Tƣ tƣởng Nho giáo tiên Tần về mẫu ngƣời lý tƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của nho giáo tiên tần về con người và xã hội 001 (Trang 48 - 59)

CHƢƠNG 2 TƢ TƢỞNG NHO GIÁO TIÊN TẦN VỀ CON NGƢỜI

2.3. Tƣ tƣởng Nho giáo tiên Tần về mẫu ngƣời lý tƣởng

Đứng trƣớc một xã hội đang suy thoái về đạo đức của con ngƣời, xác định đối tƣợng quan tâm của mình là con ngƣời ở trần thế, Khổng Tử và các nhà Nho tiên Tần muốn làm cho con ngƣời thấy đƣợc chính bản thân mình, thấy đƣợc sự băng hoại về đạo đức, đồng thời dạy cho con ngƣời biết và thực hiện cái căn bản nhất của con ngƣời là đạo đức. Chính vì vậy, các ông không đề cập, hay nói đúng hơn là cố ý tránh đề cập đến những vẫn đề sống - chết,

dũng loạn, quỷ thần. Họ đặt sự chú ý và quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề đạo đức, con ngƣời đạo đức, mẫu ngƣời lý tƣởng… Nhƣ trong sách Luận ngữ, Khổng Tử cũng không nói về những điều trừu tƣợng, về sự hiện diện của quỷ thần. Điều này chúng ta có thể biết đƣợc qua cuộc đối thoại giữa Quý Lộ và Khổng Tử. Nhƣ Quý Lộ hỏi về việc quỷ thần, Khổng Tử nói rằng: “Thờ ngƣời còn chƣa nổi làm sao thờ đƣợc ma?” Thƣa: “ Dám hỏi về sự chết”. Khổng Tử nói: “Sống còn chƣa biết rõ làm sao biết đƣợc sự chết” [25, tr.449]

Tuy nhiên, Khổng Tử không phủ nhận sự tồn tại của quỷ thần. Ông yêu cầu mọi ngƣời phải kính tổ tiên và biết trọng Quỷ Thần: “ Tế tổ tiên coi nhƣ tổ tiên đang có mặt, tế thần coi nhƣ thần đang có mặt” (Tế nhƣ tại, tế thần nhƣ thần tại) [25, tr.249].

Qua đó chúng ta thấy, Khổng Tử coi nhiệm vụ của mình ở việc phục vụ con ngƣời, quan tâm đền công việc quốc gia, nhƣng ông vẫn cho rằng, cuộc sống của con ngƣời, công việc của quốc gia lại phụ thuộc vào đƣờng lối đúng đắn hay sai lầm của thiên tử và hệ thống quan lại. Đƣờng lối đó là Đạo. Khác với quan niệm của Lão Tử là “Đạo khả đạo, phi thƣờng đạo”, Đạo mà Khổng Tử đƣa ra là Đạo của trời, của con ngƣời là phần nắm bắt đƣợc để áp dụng vào việc trị nƣớc. Đạo đó có nhiệm vụ uốn nắn con ngƣời “cong vạy” thành ngay thẳng. Khi con ngƣời đó trở nên chân thành, ngay thẳng thì mọi quan hệ đều trở nên tốt đẹp, bởi vì bản thân con ngƣời mới là anh linh của trời đất.

Vậy ai là ngƣời có thể thực hiện sứ mệnh nói trên. Trong Kinh Dịch đã có khái niệm con ngƣời toàn thiện, hay thiện nhân. Đó là con ngƣời biết theo đạo trung chính, biết giá trị của hạng cao sỹ. Thế nhƣng, Dịch không thể bỏ qua mâu thuẫn đối lập với con ngƣời hoàn thiện nhƣ hai thế lực tƣ nhiên âm và dƣơng. Đó là sự đối lập giữa Quân tử và Tiểu nhân.

Ngƣời quân tử trong quan niệm của Nho giáo tiên Tần nhƣ thế nào, những phẩm chất, năng lực của họ là gì? ….

Thứ nhất, theo quan niệm của Nho giáo tiên Tần, ngƣời quân tử là những ngƣời thuộc tầng lớp trên, có đạo đức, có trí tuệ, biết mệnh trời, biết và có năng lực tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Một là, ngƣời quân tử trƣớc hết là những ngƣời thuộc tầng lớp trên.

Nhƣ trong chƣơng Tiên tiến, sách Luận ngữ, Khổng Tử nói: Tiên tiến ƣu lễ nhạc, dã nhân dã. Hậu tiến ƣ lễ nhạc, quân tử dã” [ 25, tr. 441] (Tạm dịch: Ngƣời đời xƣa học lễ, nhạc, sau mới ra làm quan ấy là những ngƣời quê mùa (chƣa đƣợc phong chức tƣớc). Những ngƣời có địa vị quan tƣớc sau mới học lễ nhạc thì đấy mới là ngƣời quân tử (con em các bậc khanh sỹ, đại phu). Theo đó thuật ngữ quân tử là từ đƣợc dùng để chỉ con em các bậc khanh sỹ, đại phu - những ngƣời không bắt buộc phải học lễ nhạc trƣớc khi họ ra đảm nhận cƣơng vị quản lý xã hội và nếu có học thì chỉ nhằm thêm yêu ngƣời mà thôi, ngƣời quân tử học đạo sẽ biết yêu ngƣời, cho tiểu nhân học đạo sẽ dễ khiến.Thuật ngữ quân tử còn đƣợc làm rõ thêm nhƣ trong chƣơng Vi chính, sách Luận ngữ, Khổng Tử nói: “Ngƣời quân tử thân với khắp mọi ngƣời mà không tƣ vị, kẻ tiểu nhân tƣ vị mà không thân với khắp ngƣời” [25, tr.226].

Hai là, quan niệm của các nhà Nho tiên Tần về ngƣời quân tử thể hiện

trong sự đối lập với tiểu nhân. Sự đối lập này đã đƣợc khẳng định ngay từ đầu và sự đối lập này hoàn toàn mang tính tự nhiên. Nhƣng làm thế nào mà tiểu nhân cải tà quy chính đƣợc. Khổng Tử đã giải quyết vấn đề đó bằng cách vƣợt khỏi lập luận của dịch về sự hình thành hai thế lực đối lập. Ông khẳng định bản tính ngƣời ta gần giống nhau, thói quen khiến xa nhau (Tính tƣơng cận giã, tập tƣơng viễn giã). Nghĩa là, nếu đƣợc giáo dục con ngƣời có thể uốn nắn đạo đức của họ, đƣa họ về với bản tính ngay thẳng, lành ban đầu và nâng cao phẩm hạnh của họ bằng việc học, tu dƣỡng đạo đức. Tuy nhiên, với kẻ tiểu nhân thì sự “giáo dục” đó chỉ hiệu quả khi họ dễ bị sai khiến: “Chỉ có

hạng thƣợng trí và hạng hạ ngu là không thay đổi (tính tình)” (Duy thƣợng trí, dữ hạ trí ngu bất di) [25, tr.614].

Hạng thƣợng trí ở đây là chỉ thánh nhân, đó là những ngƣời nắm bắt đƣợc đạo trời, mệnh trời để làm ra các phép tắc dạy ngƣời. Bậc thấp hơn bậc là quân tử tức là ngƣời giữ đúng phép tắc trong hành xử của mình.

Bậc cuối cùng trong phân hạng ngƣời là tiểu nhân, tức là những kẻ mà trong cuộc sống, bất chấp mọi giá trị đạo đức sẵn sàng làm bất cứ điều gì, miễn là có lợi cho họ.

Ngƣời quân tử là những ngƣời đối lập với kẻ tiểu nhân. Sự đối lập giữa ngƣời quân tử và kẻ tiểu nhân đƣợc Khổng Tử nói nhiều trong sách Luận ngữ. Nhƣ trong chƣơng Tử Lộ, sách Luận ngữ, Khổng Tử nói: “ Ngƣời quân tử hòa hợp với mọi ngƣời mà không a dua, kẻ tiểu nhân a dua mà không hòa hợp” [25, tr. 519], còn trong chƣơng Vệ Linh Công, sách Luận ngữ, Khổng Tử nói: “Ngƣời quân tử không cần biết những điều nhỏ nhặt nhƣng có thể nhận chức vụ lớn, kẻ tiểu nhân không thể nhận chức vụ lớn, mà có thể biết những điều nhỏ nhặt vậy.” [25, tr. 585]. Trong sách Mạnh Tử, khi đề cập đến sự khác nhau cơ bản giữa con ngƣời với loài vật, Mạnh Tử đã chỉ ra sự khác biệt chủ yếu về mặt đạo đức giữa ngƣời dân với ngƣời quân tử, nhƣ ông nói: “Ngƣời ta khác loài cầm thú có bao nhiêu đâu. (Đó chẳng qua cũng chỉ là nhân nghĩa mà) ngƣời dân thƣờng bỏ mất, ngƣời quân tử giữ đƣợc” [25, tr.1073].

Với những luận điểm trên đây ta thấy, ngƣời quân tử hiện ra là ngƣời có đạo đức và thuộc tầng lớp trên của xã hội. Ngƣời chỉ chăm lo những điều nhân nghĩa mà không chú ý điều nhỏ nhặt, những công việc chân tay nhƣ cày cấy, hay làm vƣờn.

Ba là, ngƣời quân tử phải là ngƣời hiểu đƣợc “vận mệnh” và “thiên

mệnh”. Khi các nhà Nho tiên Tần bàn về vai trò của con ngƣời trong quan hệ trời, đất và vạn vật , con ngƣời phải biết “vận mệnh” và “thiên mệnh”. Do

vậy, đã là ngƣời quân tử, thì càng phải là ngƣời hiểu đƣợc “vận mệnh” và “thiên mệnh”. Ngƣời quân tử là mắt khâu liên kết với thánh nhân và ngƣời thƣờng, là sợi dây nối quá khứ với hiện tại. Quân tử theo Khổng Tử phải sợ ba điều: “Sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân vì không biết, không sợ mệnh trời, nên không sợ, (mà còn) khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời của thánh nhân” [25, tr. 604]. Và theo Khổng Tử, nếu không biết sợ, không cảm nhận đƣợc sự hiện diện của trời, sỉ vả quá khứ và coi thƣờng những điều thánh thiện thì tất thảy những cái đó sẽ dẫn tới những điều nghiêm trọng: “Chẳng biết đƣợc mệnh trời, không lấy gì để làm ngƣời quân tử. Chẳng biết lễ, không lấy gì để lập thân. Chẳng biết phân biệt nổi lời phải trái, không lấy gì để biết ngƣời” (Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử dã. Bất tri lễ, vô dĩ lập dã) [25, tr.690].

Quân tử khác với tiểu nhân, còn ở chỗ, ngƣời quân tử biết lễ do đi theo đƣờng chính, nắm đƣợc đạo trung dung, biết đƣợc mệnh trời mà vƣơn lên để đạt đến cao thƣợng, đến trạng thái hoàn thiện và làm ngƣời khác cũng hoàn thiện thêm. Nhƣ Khổng Tử nói: “Ngƣời quân tử đạt tới chỗ cao thƣợng, kẻ tiểu nhân đạt tới chỗ thấp hèn” (Quân tử thƣợng đạt, tiểu nhân hạ đạt) [25, tr.544].

Theo các nhà Nho giáo tiên Tần, khi ngƣời quân tử biết “mệnh trời” rồi thì ngƣời quân tử cứ an mà làm điều lành điều phải, dẫu thế nào cũng đã có mệnh trời, không oán trời và không giận ngƣời [27, tr.81].

Do biết mệnh trời, ngƣời quân tử vui theo mệnh trời mà thực hành cho phải đạo, đúng đạo, chứ không đƣợc tự ý làm theo những điều riêng tƣ của mình. Còn những kẻ tiểu nhân, do mu muội, không đƣợc học hành nên không có hiểu biết đƣợc cái thiên lý (Lý trời) cao cả nên không biết sợ là gì. Vậy là, ngƣời quân tử hơn kẻ tiểu nhân là biết “mệnh trời” và “vận trời” để “vƣơn lên”. “Vƣơn lên” ấy chính là sự thể hiện vai trò của ngƣời quân tử đối với

việc kiến tạo và duy trì xã hội lý tƣởng. Để làm đƣợc điều này, ngƣời quân tử phải có đạo đức, phải có đƣợc những phẩm chất và năng lực phù hợp với vị trí, với danh phận của mình.

Thứ hai, những phẩm chất và năng lực của ngƣời quân tử, có thể khái

quát lại ở hai phƣơng diện đạo đức và năng lực thực tiễn thi hành cái đạo đức của mình.

Về phương diện đạo đức: Theo Nho giáo tiên Tần, ngƣời quân tử phải

có đạo đức, phải có những phẩm chất đạo đức nhƣ Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí. Những phẩm chất đạo đức này là tiêu chuẩn và yêu cầu căn bản đƣợc Nho giáo tiên Tần đặc biệt quan tâm. Và theo Khổng Tử, con ngƣời toàn thiện là ngƣời có phẩm chất đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trong đó đức Nhân đƣợc đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, ngƣời quân tử “có khi còn quyên sinh để giữ đạo nhân” (Hữu sát thân dĩ thành nhân) [25, tr.570]

Vậy lễ là gì mà có thể làm cho xã hội này trở nên trật tự, hài hòa? Lễ trƣớc hết là cái làm cho vạn vật trong thế giới này có đƣợc vị thế phù hợp. Do vậy, con ngƣời là một trong vạn vật đó cũng phải tuân theo lễ, phải biết “khắc kỷ phục lễ”, bởi “Ngƣời mà không có lòng nhân, dùng lễ sao đƣợc” (Nhân nhi bất nhân, nhƣ lễ hà? Nhân nhi bất nhân, nhƣ nhạc hà?) hoặc “Cung kính mà thiếu lễ thì khó nhọc, cẩn thận mà thiếu lễ thì nhút nhát, cƣơng dũng mà thiếu lễ thì loạn, thẳng thắn mà thiếu lễ thì nóng gắt” (Cung nhi vô lễ tắc lao, thận nhi vô lễ tắc tỉ. Dũng nhi vô lễ tắc loạn, trực nhi vô lễ tắc giảo). [25, tr.375]. Nhƣ vậy, lễ là cái đóng vai trò điều chỉnh hành vi con ngƣời, làm cho con ngƣời ứng xử với nhau tốt hơn trên cơ sở lấy “thứ” làm trọng. Nhờ có “thứ” mà con ngƣời biết “ Điều gì mình không muốn ngƣời khác làm cho mình, chớ áp dụng cho ngƣời” (Kỷ sở bất dục, vật thi ƣ nhân) [25, tr.570]. Mặc dù vậy, bản thân ngƣời quân tử cũng tự nhận thấy mình chƣa phải là ngƣời hoàn thiện, nên họ luôn tự xác định phải thƣờng xuyên hoàn thiện bản thân để trở

nên tốt hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, không ai có thể tránh đƣợc sai lầm, song ngƣời quân tử là ngƣời biết sai để sửa và đó cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời toàn thiện. Nhƣ Khổng Tử nói: “ Có lỗi mà không sửa mới thật là lỗi” (Quá nhi bất cải, thị ví quá dã) [25, tr.582]. Khác với quân tử, tiểu nhân không nhận thấy lỗi của mình và nếu nhận ra cũng không chịu sửa chữa. Ngƣời quân tử luôn nghiêm khắc với mình, luôn tự truy tìm nguyên nhân ở mình, ngƣợc lại tiểu nhân thƣờng đổ lỗi cho ngƣời khác: “Ngƣời quân tử trông ở mình, kẻ tiểu nhân trông ở ngƣời khác” (Quân tử cầu chƣ kỷ, tiểu nhân cầu chƣ nhân) [25, tr.577].

Theo các nhà Nho tiên Tần, ngƣời quân tử chỉ nên quan tâm đến đạo lý, đến nhân nghĩa chứ không nên quan tâm tới nghèo đói. Trong chƣơng Vệ

Linh Công, sách Luận ngữ, Khổng Tử nói: “Ngƣời quân tử chỉ lo âu về đạo

lý, chẳng lo âu chuyện nghèo khó’’ [25, tr. 583]. Cũng trong chƣơng Vệ Linh Công, sách Luận ngữ, Khổng Tử còn nói: “Ngƣời quân tử lấy đạo nghĩa làm căn bản, dùng lễ để thi hành, biểu lộ bằng đức khiêm tốn, hoàn thành nhờ chữ tín” [25, tr.576]. Và cũng từ phƣơng diện đạo đức, các nhà Nho tiên Tần hết sức chú trọng và đề cao những con ngƣời chính trực, ngay thẳng, đến việc thực hành “nói phải đi đôi với làm” hoặc “nói ít làm nhiều”, nếu lời nói quá xa với việc làm (xảo ngôn) thì đó là điều đáng xấu hổ của ngƣời quân tử. Về điều này, Khổng Tử nói: “Trƣớc hết phải làm đƣợc nhƣ lời mình nói ra, sau đấy cứ theo đó mà làm” [25, tr. 226]. Từ những luận điểm mà Nho giáo tiên Tần nói về ngƣời quân tử, chúng ta thấy phẩm chất, đạo đức của ngƣời quân tử nhƣ vậy thật đáng để làm mẫu và học tập.

Về phương diện năng lực: Theo quan niệm của Nho giáo tiên Tần,

nguời quân tử phải có tài năng và năng lực. Trong chƣơng Hiến Vấn, sách

Luận ngữ, Khổng Tử nói: “Giữ đức mà không mở mang (đức) cho rộng lớn,

tr. 658]. Ngƣời quân tử chỉ thật sự là “quân tử” khi họ biết mang những điều mình học đƣợc, rèn luyện đƣợc ra làm sáng tỏ trong thiên hạ, làm cho mọi ngƣời, mỗi ngƣời đều có đạo đức, có nhƣ vậy mới là làm tròn cái đạo của ngƣời quân tử.

Vẫn biết rằng ngƣời quân tử – con ngƣời mẫu trong thiên hạ phải là ngƣời có những phẩm chất, năng lực của mình song làm thế nào để rèn luyện, tu dƣỡng và giữ gìn đƣợc đạo đức suốt đời.

Những phương thức để người quân tử đạt được những phẩm chất, năng

lực của mình: Phƣơng thức đầu tiên để ngƣời quân tử đạt đƣợc những phẩm

chất và năng lực của mình là sửa mình, tu thân, tức là tu dƣỡng đạo đức. Đây là con đƣờng chủ yếu để ngƣời quân tử đạt đến những phẩm chất đạo đức và năng lực cần có.

Về điều này, trong trƣơng Hiến Vấn, sách Luận ngữ có chép rằng, khi Tử Lộ hỏi về ngƣời quân tử (phải làm sao), Khổng Tử nói: “Sửa mình để nên ngƣời kính cẩn” thì “Có vậy thôi ƣ”, đáp: “Sửa mình (kính cẩn) để yên trăm họ. Sửa mình để yên trăm họ, việc đó dẫu vua Nghiêu, vua Thuấn cũng chƣa làm cho trọn” [25, tr. 559]. Để đạt đƣợc những phẩm chất và năng lực đó, ngƣời quân tử phải sửa mình, phải tu dƣỡng bản thân theo những chuẩn mực đạo đức nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, hiếu, trung, ... Và có nhƣ vậy, ngƣời quân tử mới có thể đảm bảo đƣợc vai trò giữ yên cho trăm họ của mình. Trong chƣơng Quý Thị, sách Luận ngữ, đề cập tới vấn đề này cho thấy, con đƣờng tu thân ấy chỉ có thể thực hiện đƣợc khi ngƣời quân tử biết suy nghĩ theo chín điều sau: “Khi xem phải suy nghĩ xem đã rõ ràng chƣa, khi nghe phải suy nghĩ xem đã thông tỏ chƣa? Sắc mặt khi đối đãi giao tiếo ngƣời phải suy nghĩa đã ôn hoà chƣa? Thái độ đối xử với ngƣời phải suy nghĩ xem đã thật cung kính chƣa? Nói chuyện với ngƣời phải suy nghĩ xem đã thật trung thành chƣa? Làm việc phải suy nghĩ đã nghiêm túc chƣa? Có nghi vấn đã suy nghĩ

hoạ, khó khăn về sau chƣa” [45, tr. 470 – 471]. Nếu ngƣời quân tử đã biết và hành động theo chín điều này thì mọi sự tất sẽ hoàn thành bởi chín điều này đƣợc xem nhƣ là những nguyên tắc để ngƣời quân tử đi từ nhận thức đến hành động hợp với đạo.

Đồng thời các Nho giáo tiên Tần cũng khuyên ngƣời ngƣời quân tử phải hạn chế, tiết chế những ham muốn dục vọng của mình nhƣ trong Quý Thị, sách Luận ngữ, Khổng tử nói: “Ngƣời quân tử có ba điều phải răn ngƣời: 1. Lúc còn trẻ, huyết khí chƣa ổn định, cần răn ngƣời về nữ sắc; 2. Tới khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của nho giáo tiên tần về con người và xã hội 001 (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)