CHƢƠNG 2 TƢ TƢỞNG NHO GIÁO TIÊN TẦN VỀ CON NGƢỜI
2.2. Quan niệm của Nho giáo tiên Tần về vai trò của con ngƣời
Quan niệm của Nho giáo tiên Tần về bản tính của con ngƣời là cơ sở của quan niệm về vai trò của con ngƣời – một trong số những nội dung quan trọng của Nho giáo tiên Tần về con ngƣời. Khi đề cập đến vấn đề vai trò của con ngƣời, Nho giáo tiên Tần đã đặt con ngƣời trong mối quan hệ với thế giới (trời, đất, vạn vật) và con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với xã hội.
2.2.1. Về vai trò của con người trong mối quan hệ với trời đất, vạn vật.
Khổng Tử ít nói về trời, nhƣ Tử Cống - học trò của Khổng Tử có lần nhận xét: “Phu tử nói về văn chƣơng, chúng ta thƣờng đƣợc nghe. Phu tử nói về bản tính và đạo trời, chúng ta không thƣờng đƣợc nghe” (Tử Cống viết: Phu tử chi văn chƣơng khả đắc nhi văn dã. Phu tử chi ngôn tính dữ thiên đạo bất khả đắc nhi văn dã!) [25, tr.298]. Song không có nghĩa là Khổng Tử không nói gì và bàn gì về trời, đặc biệt là quan hệ giữa trời và ngƣời. Khổng Tử coi trời là chúa tể của vũ trụ. Trong tƣ tƣởng của các nhà Nho tiên Tần thì con ngƣời có thể sánh ngang với trời đất, và cùng với trời đất hoá sinh ra vạn vật.
Đồng thời, con ngƣời cũng là một vật, một loài trong khối nhất thể bao gồm trời, đất, muôn vật, muôn loài và là một bộ phận của tự nhiên: “Nhân giả kỳ thiên địa chi đức, âm dƣơng chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tƣ khi
giã” (ngƣời là cái đức của trời đấy, sự giao hợp của âm dƣơng, sự hội tụ của quỷ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành).
Khi nói về vai trò của con ngƣời trong mối quan hệ với trời, đất, con ngƣời có thể sách ngang với trời, đất, và cùng với trời, đất hóa sinh ra vạn vật chỉ với điều kiện, con ngƣời phải tuân theo những nguyên lý “âm dƣơng biến hóa” của đạo trời và “cƣơng nhƣ tƣơng thôi” của đạo đất.
Trời là nguồn gốc, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với con ngƣời. Trong Kinh Thi, Kinh Lễ đã thể hiện rất rõ với những mệnh đề nhƣ: “vạn vật gốc ở trời” (Kinh Lễ), “trời sinh ra ngƣời… thì ngƣời phải lấy trời làm gốc”
(Kinh Thi).
Những mệnh đề này đã nói lên rằng: Trời sinh ra con ngƣời đồng thời xác định vị trí, vai trò cũng nhƣ thái độ, nghĩa vụ của con ngƣời đối với trời.
Khi bàn về trời và vai trò của trời đối với con ngƣời, xã hội, Khổng Tử cho rằng, trời có đức, có đạo, có mệnh, “Trời sinh ta có đức” (Thiên sinh đức) [25, tr.360]. Do vậy mà trời là chúa tể tối cao sinh ra tất cả, thống trị tất cả, quyết định tất cả trong cái càn khôn, vũ trụ, con ngƣời. Đạo trời (Thiên đạo) là thiên đức sinh ra, nuôi dƣỡng vạn vật, con ngƣời. Đức của trời (Thiên đức) thể hiện sự bao dung tất cả mọi đức nhỏ, đức lớn của các muôn vật, muôn loài, muôn ngƣời. Nhƣ sách Trung dung viết: “Đức nhỏ thì sông suối chảy tuôn,đức lớn thì đôn hậu hóa dục muôn vật. Đó là duyên cớ khiến trời đất là lớn vậy” [37, tr.166]. Đạo của trời là sự thể hiện cái đức của trời trong sự sinh ra và biến hóa của muôn vật, muôn loài. Sách Trung dung chỉ rõ: “Lớn thay là đạo của thánh nhân! Tràn đầy khắp nơi để phát triển và nuôi dƣỡng muôn loài, lại phát dục muôn vật, lại cao vút tới tận trời! Đầy đủ thay là Kinh Lễ với ba trăm điều lễ nghi, ba nghìn điều uy nghi. Phải có ngƣời đó mới thi hành đƣợc” [25, tr.158].
“Đạo” của trời còn bao gồm sự biến hóa qua lại ở trong khắp vũ trụ, trời đất. Con ngƣời nếu dựa vào nguyên lý “thiên địa vạn vật nhất thể” thì có thể biết đƣợc cái “đạo” ấy tồn tại, biến hóa ở khắp mọi nơi, ở trong muôn vật, muôn loài.
Điều này cho thấy, theo các nhà Nho tiên Tần, mệnh của trời là quyền uy, là thể hiện vai trò của trời đối với vạn vật, muôn vật trong sự sinh thành, biến đổi, mất đi của muôn loài. Theo đó, cái tính, cái đức của con ngƣời, vận mệnh (giàu sang, nghèo hèn) của con ngƣời cũng là mệnh trời, do mệnh trời, vì vậy mà con ngƣời không thể cƣỡng lại đƣợc.
Và cũng chính từ quan niệm cho rằng, trời là chúa tể tối thƣợng nên Nho giáo tiên Tần khẳng định, quyền uy của trời, mệnh trời là tuyệt đối. Từ việc khẳng định này, Nho giáo tiên Tần cho rằng, con ngƣời không đƣợc làm trái mệnh trời, phải suy nghĩ và hành động theo đúng đạo trời, mệnh trời. Nếu nhƣ không làm đúng đạo trời, mệnh trời thì sẽ mắc tội với trời và sẽ bị trừng phạt, nhƣ Khổng Tử khẳng định: “Mắc tội với trời, khấn đâu cho khỏi” (Hoạch tội ƣ thiên, vô sở đảo dã) [25, tr.249].
Nho giáo tiên Tần đã chỉ rõ tiêu chuẩn của ngƣời quân tử và phân biệt ngƣời quân tử và kẻ tiểu nhân là có “tri thiên mệnh” và “uý thiên mệnh” hay không. Nhƣ Khổng Tử nói: “Ngƣời quân tử có ba điều kính sợ, sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời dạy của Thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời nên không sợ, khinh nhờn bậc đại nhân, coi thƣờng lời dạy của Thánh nhân” [25, tr.512].
Nhƣ vậy, trời trong quan niệm của Nho giáo tiên Tần có vị trí đặc biệt quan trọng, trời không những sinh trƣởng ra muôn vật, mà còn sinh ra con ngƣời. Mệnh trời có vai trò quyết định đến vận mệnh của con ngƣời. Con ngƣời phải làm theo “mệnh trời” nếu không sẽ nhận sự trừng phạt nghiêm khắc từ trời.
Với việc nhìn nhận về vai trò của con ngƣời trong mối quan hệ với trời nhƣ vậy, Nho giáo tiên Tần chỉ nhìn nhận con ngƣời nhƣ một lực lƣợng, một thực thể thụ động trƣớc trời đất. Rõ ràng, với quan niệm nhƣ vậy, Nho giáo tiên Tần đã đứng trên lập trƣờng duy tâm khi xem xét mối quan hệ giữa con ngƣời với trời đất.
2.2.2. Về vai trò của con người trong các mối quan hệ xã hội cơ bản.
Việc phân chia các mối quan hệ cơ bản của con ngƣời là do cách nhìn nhận con ngƣời từ nhiều phƣơng diện ở các nhà Nho tiên Tần.
Từ phương diện đạo đức, đề cập đến mối quan hệ giữa quân tử – tiểu
nhân; từ phương diện lao động xã hội, đề cập đến mối quan hệ giữa lao lực – lao tâm; từ phương diện chính trị, đề cập đến mối quan hệ bị trị – thống trị; từ
phương diện thiết chế xã hội, đề cập đến các quan hệ trong gia đình, đó là các
quan hệ: cha – con, chồng – vợ, anh – em; trong xã hội, đó là quan hệ “bằng hữu” (bạn bè), trên dƣới, thiên tử – thiên hạ… Và trong từng mối quan hệ ấy lại bao gồm các quan hệ khác vừa đan xen, vừa ràng buộc lẫn nhau, hết sức phức tạp. Đồng thời, ứng với mối quan hệ ấy, các nhà Nho tiên Tần lại đƣa ra những quy phạm, chuẩn mực đạo đức để ràng buộc, cột chặt con ngƣời vào trong những mối quan hệ này, định rõ trách nhiệm của con ngƣời trong gia đình và ngoài xã hội. Những quy phạm, những chuẩn mực đạo đức đó gộp chung lại gọi là đạo làm ngƣời. Thông qua các mối quan hệ của con ngƣời và quan niệm về đạo làm ngƣời, có thể nhìn nhận rõ hơn quan niệm của Nho giáo tiên Tần về vai trò của con ngƣời. Tuy nhiên, vai trò của con ngƣời đƣợc đề cập và quan tâm nhiều nhất là ở trong ba mối quan hệ cơ bản là cha – con, vua – tôi và chồng – vợ, với năm đức chủ yếu là nhân, nghĩa, lễ trí, tín.
Trong gia đình, Nho giáo tiên Tần đƣa ra ba mối quan hệ cơ bản (cha –
con, chồng –vợ, anh – em). Trong đó, hai mối quan hệ đƣợc quan tâm, lý giải nhiều nhất, đó là mối quan hệ cha – con và mối quan hệ chồng – vợ.
Quan hệ cha – con là một trong ba mối quan hệ cơ bản của con ngƣời. Trong mối quan hệ này, Nho giáo tiên Tần đƣa ra hai chuẩn mực đạo đức là
Từ và Hiếu. Theo đó, cha mẹ phải thƣơng yêu, dƣỡng dục con cái; con cái phải biết chăm sóc và kính trọng cha mẹ. Cụ thể là, cha mẹ phải có đức Từ, tức là cha mẹ phải giáo dục con cái, phải là tấm gƣơng cho con cái noi theo: “Dạy dỗ ắt phải dựa vào điều chính đính. Dựa vào điều chính đính không đƣợc rồi sinh giận dữ. Giận lên rồi, thì trái lại sẽ hại đến tình cha con… Giữa cha con, không thể trách thiện. Trách thiện thì cha con chia lìa. Chia lìa là điều bất thƣờng rất lớn, không gì lớn hơn” [25, tr.1047].
Theo các nhà Nho tiên Tần, trong đạo Hiếu, phận làm con phải có trách nhiệm làm cho cha mẹ mình đƣợc kính trọng trong xã hội, giữ đƣợc địa vị của ông cha, làm theo lễ của ông cha, kính những ngƣời mà ông cha trọng, thờ ngƣời chết nhƣ phụng dƣỡng ngƣời sống, trọng ngƣời đã qua đời nhƣ ngƣời đang tồn tại, biết phụng dƣỡng cha mẹ khi còn sống phải đúng lễ nghĩa. Nhƣ Khổng Tử nói: “Lúc cha còn sống, xem chí hƣớng của ngƣời, lúc cha mất rồi, xem cách cƣ xử của ngƣời; ba năm không thay đổi đƣờng lối của cha, khá gọi là hiếu vậy” (phụ tại quan kỳ chí, phụ một quan kỳ hạnh, tam niên vô cải ƣ phụ chỉ đạo, khả vị hiếu hĩ)[25, tr.206].
Trong gia đình cho đến xã hội, bất kỳ ở địa vì nào, kể cả là nhà vua cũng phải thực hiện đạo Hiếu và thi hành đạo Hiếu, nhƣ Khổng Tử nói rằng: “Hiếu đễ là cái đức của vua tôi, kẻ sĩ và thứ dân đều phải đề cao và thi hành” [dẫn theo 3, tr.29]. Ngƣợc lại với “Hiếu” là “Bất hiếu”, Khổng Tử xem “bất hiếu” có ba điều: Thứ nhất, là không nuôi nổi cha mẹ khi về già. Thứ hai, không có con để nối dõi, khiến cha mẹ không có ngƣời hƣơng khói. Thứ ba, làm những chuyện bậy bạ khiến ngƣời ta đụng chạm đến cha mẹ, để cha mẹ phải mang nhục. Trong ba điều ấy thì không có con là tội bất hiếu lớn nhất. Về điều này, Mạnh Tử nói thêm rằng: “Tội bất hiếu có ba điều, mà không có
con nối dõi là nặng nhất. Vua Thuấn lấy vợ mà không thƣa trình cha mẹ, cũng vì sợ tội không có con nối dõi” [25, tr.1054]. Với Mạnh Tử, thi hành đạo hiếu, con ngƣời (của con cái) không chỉ thể hiện đƣợc đạo hiếu với cha mẹ mình mà còn là điều kiện để yêu ngƣời khác và góp phần ổn định trật tự xã hội. Nhƣ trong sách Mạnh tử, ông nói: “Kính cha ông của mình là để biết kính cha ông của ngƣời, đùm bọc trẻ thơ của mình là để biết đùm bọc trẻ thơ của ngƣời (cứ thế mà làm thì) việc thiên hạ dễ nhƣ trở bàn tay” [25, tr.748].
Nhƣ vậy, trong mối quan hệ cha – con, các nhà Nho tiên Tần luôn đề cao địa vị, vai trò của cha mẹ là bề trên của con cái, luôn nhấn mạnh đức Hiếu
tức là nhấn mạnh nghĩa vụ và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ, đạo
Hiếu chính là gốc đạo đức của con ngƣời.
Trong mối quan hệ chồng – vợ, Nho giáo tiên Tần đƣa ra phạm trù
Nghĩa. Tức là mối quan hệ vợ – chồng đƣợc xây dựng dựa vào sự ràng buộc
trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau.
Theo quan điểm của Nho giáo tiên Tần, chồng phải biết thƣơng yêu vợ, con, ngƣời chồng phải có nghĩa, phải làm gƣơng cho vợ. Nhƣ Mạnh Tử nói: “Câu Kinh Thi: “Làm gƣơng cho vợ mình, lan ra tới anh em, để yên trị từ nhà tới nƣớc muốn nói chỉ cần phát huy tấm lòng đó, lan ra tới mọi ngƣời mà thôi. Vì thế, rộng thì ân đức đủ bảo bọc ngƣời trong bốn biển; không rộng thì ân đức, chẳng bảo bọc nổi vợ con” [25, tr.748]. Nhƣng để trong gia đình luôn hòa thuận, đầm ấm thì ngƣời vợ phải hiền từ, biết chăm lo, vun vén cho gia đình nhà chồng và biết vâng lời chồng. Nhƣ trong sách Mạnh tử có chép lại lời của Mạnh Tử dẫn trong sách Kinh Lễ rằng: “Đàn bà lúc lấy chồng, có mẹ đứng chỉ bảo. Khi đƣa (con gái) ra khỏi cửa, bà răn rằng: “Mày về nhà chồng, phải kính, phải răn, chớ trái lời chồng - lấy nhu thuận làm chính yếu, ấy là đạo của ngƣời vợ” [25, tr.971]. Điều này muốn dạy rằng, ngƣời vợ phải vâng lời chồng, phải thuận theo ý chồng để làm trọn “đạo” vợ. Đành rằng những điều
dạy này là để giữ hòa thuận trong gia đình song nó lại đề cao vai trò của ngƣời chồng mà xem nhẹ vai trò của ngƣời phụ nữ; phụ nữ đƣợc nhìn nhận đánh giá thấp hơn so với đàn ông.
Về mối quan hệ anh – em trong gia đình, Nho giáo tiên Tần đòi hỏi phải có đễ. Nghĩa là trong một nhà, anh em phải biết bao bọc, ngƣời anh phải che chở cho em, nhƣờng nhịn em; làm em phải biết nghe lời anh, kính trọng anh. Thực ra trong quan niệm của Nho giáo tiên Tần, ngƣời anh trong gia đình cũng có quyền thay cha giải quyết việc gia đình (quyền huynh thế phụ).
Trong xã hội: Trong tƣ tƣởng của Nho giáo tiên Tần (và cả Nho giáo
nói chung), mối quan hệ vua – tôi đƣợc xem là cơ bản nhất và đƣợc chú ý nhiều nhất, bởi đây là mối quan hệ mang nội dung và tính chất chính trị rõ rệt nhất.
Theo đó, trong mối quan hệ này,vua còn đƣợc gọi là Thiên tử, có sứ mệnh to lớn nhất là thay trời trị dân, giáo dân, vì vậy mà vua có địa vị cao nhất và có quyền uy tuyệt đối và bao trùm lên khắp thiên hạ.
Khái niệm “tôi” (bề tôi), trong sách Luận ngữ và sách Mạnh tử bao quát nhiều đối tƣợng: bề tôi là mọi ngƣời nói chung, bề tôi là dân; bề tôi là tầng lớp quan lại giúp vua trong việc cai trị. Và để mối quan hệ vua – tôi đƣợc bền chặt, góp phần vào việc bảo vệ, duy trì địa vị, vai trò thống trị của nhà vua thì nhƣ Khổng Tử đã chỉ rõ: “Thần sự quân dĩ trung” (Bề tôi phụng sự nhà vua bằng đạo trung và phải hết lòng với vua) [25, tr.255]. Còn nhà vua phải biết yêu dân, thƣơng dân, hợp lòng dân, theo đúng lễ: “Quân sử thần dĩ lễ” (Nhà vua sai khiến bề tôi bằng lễ) [25, tr.255]; nhà vua cần biết tôn trọng bề tôi và biết nghe sự can gián của bề tôi. “Bề tôi can gián thì vua theo, nói phải thì vua nghe, ơn huệ thấm xuống dân. Bề tôi vì một kẻ nào đó mà bỏ nƣớc mà ra đi, ắt vua sai ngƣời hộ tống đến biên giới” [dẫn theo 4, tr.29]. Vua đối với bề tôi bằng lễ, còn bề tôi phải trung với vua, mà trung là phải biết giúp
vua đi theo con đƣờng đạo đức, dồn hết tâm trí để làm việc nhân, phải biết đặt lợi ích của vua (lợi ích đất nƣớc) lên hàng đầu. Trung với vua còn có nghĩa là cung, kính. Nhƣ trong sách Mạnh Tử, Mạnh Tử nói: “Nhắc nhở vua nên làm những việc khó khăn là tôn trọng vua, bày tỏ điều thiện, ngăn lấy điều ác (trƣớc mặt vua) là kính trọng vua, còn nhƣ nói rằng vua ta không làm nổi việc thiện đâu, chính là làm hại vua” [25, tr.1016]. Trong tƣ tƣởng của các nhà Nho tiên Tần mà chủ yếu là Khổng Tử và Mạnh Tử, luôn coi nƣớc là “gia đình lớn”, vua là cha mẹ của dân, nên đức “trung” còn là đức “hiếu”, tận trung cũng là tận hiếu với vua.
Song, theo các nhà Nho tiên Tần, để làm tròn trách nhiệm là ngƣời thay trời trị dân, là cha mẹ của muôn dân, nhà vua phải có đức Nhân (tức là phải có đạo đức), nhƣ Khổng Tử cho rằng: “Đạo chỉ có hai đƣờng mà thôi: Nhân và Bất nhân”. Đức Nhân của vua đƣợc thể hiện trong việc vua phải làm theo “mệnh trời” là nuôi dƣỡng và giáo hóa dân bởi dân là do trời sinh ra. Vua thực hiện việc trị dân, giáo dân, dƣỡng dân thì phải thƣờng xuyên tu dƣỡng đạo đức, phải thƣơng yêu dân, phải hợp lòng dân. Có nhƣ vậy dân mới có đạo đức, có khuôn phép… nhƣ Khổng Tử đã từng nói: “Nếu vua thƣơng yêu (nhân) bề tôi thì bề tôi phải trung thành với vua” còn Mạnh Tử thì cho rằng, “Vua coi bề tôi nhƣ tay chân, thì bề tôi coi vua nhƣ gan ruột, vua coi bề tôi