CHƢƠNG 2 TƢ TƢỞNG NHO GIÁO TIÊN TẦN VỀ CON NGƢỜI
2.1. Quan niệm của Nho giáo tiên Tần về bản tính con ngƣời
Vấn đề nhân tính (tính ngƣời) là một trong những nội dung cơ bản của Nho giáo tiên Tần về con ngƣời. Vậy khi nói đến tính ngƣời là đề cập đến những nội dung cơ bản: bản tính của con ngƣời là gì? Do đâu mà có? Nó có thể cải tạo đƣợc không và để nhằm mục đích gì? Ai có thể cải tạo đƣợc nó và cải tạo bằng phƣơng thức nào?
Nhằm lý giải những nội dung cơ bản này, trong Nho giáo tiên Tần đã xuất hiện các quan niệm sau đây.
Trong cuốn Trung dung, Khổng Cấp đã đƣa ra một nguyên lý cơ bản về tính ngƣời: “Mệnh trời ban cho gọi là tính, noi theo tính gọi là đạo, tu theo đạo gọi là giáo” [25, tr.85]. Từ mệnh đề này, phần lớn các nhà Nho đều cho rằng, “tính” của con ngƣời có nguồn gốc từ trời, là nguyên lý tự nhiên mà trời phú cho con ngƣời và con ngƣời bẩm thụ lấy. Theo đó, tính là cái bẩm sinh ban đầu, là cái nguyên sơ mà con ngƣời có đƣợc là nhờ trời. Còn cái tính đó là thiện hay ác là phụ thuộc chủ yếu vào sự tu dƣỡng, giáo hóa đạo đức sau
Khổng Tử là ngƣời đầu tiên đặt vấn đề “tính” với tƣ cách là tính ngƣời. Trong tác phẩm Luận ngữ, khái niệm “tính” chỉ xuất hiện hai lần và Khổng Tử ít giảng cho học trò về vấn đề này. Đúng nhƣ Tử Cống, học trò của Khổng Tử nói: “Phu tử nói về văn chƣơng, chúng ta thƣờng đƣợc nghe. Phu tử nói về bản tính và đạo trời, chúng ta không thƣờng đƣợc nghe” (Tử Cống viết: Phu tử chi văn chƣơng khả đắc nhi văn dã. Phu tử chi ngôn tính dữ thiên đạo bất khả đắc nhi văn dã) [25, tr.298]. Do vậy mà, để hiểu một hai câu nói ngắn gọn về tính của Khổng Tử, chúng ta phải đặt nó trong mối quan hệ với các vấn đề khác đƣợc trình bày trong sách Luận ngữ.
Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử đã có hai lần ông nói liên quan đến bản tính con ngƣời: “Ngƣời ta sinh ra, vốn ngay thẳng” (Nhân chi sinh tính giã trực) [25, tr.332] và: “Bản tính ngƣời ta gần giống nhau, thói quen khiến xa nhau” (Tính tƣơng cận giã, tập tƣơng viễn giã) [25, tr.614].
Và cũng trong sách Luận ngữ, Khổng Tử tuy có nói đến nết ngƣời, nhƣng theo chúng tôi cái nết ngƣời ấy đã bao hàm “tính ngƣời”, đó là: “Chỉ có hạng thƣợng trí và hạng hạ ngu là không đổi tính tình” (Duy thƣợng trí dữ hạ ngu bất di) [25, tr.614].
Mặc dù Khổng Tử đã đƣa ra rất ít luận điểm về bản tính con ngƣời song chỉ với một vài luận điểm cơ bản trên cũng đã là “gốc” để những nhà Nho sau ông kế thừa và phát triển.
Ngay từ đầu, khi nói về bản tính con ngƣời, Khổng Tử đã không khẳng định là “thiện” hay “ác” mà chỉ khẳng định: “Bản tính con ngƣời ta là gần nhau”. “Gần nhau” có nghĩa là ở mỗi con ngƣời phải có một điểm chung nào đó. Cái chung ấy, theo Khổng Tử, chính là bản chất ngay thật (giã trực). Đó là cái nguyên sơ, chất phác, mộc mạc, tự nhiên do trời sinh ra vậy. Khi bị chi phối, ràng buộc bởi những ham muốn, dục vọng và bởi những ảnh hƣởng, những tác động của ngoại cảnh, đến khi xã hội phân chia thành những đẳng
cấp thì cái tính ban đầu ấy của con ngƣời ấy mới bị biến đổi và vì vậy mà làm cho con ngƣời dần dần “xa nhau”.
Từ sự phân tích trên đây ta thấy, mệnh đề “tính tƣơng cận giã, tập tƣơng viễn giã” đã nói lên rằng, “tính tƣơng cận” là cái thiện và cái “tập tƣơng viễn” có thể là cái ác.
“Tập tƣơng viễn” là cái hình thành sau “tính tƣơng cận”. Nếu nhƣ “tính tƣơng cận” mà là cái ác, thì chúng ta sẽ không giải thích đƣợc cái ác trong xã hội từ đâu mà ra, vì tập tƣơng viễn chính là rời xa, hay ngƣợc lại “tính tƣơng cận” đầu tiên rồi.
Vậy là ở Khổng Tử, bản tính của con ngƣời lúc đầu là “gần nhau” nhƣng do ngoại cảnh mà dần dần thành “xa nhau”. Về vấn đề này, Khổng Tử muốn nhấn mạnh vai trò tu dƣỡng đạo đức và ảnh hƣởng của hoàn cảnh xã hội đối với sự thay đổi bản tính ban đầu của con ngƣời.
Kế thừa Khổng Tử, Mạnh Tử đã đƣa ra học thuyết về “Tính Thiện”. Trong thuyết tính thiện, Mạnh Tử cho rằng, bản tính con ngƣời từ khi mới sinh ra vốn là thiện, nhƣ sách Mạnh Tử chỉ rõ: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (Bản tính con ngƣời ta vốn thiện” [25, tr.1193]. Trong chƣơng Li Lâu, sách
Mạnh Tử, ông còn nói thêm: “Nhân chi sơ dĩ dị ƣ cầm thú giả, cơ hi” (Nghĩa
là loài ngƣời sở dĩ khác cầm thú chỉ có mảy may mà thôi, mà chỗ giống nhau thì nhiều) [25, tr.1073].
Cũng trong sách Mạnh Tử, ông khẳng định rằng, con ngƣời đƣợc ăn no mặc ấm, nhàn rỗi mà lại chẳng đƣợc dạy dỗ (để có và giữ đƣợc tính thiện) thì chẳng khác cầm thú là bao. Nhƣ ông nói: “Làm ngƣời phải có đạo lý. Ăn no, mặc ấm, nhàn rỗi mà không có giáo dục thì gần với loài cầm thú. Thánh nhân lấy đó làm lo, sai ông Tiết làm quan tƣ đồ, dạy dân biết các giềng mối của con ngƣời: giữa cha con có tình thân ái, giữa vua tôi có nghĩa vụ, vợ chồng có phân biệt, anh em có thứ tự, bạn bè có chữ tín” [25,tr.949].
Khi nói về bản tính của con ngƣời, Mạnh Tử cũng nhận thức đƣợc rằng, con ngƣời có chỗ bất thiện và cũng có chỗ thiện. Theo ông, chỗ bất thiện là phần ti tiểu, đáng khinh; còn chỗ thiện mới là phần đại cao, đại quý: “Thể hữu quý tiện, hữu tiểu đại. Vô dĩ tiểu hại đại, vô dĩ tiện hại quý. Dƣỡng kỳ tiểu giả vi tiểu nhân, dƣỡng kỳ đại giả vi đại nhân… ẩm thực chi nhân, tắc nhân, tiện chi hĩ, vị kỳ dƣỡng tiểu dĩ thất đại dĩ” (Trong con ngƣời có phần quý trọng, có phần bĩ tiện, có phần cao đại, có phần ti tiểu. Đừng săm soi cái phần ti tiểu mà làm hại cái phần cao đại, đừng lo cho phần bỉ tiện mà làm hại phần quý trọng. Nuôi dƣỡng cái phần ti tiểu thì thành tiểu nhân; nuôi dƣỡng cái phần cao đại thì thành đại nhân (tức ngƣời có đức)… Kẻ nào chỉ coi việc ăn với uống thì bị coi là đê tiện vì kẻ đó chỉ nuôi cái phần ti tiểu mà làm mất cái phần cao đại) [25, tr.1228].
Từ chỗ cho rằng, bản tính của con ngƣời là thiện, là cái phần quý đại - cái phần mà từ đó, nó phân biệt loài ngƣời với cầm thú, Mạnh Tử đã phê phán quan điểm của Cáo Tử khi ông khẳng định rằng, mọi sinh vật đều có tính, thì không thể phân biệt tính ngƣời và tính của loài vật [25, tr.1195]. Theo Mạnh Tử, tính là cái chung cho cả một loài mà loài ngƣời có nhiều điểm giống nhau: “Đối với mùi vị, miệng ngƣời ta ƣa thích nhƣ nhau, đối với sắc đẹp, mắt ngƣời ta ƣa nhìn nhƣ nhau. Đến nhƣ con tim, há lại riêng biệt mà khác nhau hay sao? Tâm ngƣời ta giống nhau ở chỗ nào”. Ở lẽ phải và điều nghĩa vậy. Thánh nhân nắm vững những chỗ mà con tim chúng ta cùng nhận là phải. Vì thế mà lẽ phải và điều nghĩa làm đẹp lòng ta, cũng nhƣ thịt những giống gia súc khoái miệng ta vậy” [25, tr.1210-1211]. Cũng theo Mạnh Tử, “hễ con ngƣời là đồng loại với nhau thì đều có những điểm giống nhau, và mình là đồng loại với thánh nhân thì tính của mình phải là cái tính của thánh nhân, nghĩa là chỉ cái phần thiện trong bản tính loài ngƣời mà gọi là tính mà thôi” [25, tr.1210].
Để khẳng định rõ hơn điều này, Mạnh Tử đã đƣa “tứ đoan thuyết” (thuyết bốn đầu mối): “Ngƣời ta ai cũng có lòng bất nhẫn. Và sở dĩ nói ai cũng có lòng bất nhẫn, là vì ngƣời ta chợt thấy đứa bé sắp ngã xuống giếng, ai cũng chột dạ, xót xa. Chẳng phải mong làm thân với cha mẹ đứa bé, cũng không phải mong xóm làng, bạn bè khen ngợi, cũng chẳng phải tránh tiếng xấu” [25, tr.861]. Ông còn khẳng định thêm rằng, con ngƣời mà không có tứ đoan: trắc ẩn chi tâm, tu ố chi tâm, từ nhƣợng chi tâm, thị phi chi tâm, thì không phải là ngƣời. Nhƣ ông nói: “Do đó mà xét, không có lòng trắc ẩn, chẳng phải là ngƣời; không có lòng tu ố; chẳng phải là ngƣời; không có lòng từ nhƣợng; chẳng phải là ngƣời, không có lòng thị phi, chẳng phải là ngƣời” [25, tr.861].
Trên cơ sở của “tứ đoan thuyết”, Mạnh Tử đi đến khẳng định rằng, tứ đoan (hay Tứ thiện đoan) là đầu mối, là gốc của Tứ đức (hay tứ thiện đức). Vấn đề này, nhƣ ông chỉ rõ: “Lòng trắc ẩn là đầu mối của điều nhân, lòng tu ố là đầu mối của điều nghĩa, lòng từ nhƣợng là đầu mối của lễ, lòng thị phi là đối mối của trí vậy” (trắc ẩn chi tâm, nhân chi đoan dã; tu ố chi tâm: nghĩa tri đoan dã, từ nhƣợng chi tâm, lễ chi đoan dã, thị phi chi tâm, trí tri đoan dã. Nhân chi hữu thị tứ đoan dã, do kỳ hữu tứ thể dã. Hữu thị tứ đoan nhi tự vị bất năng giả, tự tặc giả dã. Vị kỳ quân bất năng giả: tặc kỳ quân giả dã) [25, tr.861-862].
Bốn cái đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, theo Mạnh Tử, chính là cái làm cho con ngƣời khác biệt với cầm thú. Nhƣng bốn cái đức ấy, nó chỉ mới manh nha ở trong con ngƣời, cho nên theo ông, con ngƣời chỉ khác cầm thú có “một chút” là vậy. Tuy nhiên, vì có cái lƣơng tâm, cái lƣơng năng, cho nên con ngƣời có thể giúp cho họ làm đƣợc điều thiện.
Vì vậy mà, nếu con ngƣời biết nuôi dƣỡng cái lƣơng tâm, thi hành cái lƣơng năng, tứ đức ấy thì con ngƣời mới trở thành bậc thánh nhân, quân tử;
còn không biết nuôi nó mà để nó suy tàn, mất đi thì con ngƣời sẽ biến thành cầm thú. Từ lập luận ấy mà trong sách Mạnh tử, Mạnh Tử đã so sánh, lƣơng tâm cũng tựa nhƣ mầm non, mà hành động bất nhân tựa nhƣ búa rìu. Vì vậy mà, con ngƣời nếu ngày nào cũng làm điều ác thì nhân tâm phải mất đi, cũng nhƣ ngày nào cũng chặt đẽo thì mầm non phải chết. Lúc đó, con ngƣời sẽ không khác loài cầm thú, con ngƣời sẽ trở thành ác nhân.
Quan niệm về tính thiện của Mạnh Tử còn đƣợc hình thành và biển hiện trong cuộc tranh luận với Cáo Từ về vấn đề bản tính con ngƣời. Nếu nhƣ Mạnh Tử khẳng định rằng, bản tính con ngƣời là thiện thì Cáo Tử cho rằng, tính ngƣời không thiện cũng không ác, giống nhƣ dòng nƣớc chẳng nhất định chảy về đâu, phía nào thông thì nó chảy về đó. Không đồng ý với điều này, Mạnh Tử nói: “bản tính ngƣời ta vốn thiện, cũng nhƣ nƣớc phải chảy xuống thấp vậy” [25, tr.1193].
Theo ông, tính thiện là cái bản chất cố hữu, vốn có của con ngƣời, nhƣng nó không phải là bất biến, không thay đổi, mà chính những ham muốn, dục vọng của con ngƣời và sự tác động của ngoại cảnh có thể làm cho con ngƣời đánh mất bản tính thiện vốn có của mình, là mầm mống, là nguyên nhân chủ yếu nảy sinh điều bất thiện. Nhƣng theo ông, xu hƣớng của con ngƣời là vƣơn tới điều thiện, từ bỏ điều bất thiện, cũng giống nhƣ dòng nƣớc bị chặn lại phải dâng lên, nhƣng xu hƣớng vẫn là chảy xuống chỗ thấp. Từ quan niệm về bản tính của con ngƣời nhƣ vậy, trong sách Mạnh tử, ông đã nhiều lần khẳng định, nếu nhà vua, ngƣời cầm quyền thi hành một đƣờng lối chính trị bạo ngƣợc, hà khắc, dồn ngƣời dân đến cảnh cùng quẫn thì ngƣời dân có thể nảy sinh hành vi bất thiện. Đây không chỉ là quan niệm, là tƣ tƣởng mà còn là lời cảnh báo tất yếu sẽ xảy ra đối với xã hội đƣơng thời. Mạnh Tử đã nhận định: “Nếu họ (nhân dân) có của cải bền vững thì họ có lòng dạ bền vững. Nếu họ không có của cải bền vững thì họ không giữ đƣợc lòng dạ bền
vững. Nếu lòng dạ họ chẳng bền vững thì họ trở lên buông lung, tà vạy, xa xỉ, chẳng có việc ác nào mà họ chẳng dám làm” (Nhƣợc dân tắc vô hằng sản nhân vô hằng tâm. Cẩu vô hằng tâm, phóng tịch, tà, xỉ, vô bất vi dĩ) [25, tr.757].
Nhƣ vậy, bản tính con ngƣời theo quan niệm của Mạnh Tử là con ngƣời có thiện tâm: lòng thƣơng xót mọi ngƣời, biết hổ thẹn, bỏ những điều sai trái. Ông thừa nhận bản tính con ngƣời là thiện, nhƣng con ngƣời làm điều bất thiện là do bị vật dục xui khiến và hoàn cảnh tác động, do ngƣời ta không biết giữ gìn, nuôi dƣỡng cái phần cao đạo của mình, để cho cái thấp hèn, nhỏ nhen trong con ngƣời lấn át, che lấp. Chẳng hạn: “Trong những năm đƣợc mùa con em nhờ no đủ mà nhiều ngƣời trở nên tử tế, trong những năm tháng túng ngặt hạng con em bị đói khổ mà nhiều kẻ làm điều hung bạo. Không phải trời phú cho họ cái tài chất tình ý khác nhau mà chỉ chìm đắm vào vật dục nên mới hóa ra nhƣ thế” cũng nhƣ “Ngƣời ta đem lúa màu, lúa mạch ra mà gieo xuống đất. Đất thì nhƣ nhau và ngƣời ta cũng trồng một lƣợt với nhau. Đột nhiên lúa mọc xanh tƣơi rồi tới ngày đông chí, lúa đều chín cả. Tuy vậy, số lúa thu hoạch đƣợc có chỗ xấu, chỗ tốt không đồng nhau, là do màu đất, mƣa móc và ngƣời ta chăm sóc không đều nhau vậy” [25, tr.1209-1210].
Vậy là, một mặt, Mạnh Tử cho rằng, bản tính của con ngƣời là thiện và con ngƣời có tứ thiện tâm; lòng thƣơng xót mọi ngƣời, biết hổ thẹn, bỏ những điều sai trái, kính trọng ngƣời trên, nhƣờng nhịn kẻ dƣới, biết nhận ra điều phải trái; nhƣng mặt khác, ông cũng thừa nhận, trong một con ngƣời cũng có phần tốt mà cũng có phần xấu. Phần tốt ấy ông gọi đó là tính ngƣời, chỉ có cái đó mới phân biệt đƣợc con ngƣời với loài vật. Phần tốt thì trong con ngƣời ai cũng có vì ai cũng có lòng trắc ẩn, lòng tu ố, lòng từ nhƣợng, lòng thị phi - những đầu mối của nhân, nghĩa, lễ, trí. Để giữ gìn và nuôi dƣỡng đƣợc bản tính thiện, con ngƣời cần tồn tâm, dƣỡng tính, phải siêng năng, cần mẫn trong
học tập, tu dƣỡng đạo lý. Ông hình tƣợng điều này nhƣ “ở trên núi, đƣờng mòn đƣợc ngƣời ta đi lại luôn thì thành ngay đƣờng lớn, hễ bỏ vắng không đi lại nữa thì bị cỏ tranh mọc lấn ngay”.
Từ những quan niệm nhƣ vậy, theo Mạnh Tử, điều căn bản là giáo dục, giáo hóa, khuyếch sung bốn cái đầu mối đó để phát triển điều tốt và khi điều tốt phát triển nó sẽ đẩy lùi điều xấu và con ngƣời ngày càng xa cầm thú mà gần bậc thánh nhân. Đây chính là chủ định trong thuyết tính thiện của ông.
Nếu nhƣ Mạnh Tử khẳng định rằng, bản tính của con ngƣời là thiện thì ngƣợc lại, Tuân Tử khẳng định bản chất của con ngƣời là ác.
Theo Tuân Tử, “Tuân Tử xuất phát từ những nhu cầu bản năng sinh vật, tự nhiên của con ngƣời là phóng túng, thích gì đƣợc nấy, là “thoả mãn dục vọng”, “tự tƣ tự lợi” để cho rằng, tính ngƣời là ác” [dẫn theo 3, tr.26]. Xuất phát từ nhu cầu phổ biến là thỏa mãn những bản năng sinh vật của con ngƣời, ông xây dựng thuyết “tính ác” của mình. Tuân Tử không cho rằng tính ngƣời là do trời phú cho con ngƣời, nhƣng lại cho rằng, tính là cái mà con ngƣời sinh ra đã có, nhƣ Tuân Tử nói rằng “không học đƣợc, không thể làm đƣợc. Ở ngƣời ta sẵn có gọi là tính” (bất khả học, bất khả sự. Nhi tại nhân giã, vị tại tính) [44, tr.90].
Quan niệm về tính ngƣời của Tuân Từ khác với Mạnh Tử, nếu Mạnh Tử coi tính ngƣời là thiên lý, do trời phú cho con ngƣời, thì Tuân Tử lại nói đến cái tính khí chất của con ngƣời, coi cái hòa khí tự nhiên của họ sinh ra. Đó là nguyên nhân sự khác nhau, đối lập nhau trong học thuyết tính ngƣời của họ.
Từ quan niệm cho rằng, bản tính của con ngƣời là ác, Tuân Tử chỉ ra nguyên nhân của tính ác. Tuân Tử viết: “tính của con ngƣời, sinh ra là có sự