9. Kết cấu của luận văn
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Khái niệm đời sống
Theo Từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn định nghĩa, “Đời sống là toàn bộ những hiện tượng diễn ra ở cơ thể sinh vật trong suốt khoảng thời gian sống (nói tổng quát), là tồn bộ nói chung những hoạt động trong một lĩnh vực nào đó của con người, của xã hội, là tồn bộ nói chung những điều kiện sinh hoạt của con người, của xã hội, là lối sống chung của một tập thể, một xã hội. Đời sống là những hoạt động trong một lĩnh vực nào đó của con người trong xã hội đời sống văn hóa, đời sống tinh thần” [40]. Trong đó, “Đời sống vật chất là những gì thuộc về nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại. Nói chung là nhu cầu thể xác của con người” và “Đời sống tinh thần là những hoạt động về đời sống nội tâm của con người như là suy nghĩ, ý chí, tình cảm của con người” [40].
Trong đề tài nghiên cứu “Đời sống văn hóa tinh thần của cơng nhân lao động tại KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội”, tác giả nghiên cứu đời sống văn hóa
16
tinh thần của CNLĐ thông qua khái niệm “Đời sống tinh thần là những hoạt động về đời sống nội tâm của con người như là suy nghĩ, ý chí, tình cảm của con người”.
Với cách vận dụng này, tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng đời sống văn hóa tinh thần (thực trạng sử dựng mạng xã hội; xem tivi, đọc báo, nghe đài; tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và tham gia các hoạt động thể dục thể thao....) của CNLĐ tại KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội, mà cụ thể là công ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam.