Những biện pháp chủ yếu để kiến tạo xã hội lý tƣởng theo quan niệm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của nho giáo tiên tần về con người và xã hội 001 (Trang 68 - 98)

CHƢƠNG 3 TƢ TƢỞNG CỦA NHO GIÁO TIÊN TẦN VỀ XÃ HỘI

3.2. Những biện pháp chủ yếu để kiến tạo xã hội lý tƣởng theo quan niệm của

quan niệm của Nho giáo tiên Tần.

Nhằm đƣa xã hội từ “vô đạo” trở thành “hữu đạo và hơn nữa là nhằm kiến tạo, duy trì xã hội lý tƣởng, các nhà Nho tiên Tần đã đề xuất nhiều biện pháp đă ̣c biê ̣t là các biê ̣n pháp chủ yếu dƣới đây:

3.2.1. Thi hành biện pháp chính danh

Nhƣ phần đầu đã trình bày, xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn gay gắt. Những mâu thuẫn đó đƣợc Lã Trấn Vũ trong “Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc” khái quát thành bốn biểu hiện: “1. Hỗn loạn về quan niệm đẳng cấp và danh phận; 2. Các chƣ hầu xâm lấn và thôn tính lẫn nhau; 3. Sự phát triển của những mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và bọn lãnh chúa phong kiến và địa vị của bọn chúa phong kiến lớn bị lung lay; 4. Sự rối loạn của những quan hệ tông pháp” (dẫn theo 65, tr.84). Mạnh Tử cũng đã nhận xét về thời kì này là: “đời này suy đồi, đạo mờ tối … Những chuyện bề tôi giết vua mà cũng có, con giết cha mà cũng có. Khổng Tử lấy làm sợ, làm sách Xuân Thu” [25, tr.1001]. Sống trong thời kì đó, Khổng Tử cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng xã hội rối loạn, vô đa ̣o nhƣ vậy là do không có chính danh , “danh và thực oán trách nhau”. Do vậy, biện pháp đƣợc Khổng Tử đƣa ra để khôi phục lại trật tự , kỉ cƣơng của xã hội là “Chính danh”.

Chính danh là một trong những yêu cầu cơ bản để con ngƣời có đạo đức và thực hành đạo làm ngƣời. Thi hành chính danh là đòi hỏi mọi ngƣời trong xã hội phải suy nghĩ, hành động đúng với danh phận và địa vị của mình. Có nhƣ vậy, theo các nhà Nho tiên Tần, xã hội mới có trật tự, kỷ cƣơng và ổn định. Thi hành chính danh còn là điều kiện tiên quyết để mọi ngƣời làm đúng,

làm đủ phận sự, trách nhiệm của mình và làm tròn cái đạo làm ngƣời của mình.

Chính danh là công cu ̣, biê ̣n pháp hƣ̃u hiê ̣u để củng cố trật tự trong nội bộ giai cấp phong kiến, là một trong những phƣơng thức cơ bản để đƣa xã hội từ trạng thái loạn sang trạng thái trị. Chính vì vậy, đối với Khổng Tử, điều đầu tiên trong chính sách thi hành chính trị của mình là nhà vua phải thực hiện chính danh. Nhƣ trong chƣơng Tử Lộ, sách Luận ngữ có chép lời Tử Lộ hỏi Khổng Tử rằng: “Vua nƣớc Vệ đang đợi thầy làm việc chính trị, thầy định làm việc gì trƣớc nhất ?, Khổng Tử trả lời : “Tất phải chính danh chứ gì” . Và Khổng Tƣ̉ giải thích rõ : “Danh không chính thì lời nói chẳng thuận, lời nói không thuận thì việc chẳng nên, việc không nên thì lễ nhạc chẳng hƣng vƣợng, lễ nhạc không hƣng vƣợng thì hình phạt chẳng trúng, hình phạt không trúng ắt dân không biết xử trí ra sao” (Danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành, sự bất thành tắc lễ nhạc bất hƣng, lễ nhạc bất hƣng tắc hình phạt bất trúng, hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thổ thủ túc) [25, tr.498-499]. Nhƣ vậy, theo quan niệm của các nhà Nho tiên Tần, chính danh là biện pháp cơ bản để mỗi cá nhân làm đúng, làm tròn bổn phận của mình. Trong chƣơng Nhan Uyên, sách Luận ngữ, Khổng Tử nói: “Làm vua phải trọn đạo vua, làm tôi phải trọn đạo tôi, làm cha phải trọn đạo cha, làm con phải trọn đạo con” [45, tr.353]. Nhƣng để chính danh, theo các nhà Nho tiên Tần, cần phải “dựa vào sự tự giác, không kể là “thiên tử”, “chƣ hầu”, “đại phu” hay “kẻ sĩ”, mỗi ngƣời phải tự giác giữ lấy danh phận của mình, không lạm quyền, không vƣợt quyền. Nhƣ Khổng Tử khuyên mọi ngƣời: “Không đúng chức vị, chẳng bàn tính việc chính trị của chức vị đó” [25, tr.387] và “Ngƣời quân tử suy tính cũng không ra ngoài chức vị của mình” [25, tr.546]. Mặt khác, theo các nhà Nho tiên Tần, trong xã hội bao gồm nhiều mối quan hệ - 5 mối quan hệ chính (Ngũ luân) là vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, anh

– em, bạn – bè (quân thần, phu tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu). Ở mỗi mối quan hệ lại có những tiêu chuẩn và yêu cầu riêng, song khi bàn đến vấn đề chính danh thì vị trí, vai trò của con ngƣời trong hai mối quan hệ là vua tôi và quan hệ cha con đƣợc bàn chủ yếu.

Trong quan hệ vua tôi, theo các nhà Nho tiên Tần, với bậc thiên tử - nhà cầm quyền, chính danh còn là công cụ để trị nƣớc, trị dân. Khổng Tử từng nói: “Bản thân (nhà cầm quyền) ngay thẳng, tuy không ra lệnh, mọi việc vẫn trôi chảy; bản thân không ngay thẳng, dẫu có ra lệnh dân cũng chẳng theo” [25, tr.502].

Sau này, Mạnh Tử cũng khẳng định thêm tƣ tƣởng này nhƣ sau: “Tự xét mình mà thấy ngay thẳng, thì dẫu đối với kẻ mặc áo vải, xốc xếch, há không cảm thấy sợ sệt hay sao? Tự xét mình ngay thẳng, thì dù trƣớc mặt ngàn vạn ngƣời, ta cũng thản nhiên bƣớc đi” [25, tr.834]. Cùng với sự ngay thẳng, bậc thiên tử phải là ngƣời có đức. Có nhƣ vậy thì, “Dùng chính lệnh để dẵn dắt dân, dùng hình pháp để giữ trật tự, dân tránh khỏi tội nhƣng chƣa biết hổ thẹn. Dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ thẹn mà tiến tới chỗ tốt lành” [25, tr.215]. Nói rõ hơn điều này, sách Luận ngữ có chép rằng, khi Tử Cống hỏi về chính sự, Khổng Tử cho rằng, đối với nhà vua, ngƣời cầm quyền, phải luôn quan tâm đến ba điều hệ trọng, đó là lƣơng thực để nuôi dân, binh lực để bảo vệ dân và lòng tin của dân.

Từ chỗ đề cao vai trò của chính danh và trên cơ sở kế thừa tƣ tƣởng của các nhà Nho trƣớc đó, Tuân Tử cho rằng, bản tính của con ngƣời vốn là ác nhƣng ngƣời ta có thể “ hợp đoàn” đƣợc với nhau là do làm đúng “danh phận” trên cơ sở Lễ, Nghĩa. Nhƣ ông viết: “Ngƣời ta làm thế nào để có thể hợp đoàn? – Rằng: phải định danh phận… theo nghĩa mà định danh phận thì sẽ hoà thuận, hoà thuận thì sẽ thống nhất, thống nhất thì sẽ nhiều sức lực, nhiều sức lực thì sẽ mạnh, mạnh thì sẽ thắng đƣợc mọi vật” và rằng “Lễ từ

đâu mà có? Rằng: ngƣời ta sinh ra vốn có thèm muốn, thèm muốn mà không đƣợc thì không thể không tranh giành nhau, tranh giành nhau thì sẽ loạn, loạn thì sẽ khốn cùng. Các đấng tiên vƣơng sợ loạn ấy. Cho nên đặt ra lễ nghĩa để định danh phận, để thoả mãn những thèm muốn của loài ngƣời, để cho lòng thèm muốn không quá mức.” [65, tr.262-263].

Nhƣ vậy, thuyết “chính danh” do Khổng Tử đề xƣớng, đƣợc Mạnh Tử và Tuân Tử kế thừa, phát triển nhằm làm công cụ để xây dựng một xã hội có tôn ti trật tự, đẳng cấp phân minh, trên dƣới rõ ràng, mọi ngƣời đều suy nghĩ, hành động theo đúng danh phận và cái đạo làm ngƣời của mình. Nhƣng, thực chất của việc chính danh là nhằm duy trì vĩnh viễn cơ cấu và trật tự xã hội có đẳng cấp, là nhằm bảo vệ lợi ích và địa vị của bọn lãnh chúa phong kiến.

Tóm lại, chính danh là biện pháp để mỗi ngƣời làm tròn trách nhiệm của mình trong từng quan hệ, làm vua phải có nhân, làm bề tôi phải có trung, làm cha phải hiền từ, làm con phải hiếu thảo… và cuối cùng, việc thực hiện chính danh là nhằm đƣa xã hội từ trạng thái loạn sang trạng thái trị, là biện pháp chủ yếu để xây dựng và duy trì xã hội lý tƣởng.

3.2.2. Giáo dục, giáo hóa

Nhằm làm cho xã hội có đạo đức theo mô hình xã hội lý tƣởng cũng nhƣ làm cho mỗi ngƣời có đạo đức , có đƣợc cái đạo làm ngƣời và thực hành đạo làm ngƣời thì ngoài việc thi hành chính danh, các nhà Nho tiên Tần còn đề xuất biê ̣n pháp giáo dục , giáo hóa. Xuất phát từ lập trƣờng, quan điểm riêng của mình, các nhà Nho tiên Tần đã có những kiến giải khác nhau về tính ngƣời, về vị trí và vai trò của con ngƣời có thể thay đổi đƣợc chủ yếu nhờ sự giáo dục, giáo hoá, tu dƣỡng đạo đức của bản thân. Chính vì vậy, trong quan niệm của Nho giáo tiên Tần, giáo dục, giáo hóa là biện pháp cơ bản nhất, hiệu quả nhất để mọi ngƣời hiểu rõ vị trí , vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội để tƣ̀ đó có đƣợc và thƣ̣c hiê ̣n đúng cái đạo làm ngƣời của mình.

* Thứ nhất,mục đích giáo dục, giáo hóa.

Mục đích cốt yếu , có tính bao trùm trong tƣ tƣởng giáo dục của Nho giáo tiên Tần là làm cho xã hội và mọi ngƣời có đạo đức . Cho nên, ngay từ đầu các nhà Nho tiên Tần đặc biệt coi trọng biện pháp giáo dục, giáo hóa đạo đức cho dân chúng. Nhƣ khi Nhiễm Hữu hỏi : “Khi dân đông đảo, nên làm gì cho dân?” Khổng Tử đáp : “Giúp cho dân giàu” và Nhiễm Hƣ̃u hỏi tiếp : “Khi dân giàu thì nên làm thêm điều gì ?”, thì Khổng Tử đáp rằng : “Phải giáo hóa dân” [25, tr.504].

Theo Khổng Tử và các nhà Nho tiên Tần, cần phải tạo ra những con ngƣời có đạo đức, có giáo dục để góp phần đƣa xã hội từ trạng thái loạn sang trạng thái trị, là tạo ra mẫu ngƣời và xã hội lý tƣởng. Mà con ngƣời và xã hội ấy phải là con ngƣời sống có đức, theo trật tự trên dƣới, có lễ nghĩa, theo “chính danh định phận”, “dĩ hoà vi quý”, quan hệ vua nhân – tôi trung, cha từ - con hiếu, một xã hội mà ngƣời dân đều đƣợc nuôi dƣỡng.

Mục đích tổng quát của giáo dục, giáo hoá nhƣ sách Đại học đã chỉ rõ: “Sự vật đƣợc nghiên cứu kỹ thì sau sự hiểu biết mới tới. Hiểu biết thấu đáo thì sau ý nghĩ mới thật, ý nghĩ thành thật thì sau tâm mới ngay thẳng, tâm ngay thẳng thì sau bản thân mới tu sửa. Thân tu sửa thì sau nhà mới ngăn nắp. Nhà ngăn nắp thì sau nƣớc mới trị an. Nƣớc trị an thì sau thiên hạ mới thái bình” [25, tr.17]. Hay nhƣ ở chỗ khác trong sách Đại học đã chỉ rõ mục đích của sự học là “làm sáng đạo đức của mình khiến dân luôn luôn đổi mới và ngừng lại ở chỗ chí thiện” [25, tr.13]. Nhƣ vậy, mục đích cuối cùng của sự học là phải có cái trí, cái học và phải đem cái trí, cái học đó và tuỳ thuộc vào danh phận của mình để tu thân, để giúp vua trị nƣớc, an dân nhƣ đúng tinh thần mà sách

Đại học đã chỉ ra: Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc,

Cũng theo quan niệm của Nho giáo tiên Tần, mục đích của mỗi ngƣời, mỗi đẳng cấp trong sự học là khác nhau. Nhƣ trong Luận ngữ, Khổng Tử nói: “Quân tử học đạo vì yêu ngƣời, tiểu nhân học đạo thì dễ sai khiến” [25, tr.114]. Có nghĩa là, tuỳ vào từng đối tƣợng mà mục đích của giáo dục, giáo hoá là khác nhau. Ở bậc trên, mục đích của sự học là để trị ngƣời, giáo hoá ngƣời; còn ở bậc dƣới, học là để biết tuân lệnh bề trên, để ngƣời trên sai khiến. Có nhƣ thế, mới tạo lập và duy trì một xã hội hoà mục, có trật tự, có kỷ cƣơng. Nho giáo tiên Tần còn quan niệm rằng, giáo dục và thông qua giáo dục, con ngƣời mới trở thành kẻ sỹ, ngƣời quân tử. Trong đó, kẻ sỹ là ngƣời đƣợc giáo dục, giáo hoá và trƣởng thành từ tầng lớp thứ dân, họ chuyên tâm học đạo, học cách làm ngƣời để trở thành ngƣời có đức nhân. Và điều cơ bản là, họ phải đem điều đã học ra thực hành trong cuộc sống hàng ngày để giúp đời, nhƣ Khổng Tử đã nói: “Đọc thuộc ba trăm bài kinh Thi, đến chừng trao việc chính trị chẳng thông đạt, sai sứ đi các nƣớc chẳng đủ tài ứng đối, ngƣời nhƣ thế dẫu học để làm gì” [25, tr.501].

Mục tiêu giáo dục theo Nho giáo tiên Tần còn là đào tạo ra tầng lớp, những mẫu ngƣời thật chuẩn mực, có đức hạnh và năng lực hoàn chỉnh, suy nghĩ và hành động vì nhân nghĩa, vì lợi ích chung của toàn xã hội, có khả năng đƣa xã hội từ trạng thái loạn sang trạng thái trị - đó là ngƣời quân tử, là ngƣời có đạo đức, nhất là phải có đủ ba đức là “nhân, trí, dũng”. Bởi vì theo Khổng Tử: “Ngƣời trí chẳng nghi hoặc, ngƣời nhân chẳng lo âu, ngƣời dũng chẳng sợ hãi” [25, tr.418].

Và cũng theo quan niệm của Nho giáo tiên Tần, học không chỉ để vui với cuộc sống mà đối với ngƣời quân tử phải xác định học là ra làm quan để cai trị thiên hạ, đƣa thiên hạ trở nên “đại đồng”, “lý tƣởng”. Nhƣ Khổng Tử đã từng nói “Làm quan giỏi nên học thêm, học đã giỏi nên ra làm quan” [25, tr.667]. Qua luận điểm này ta thấy, mục đích của giáo dục theo Nho giáo còn

là nhằm tạo ra đội ngũ quan lại có đạo đức và tài trí để giúp vua cai trị thiên hạ và đƣa thiên hạ đến thái bình, thịnh trị.

Tóm lại, mục đích giáo dục, giáo hoá của Nho giáo tiên Tần là đào tạo ra mẫu ngƣời lý tƣởng, đó là kẻ sĩ và ngƣời quân tử. Ngƣời quân tử là những ngƣời có đạo đức, biết đem đức, trí của mình áp dụng vào cuộc sống và giúp vua cai trị thiên hạ. Đồng thời, mục đích của giáo dục, giáo hoá còn là giáo dục “đạo làm ngƣời” cho mọi ngƣời để họ tuân theo những qui định, luân lý và phép tắc của xã hội. Việc học của kẻ sĩ, ngƣời quân tử, việc giáo dục kẻ dƣới, tất cả là nhằm mục đích đƣa xã hội loạn lạc trở nên thái bình, thịnh trị, trong đó quyền lợi và địa vị của giai cấp phong kiến đƣợc duy trì và bảo vệ.

*Thứ hai,đối tượng của giáo dục, giáo hóa

Mục đích của giáo dục quy định đối tƣợng của giáo dục. Nhƣ trên đã trình bày, mục đích của giáo dục, giáo hoá là để lập lại trật tự, kỷ cƣơng xã hội lúc bấy giờ và đƣa xã hội từ loạn tới trị. Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử đã chủ trƣơng việc giáo dục, dạy dỗ không phân biệt ngƣời nào; đối tƣợng của giáo dục, giáo hóa là tất cả mọi ngƣời. Khổng Tử và Mạnh Tử không chỉ yêu cầu tầng lớp quý tộc, thống trị phải đƣợc giáo dục, giáo hóa mà ngƣời dân cũng là đối tƣợng chủ yếu của giáo dục, giáo hóa.

Nhằm thực hiện tƣ tƣởng “hữu giáo vô loại” của mình, khi thu nhận học trò, Khổng Tử không hề phân biệt giàu – nghèo. Điều kiện để Khổng Tử nhận làm học trò là ngƣời xin học chỉ cần dâng lên thầy một chút lễ mọn mà thôi. Nhƣ trong sách Luận ngữ, Khổng Tử đã từng thổ lộ: “Đối với những ngƣời đem lễ xin học từ một bó nem trở lên, ta chƣa hề từ chối ngƣời nào, không dạy bảo” [25, tr.501]. Chủ trƣơng “hữu giáo vô loại” của Khổng Tử đƣợc kế thừa và phát triển ở Mạnh Tử. Theo Mạnh Tử, ngƣời đi học phải hiếu học, ham học, tự nguyên theo học và phải thành thực trong việc học. Mạnh Tử luôn đòi hỏi ngƣời dạy và ngƣời học phải luôn chuyên tâm và có thái độ

cầu tiến, có nhƣ vậy theo ông, ngƣời học mới đạt đạo và đạt mục tiêu của mình, cũng giống nhƣ “ hậu nghệ dạy bắn cung ắt phải bảo học trò đặt tâm trí vào việc giƣơng thẳng cây cung, học giả tìm hiểu đạo lý cũng phải để tâm chí vào việc học, thật căng thẳng. Ngƣời thợ cả dạy nghề ắt phải bảo thợ bạn sử dụng thƣớc quy, thƣớc cũ, học giả tìm hiểu đạo lý cũng phải quy củ” [25, 1236]. Và theo ông, có nhƣ thế mới hoàn thành đƣợc việc học của mình, mới trở thành quân tử. Không chỉ nhƣ vậy, Mạnh Tử còn khuyên rằng, “lập nên những nhà tƣờng, nhà tự, nhà học, nhà hiệu để dạy dân. Tƣờng có nghĩa là nuôi dƣỡng, hiệu có nghĩa là dạy dỗ, tự có nghĩa là tập bắn cung. Nhà Hạ gọi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của nho giáo tiên tần về con người và xã hội 001 (Trang 68 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)