý làm cơ sở để thanh toán nợ gốc, lãi vay quá hạn của bên bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí theo quy định.
Đối với nợ có Tài sản đảm bảo thuộc những vụ án đã được tòa án phán quyết giao Chi nhánh xử lý nhưng chưa được giao, Chi nhánh tập hợp trình các cấp có thẩm quyền yêu cầu cơ quan thi hành án nhanh chóng giao cho Chi nhánh để xử lý.
Đối với nợ có tài sản đảm bảo chưa đầy đủ thủ tục pháp lý và hiện không có tranh chấp, tập hợp trình các cấp có thẩm quyền hoàn thiện thủ tục pháp lý để ngân hàng bán nhanh tài sản thu hồi nợ.
Đối với nợ có Tài sản đảm bảo mà nếu để nguyên thì không thể bán được, mà phải cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản thì mới có thể bán được, thì phải lập phương án cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu: Chi nhánh cần thực hiện phân loại, lập hồ sơ và tổng hợp để trình Hội sở chính, Ngân Hàng Nhà Nước, Chính phủ xem xét cấp nguồn xử lý. Những khoản nợ nhóm 2 không được Chính phủ xử lý thì tập hợp trình xử lý rủi ro theo quy định hiện hành của Hội sở chính.
Đối với nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và còn đối tượng để thu: Trường hợp khách hàng có khả năng trả nợ, phải đôn đốc thu hồi nợ, trường hợp chây ỳ, đề nghị các cơ quan pháp luật xử lý. Trong trường hợp khách hàng không còn nguồn nào để trả được nợ, cần phải lập phương án xử lý cụ thể và trình cho cấp có thẩm quyền theo các văn bản pháp lý hiện hành. Các biện pháp có thể là chuyển nợ thành vốn kinh doanh, liên doanh, mua cổ phần, bán nợ để thu hồi vốn theo quy chế mua bán nợ.
d) Thanh lý doanh nghiệp
Chi nhánh chủ động áp dụng những quy định của pháp luật để thực hiện thanh lý doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, không còn khả năng phục hồi và đã áp dụng các biện pháp khắc phục khác.
e) Khởi kiện
Chi nhánh tiến hành khởi kiện doanh nghiệp ra trọng tài kinh tế/ tòa án trong trường hợp con nợ có dấu hiệu lừa đảo, cố tình chây ỳ việc thu hồi nợ mặc dù Chi nhánh đã thực hiện các biện pháp thu nợ thông thường nhưng không có kết quả. Chi nhánh tiến hành các thủ tục khởi kiện con nợ ra tòa để thu hồi nợ đúng trình tự tố tụng của pháp luật. Bộ hồ sơ khởi kiện (nếu có) bao gồm giấy tờ sau: Đơn khởi kiện; Giấy đề nghị vay vốn; Hợp đồng tín dụng; Bảng kê rút vốn (chứng từ chứng minh việc giải ngân); Hợp đồng bảo đảm tiền vay; Đăng ký giao dịch bảo đảm; Thông báo nợ quá hạn.
Tăng cường quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro bằng việc thành lập tổ giúp việc cho giám đốc trực thuộc Chi nhánh, phân tích nợ và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của Chi nhánh do lãnh đạo phụ trách kinh doanh làm tổ trưởng, trên cơ sở phân tích từng khoản nợ khó đòi để giao chỉ tiêu thu nợ cho cán bộ tín dụng.