9. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Tham gia các hoạt động văn hó a văn nghệ
Để tổ chức các hoạt động được hiệu quả tại cơng ty/KCN, cần có các chính sách hỗ trợ phù hợp từ cơng đồn, Người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp ...
33
Biểu đồ 2.3. Tổ chức thực hiện các hỗ trợ cơng nhân lao động tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ
(Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 2 – 4 năm 2021) Theo đánh giá của CNLĐ,
việc tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ cơng nhân lao động tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ được thực hiện chủ yếu do cơng đồn cơng ty/KCN (chiếm 56.7%), do Người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp (chiếm 51.0%) và do nhóm bạn trong công ty/KCN tự tổ chức (chiếm 42.8%). Số liệu điều tra cho thấy, Ban chấp hành cơng đồn và Người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp chưa thực sự được CNLĐ đánh giá cao, bởi mức đánh giá của CNLĐ chỉ ở khoảng dưới 60%. Do đó, để thực hiện tốt các chính sách liên quan đến hoạt động văn hóa – văn nghệ trong công ty/KCN cần phải đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức cơng đồn; phối hợp với Người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp chăm lo, cải thiện điều kiện lao động và môi trường làm việc, nâng cao đời sống tinh thần cho CNLĐ, nhằm phát huy hiệu quả hoạt động, nâng cao năng suất lao động trong công ty/KCN… Bởi cuộc sống càng hiện đại, nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu văn hóa, văn nghệ của CNLĐ ngày càng cao.
Điểm trung bình
Tham gia học tập nâng cao kiến thức, trình độ chun mơn
Tham gia các lớp tập huấn do công ty/khu công nghiệp tổ chức
Tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, trung hạn do công ty/KCNcử đi đào tạo
2.72
2.58
1.99
Tham gia các hoạt động văn nghệ 2.88
Tham gia các hoạt động tâm linh 1.75
Biểu đồ 2.4. Thực trạng tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ của công nhân lao động
(Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 2 – 4 năm 2021) Theo đánh giá của CNLĐ,
mức độ tham gia hoạt động chủ yếu tập trung về tham gia các hoạt động văn nghệ với mức điểm trung bình là 2.88/5 điểm; tham gia học tập, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên mơn với mức điểm trung bình là 2.72/5 điểm; tham gia lớp tập huấn do cơng ty/KCN tổ chức với mức điểm trung bình là 2.58/5 điểm. Theo đánh giá của CNLĐ, thực trạng tham gia này ở mức độ trung bình, CNLĐ khơng có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng như đánh giá hiệu quả của hoạt động này không cao. Các hoạt động như tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, trung hạn do công ty/KCN cử đi đào tạo được CNLĐ đánh giá tham gia thấp với mức điểm trung bình là 1.99/5 điểm. Kết quả điều tra cho thấy, CNLĐ đánh giá không cao về thực trạng tham gia các lớp ngắn hạn, trung hạn do công ty/KCN cử đi đào tạo, bởi lẽ, phần lớn CNLĐ tại KCN thường là lao động phổ thông, công việc địi hỏi tính “thường xun”, do đó, khơng u cầu cao về trình độ chun mơn. Chính vì vậy, CNLĐ được tham gia các khóa đào tạo thấp. Đối với việc tham gia các hoạt động tâm
35
linh được CNLĐ đánh giá tham gia thấp với mức điểm trung bình là 1.75/5 điểm, bởi lẽ, NSDLĐ tại KCN thường là người nước ngoài, do đó, các hoạt động tâm linh tại KCN cũng ít được quan tâm, và thực trạng tham gia các hoạt động tâm linh tại đây được đánh giá ít hiệu quả.
Thực tế cho thấy, tại các công ty/KCN số lượng CNLĐ được cử tham gia các lớp tập huấn có tỷ thấp, phần lớn CNLĐ được cử tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn, trung hạn là các cán bộ cơng đồn của cơng ty/KCN. Tuy nhiên, không thể phủ nhận kết quả của các đợt tập huấn, đào tạo, bởi:
Phỏng vấn sâu số 7 “Đa phần sau khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNLĐ có nhận thức, trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên rõ rệt, phục vụ hiệu quả u cầu cơng việc, góp phần đáng kể trong thực hiện nhiệm vụ công ty”
(Nữ, cán bộ cơng đồn cơng ty TNHH Canon Việt Nam, 35 tuổi, quê Nam Định)
Về hoạt động văn hóa tâm linh, phần lớn CNLĐ đều có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ. Tuy nhiên, việc thờ cúng tổ tiên phần lớn được thực hiện bởi mỗi cá nhân CNLĐ, cịn cơng ty/KCN khơng thường xun tổ chức các hoạt động văn hóa tâm linh cho CNLĐ tham gia. Có chăng chỉ là các hoạt động party/du lịch… kết hợp với hoạt động văn hóa tâm linh.
Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các hoạt động tại công ty/KCN là các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao. Song, không phải CNLĐ nào trong công ty/KCN cũng sẵn sang tham gia.
Biểu đồ 2.5. Thực tiễn tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ của cơng nhân lao động
(Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 2 – 4 năm 2021) Thực hiện Chỉ thị số 52-
CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ KCN, KCX; trong những năm qua, cùng với các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đồn viên, người lao động, cơng đồn cơng ty/KCN thường xuyên phối hợp với doanh nghiệp tổ chức các buổi tuyên truyền, tập huấn, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho CNLĐ nhằm nâng cao hiểu biết, tạo khơng khí vui tươi, khấn khởi, giúp người lao động gắn bó với doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, số liệu điều tra thể hiện, có 71.1% CNLĐ sẵn sàng tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ và 28.9% tham gia khi được tổ chức phân cơng. Qua đó thấy rằng, bên cạnh những kết quả đạt được việc triển khai thực hiện các Nghị quyết, các chương trình hành động, các thơng tư, hướng dẫn về xây dựng đời sống văn hóa cho CNLĐ trong cơng ty/KCN cịn hạn chế, tỉ lệ CNLĐ tự nguyện tham gia các
37
hoạt động văn hóa, thể thao cịn chưa cao bởi một số thiết chế văn hóa cịn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
2.2.4. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao
Thực tiễn những năm gần đây cho thấy, số lượng công nhân tập trung về thành phố ngày càng gia tăng, và nhu cầu hoạt động thể dục thể thao cũng ngày càng cao và khá phong phú. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp chỉ tập trung vào đầu tư cho tư liệu sản xuất, năng suất lao động mà rất ít quan tâm đến đời sống tinh thần, vui chơi giải trí, thể dục thể thao cho CNLĐ.
Các hoạt động thể dục thể thao chủ yếu được các cơng nhân lựa chọn đó là đi bộ, chạy bộ, thể hình, bóng chuyền, cầu lơng, …có thể dễ dàng nhận thấy đây là các mơn thể dục thể thao khơng địi hỏi trang bị phức tạp và kinh phí khơng đáng kể, nói cách khác là các môn thể thao khá phổ thông. Thực trạng trên cho thấy, đời sống tinh thần của CNLĐ trong các KCN, KCX cịn rất nhiều khó khăn và thiếu thốn, đời sống tinh thần của công nhân không được cao.
Biểu đồ 2.6. Thực tiễn tham gia các hoạt động thể dục thể thao của công nhân lao động
(Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 2 – 4 năm 2021)
Thông qua biểu đồ trên cho thấy, thực trạng tham gia các hoạt động thể dục thể thao của CNLĐ tại công ty/KCN. Theo đánh giá của công nhân, hoạt động thể dục thể thao được CNLĐ tham gia nhiều nhất là hoạt động tham gia đi/chạy bộ với mức điểm trung bình là 2.76/5 điểm; tiếp đến là tham gia các hoạt động chơi cầu lơng và chơi bóng chuyền với mức điểm lần lượt là 2.4/5 điểm và 2.13/5 điểm. Hoạt động được công nhân đánh giá tham gia ít nhất là tham gia các hoạt động chơi cờ vua, cờ tướng với mức điểm trung bình là 1.86/5 điểm. Nhìn chung mức độ tham gia các hoạt động thể thao của CNLĐ trong khu cơng nghiệp gần giống nhau. Trong đó, mức độ tham gia chơi cờ vua/cờ tướng là thấp nhất và mức độ tham gia đi bộ/chạy bộ là cao nhất trong số các môn thể thao.
Theo đánh giá của CNLĐ, thực trạng tham gia các hoạt động thể dục, thể thao ở KCN thường xuyên không ổn định, do việc làm, do thu nhập, và đời sống cá nhân hồn cảnh mỗi người nên thói quen hoạt động giải trí thể dục thể thao không trở thành một khuôn mẫu cá nhân. Mức độ tham gia các hoạt động thể dục thể thao của CNLĐ được đánh giá với tỷ lệ thấp. Nhưng một điều có thể thấy rằng, đầu tư, tạo điều kiện cho CNLĐ chơi thể dục thể thao trong doanh nghiệp thì sẽ có lợi cho cả đơi bên, bởi lẽ, khi cơng nhân có sức khỏe tốt, họ sẽ ít tốn kém hơn về chi phí bảo hiểm y tế, và khi họ ít nghỉ vì sức khỏe khơng đảm bảo thì năng suất sẽ đều đặn hơn cho doanh nghiệp. Cùng với đó là sự hài lịng từ CNLĐ giúp họ hăng say cho lao động sản xuất, hết mình cho doanh nghiệp.
Trên thực tế, tỷ lệ CNLĐ tham gia các hoạt động thể dục thể thao không thường xuyên, một phần do CNLĐ phải trả phí khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
39
Biểu đồ 2.7. Trả phí khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao của công nhân lao động
(Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 2 – 4 năm 2021) Số liệu điều tra cho thấy,
tỷ lệ CNLĐ phải trả phí khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao chiếm 10.8%. Mặc dù con số này không nhiều, song có thể thấy, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ CNLĐ tham gia các hoạt động thể dục thể thao khơng thường xun.
Tóm lại, qua khảo sát CNLĐ tại Công ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam, thấy rằng, đời sống tinh thần của CNLĐ đã có những cải thiện đáng kể, tỷ lệ CNLĐ sử dụng MXH với thời gian tương đối nhiều (5.17 giờ/ngày), tỷ lệ CNLĐ xem tivi, đọc báo, nghe đài sau giờ làm việc chiếm tỷ lệ thấp hơn, và số lượng NLĐ tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ cũng được CNLĐ đánh giá với mức độ tham gia nhiều. Song, qua khảo sát, một số lượng khơng nhỏ CNLĐ phải trả phí khi tham gia các hoạt động của công ty/KCN, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ CNLĐ tham gia các hoạt động thể dục thể thao không thường xuyên.
2.2. Đánh giá của công nhân lao động về nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cơng nhân lao động
Trên thực tế hiện nay, hai vấn đề nổi cộm chi phối nhu cầu của công nhân, một là nhu cầu vật chất về vấn đề nhà ở, và hai là nhu cầu về tinh thần. Theo kết quả khảo sát về Đánh giá của cơng nhân lao động về các cơng trình hiện có trong các KCN, KCX cho thấy: Phần lớn cơng nhân đều cho rằng các cơng trình hiện có của cơng ty trong KCN, KCX là tương đối đầy đủ.
Biểu đồ 2.8. Đánh giá của cơng nhân lao động về các cơng trình hiện có tại cơng ty/khu cơng nghiệp
(Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 2 – 4 năm 2021) Hiện nay cả nước có 2,8
triệu cơng nhân tại các KCX, KCN, trong đó có 1,7 triệu người có nhu cầu về nhà ở1. Song, theo đánh giá của cơng nhân, các cơng trình liên quan đến nhà ở/nhà ăn cho cơng nhân có 34.0% cho rằng tiện nghi bình thường, 30.4% cho rằng khá đầy đủ, 6.2% cho rằng rất đầy đủ, và có 19.1% cho rằng khơng có, và 10.3% cho rằng cịn ít/thiếu thốn; các công
1
Văn Duẩn (2021), “Nhà ở cho cơng nhân vẫn cịn q ít”, Báo Người lao động online, đăng ngày 20/3/2021, truy cập lần cuối ngày 19/8/2021
https://nld.com.vn/cong-doan/nha-o-cho-cong-nhan-van-con-qua-it-20210319201009457.htm
41
trình liên quan đến trường học/trạm phịng y tế có 35.6% cho rằng tiện nghi bình thường, 20.6% cho rằng khá đầy đủ, 2.1% cho rằng rất đầy đủ, chỉ có 20.6% cho rằng khơng có, và 13.9% cho rằng cịn ít/thiếu thốn.
Phỏng vấn sâu số 3“Gia đình tơi đã sống tại Khu nhà ở cơng nhân Kim Chung được 2 năm và dự định sẽ ở đây lâu dài. Giá thuê phòng cũng rẻ mà nhà ở rộng rãi, an ninh tốt. Hơn nữa, ở đây có sân chơi thể dục thể thao rất thống mát, giúp cơng nhân chúng tơi giảm căng thẳng sau mỗi ngày làm việc. Các cháu nhỏ cũng có một khơng gian lý tưởng để vui chơi, chạy nhảy và tham gia các hoạt động thể dục thể thao”.
(Nữ, 23 tuổi, quê Thái Nguyên, công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam)
Theo đánh giá của công nhân, các nhu cầu về vật chất tại công ty trong KCX, KCN vẫn còn nhiều hạn chế.
Qua khảo sát và bảng số liệu, thấy rằng, có đảm bảo được cuộc sống tâm tư tình cảm tâm trạng của CNLĐ mới ổn định lao vào lao động sản xuất và mới có tâm lý gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, với cơng việc của họ. Qua bảng số liệu cho thấy, mong muốn được đáp ứng về các cơ sở vật chất cho các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí của cơng nhân lao động.
Phỏng vấn sâu số 4 “Chiều nào cũng vậy, cứ sau giờ làm, tôi lại đưa con trai xuống sân chơi ngay phía dưới Khu nhà ở cơng nhân Kim Chung. Đó là một khoảng sân rộng rãi, thống mát, có sân bóng chuyền, cầu lơng cho người lớn và các trị đu quay, xích đu… cho trẻ con”.
(Nữ, 23 tuổi, quê Thái Nguyên, công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam)
Theo đánh giá của cơng nhân, các cơng trình liên quan đến sân bãi tập thể dục và thể thao có 48.2% cho rằng tiện nghi bình thường, 29.5% cho rằng khá đầy đủ, 2.1% cho rằng rất đầy đủ, tuy nhiên, ở yếu tố này, có đến 29.4% cho rằng khơng có, và 17.5% cho rằng cịn ít/thiếu thốn.
Phỏng vấn sâu số 5 “Tơi thấy khu vui chơi, thể dục thể thao này rất tiện lợi cho cả người lớn và trẻ em sinh sống tại đây. Không gian rất xanh, sạch, đẹp. Sức khoẻ của chúng tơi cũng nhờ đó mà tăng lên”.
(Nam, 39 tuổi, quê ở Phú Thọ, công nhân Công ty TNHH TOTO Việt Nam)
Các cơng trình liên quan đến phịng sinh hoạt chung có 40.7% cho rằng tiện nghi bình thường, 27.3% cho rằng khá đầy đủ, 2.1% cho rằng rất đầy đủ, cho rằng khơng có hoặc cịn ít/thiếu thốn chiếm tỷ lệ ngang nhau là 14.9%. Trên thực tế, cơng nhân khơng có nhu cầu cao về phòng truyền thống, phòng sinh hoạt chung của công ty/KCN. Điều này cho thấy, trong diễn biến đời sống văn hóa tinh thần của đa số CNLĐ, họ chưa hiểu hết được vai trò và ý nghĩa của phòng truyền thống, phịng sinh hoạt chung của cơng ty/KCN. Có thể là do phòng truyền thống của doanh nghiệp là một thiết chế mang tính sinh hoạt chung và tương đối tĩnh, trong khi đó, CNLĐ lại hầu hết là cơng nhân trẻ, nên có xu hướng thích sự vận động, xu hướng động. Đây cũng là một điểm cần lưu ý trong khi tổ chức các hoạt động cho cơng nhân.
Các cơng trình liên quan đến khn viên/ghế đá/cây xanh có 38.7% cho rằng tiện nghi bình thường, 23.7% cho rằng khá đầy đủ, 4.1% cho rằng rất đầy đủ, song cũng có 20.6% cho rằng khơng có, và 12.9% cho rằng cịn ít/thiếu thốn các cơng trình liên quan đến khn viên/ghế đá/cây xanh.
Bên cạnh đó cịn có những cơng trình khác, song, khơng được cơng nhân đánh giá cao, một phần do chính sách khơng đồng bộ nên khi số lượng cơng nhân tăng lên quá nhanh đã dẫn đến việc các cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống tinh thần của người công nhân lao động không được đảm bảo ổn định.